CHƯƠNG 4:LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU PHÒNG, CHỐNG VIPHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰAN TOÀN GIAO THÔNG

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN về CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục QUỐC PHÒNG DÀNH CHO SINH VIÊN đại học (Trang 25 - 31)

PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰAN TOÀN GIAO THÔNG

Hoạt động giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, phản ánh trình độ phát triển xã hội thể hiện ở mức độ đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư. Trong đó, giao thông đường bộ đóng vai trò rất quan trọng xét trên tất cả mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Nhưng giao thông vận tải nói chung, giao thông đường bộ nói riêng luôn tiềm ẩn những nguồn nguy hiểm hay phát sinh những rủi ro, bất lợi cho xã hội như: Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông. Do vậy, phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nội dung quan trọng góp phần bảo đảm an toàn tính mạng cũng như tài sản của con người và xã hội. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, đặc biệt là một số năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp khác nhau để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân và đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nghiêm trọng. Thực tế hiện nay nhiều người tham gia giao thông ý thức chấp hành chưa nghiêm, nhiều người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm. Dẫn đến tình trạng giao thông kém phát triển, tai nạn thường xuyên tăng cả về số vụ tai nạn và số lượng người bị thương và tử vong, tạo ra gánh nặng lớn cho xã hội.

Một trong những công cụ quan trọng trong việc phòng, chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng là hệ thống pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao thông vận tải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng của những nhu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại, sinh hoạt của người dân Việt Nam.

GDQP2

1.Thế nào là vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông ?

Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Như vậy, vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm mất ổn định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội.

Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái giao thông ổn định, được điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội được thừa nhận, nhờ đó hoạt động giao thông được thông suốt, nhanh chóng, thuận lợi, người và phương tiện tham gia giao thông được an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn và các hành vi xâm hại khác.

Như vậy, vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hành

vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các hoạt động, các quan hệ trong lĩnh vực giao thông được pháp luật bảo vệ.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng, tổ chức và cá nhân, trong đó Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt, để chủ động bảo vệ, thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố cấu thành trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng, hiệu quả các yếu tố làm mất an toàn giao thông, không để giao thông vận tải bị cản trở, đình trệ; khắc phục, làm giảm thiệt hại do tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông gây ra cho người, phương tiện, hàng hóa, góp phần củng cố hiệu lực quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông là toàn bộ hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của Nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các quy định về trật tự, an toàn giao thông, thiết lập, duy trì trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

2.Các vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

GDQP2

Để triển khai thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành 17 nghị định; Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành 35 thông tư; 07 Thông tư liên tịch liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tiêu biểu như: Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 24/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa. Các quy định của pháp luật đã đề cập cụ thể các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thường gặp là:

a) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

Trước tiên để hiểu rõ về vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông ta cần hiểu rõ vi phạm hành chính là gì.

Tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính thì “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Từ khái niệm trên ta có thể hiểu được rằng: “Vi phạm hành chính trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.”

Đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đang thực hiện theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, với các hành vi cơ bản thường gặt trong tham gia giao thông đường bộ như sau:

Các hành vi vi phạm phổ biến trong trật tự an toàn giao thông đường bộ và mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông bằng ô tô.

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường. Mức xử phạt 200.000 - 400.000 đồng

Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định. Mức xử phạt 400.000

- 600.000 đồng

GDQP2

Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe. Mức xử phạt 800.000 - 01 triệu đồng

Chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy. Mức xử phạt 800.000 đồng - 01 triệu đồng

Bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư (trừ xe ưu tiên). Mức xử phạt 800.000 đồng - 01 triệu đồng.

Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe. Mức xử phạt 01 - 02 triệu đồng.

Lái xe không đủ điều kiện để thu phí tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức tự động không dừng tại các trạm thu phí. Mức xử phạt 01 - 02 triệu đồng

Vượt đèn đỏ, đèn vàng. Mức xử phạt 03 - 05 triệu đồng (tước Bằng 01 - 03 tháng).

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT. Mức xử phạt 03 - 05 triệu đồng (tước Bằng 01 - 03 tháng).

Chạy quá tốc độ từ 05 - 10km. Mức xử phạt 800.000 - 01 triệu đồng Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km. Mức xử phạt 03 - 05 triệu đồng. (tước Bằng 01 - 03 tháng)

Chạy quá tốc độ từ 20 - 35km. Mức xử phạt 06 - 08 triệu đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng)

Chạy quá tốc độ từ 35km trở lên. Mức xử phạt 10 - 12 triệu đồng. (tước Bằng từ 02 - 04 tháng

GDQP2

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở; Mức xử phạt 06 - 08 triệu đồng (tước Bằng từ 10 - 12 tháng)

Nồng độ cồn vượt quá 50 mgđến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1l khí thở. Mức xử phạt 16 - 18 triệu đồng (tước Bằng 16 - 18 tháng).

Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 l khí thở. Mức xử phạt 30 - 40 triệu đồng. (tước Bằng 22 - 24 tháng)

Các hành vi vi phạm phổ biến trong trật tự an toàn giao thông đường bộ và mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông bằng mô tô, xe gắn máy.

Không xi nhan khi chuyển làn. Mức xử phạt 100.000 - 200.000 đồng

Không xi nhan khi chuyển hướng. Mức xử phạt 400.000 - 600.000 đồng

Chở theo 02 người. Mức xử phạt 200.000 - 300.000 đồng

Chở theo 03 người. Mức xử phạt 400.000 - 600.000 đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng).

Không xi nhan, còi khi vượt trước. Mức xử phạt 100.000 - 200.000 đồng

Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) Mức xử phạt 600.000 - 01 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

Vượt đèn đỏ. Mức xử phạt 600.000 - 01 triệu đồng (tước Bằng từ 01 - 03 tháng).

Sai làn. Mức xử phạt 400.000 - 600.000 đồng

GDQP2

Đi ngược chiều. Mức xử phạt 01 - 02 triệu đồng

Đi vào đường cấm. Mức xử phạt 400.000 - 600.000 đồng Không gương chiếu hậu. Mức xử phạt 100.000 - 200.000 đồng Không mang Bằng. Mức xử phạt 100.000 - 200.000 đồng Không có Bằng. Mức xử phạt 800.000 đồng - 1.2 triệu đồng Không mang đăng ký xe. Mức xử phạt 100.000 - 200.000 đồng Không có đăng ký xe. Mức xử phạt 300.000 - 400.000 đồng

Không có hoặc không mang bảo hiểm. Mức xử phạt 100.000 - 200.000 đồng

Không đội mũ bảo hiểm. Mức xử phạt 200.000 - 300.000 đồng Vượt phải. Mức xử phạt 400.000 - 600.000 đồng

Dừng, đỗ không đúng nơi quy định. Mức xử phạt 200.000 - 300.000 đồng

Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0.25 mg/1 lít khí thở. Mức xử phạt 02 - 03 triệu đồng (tước Bằng từ 10 - 12 tháng)

Nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 đến 0.4 mg/1 lít khí thở. Mức xử phạt 04 - 05 triệu đồng (tước Bằng từ 16 - 18 tháng)

GDQP2

Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở. Mức xử phạt 06 - 08 triệu đồng (tước Bằng từ 22 - 24 tháng). Chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h. Mức xử phạt 200.000 - 300.000 đồng.

Chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h. Mức xử phạt 600.000 đồng - 01 triệu đồng.

Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Mức xử phạt 04 - 05 triệu đồng (tước Bằng từ 02 - 04 tháng).

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN về CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục QUỐC PHÒNG DÀNH CHO SINH VIÊN đại học (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w