Vai trò của bảo vệ an tòn thông tin và phòng chống viphạm pháp luật trên không gian mạng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN về CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục QUỐC PHÒNG DÀNH CHO SINH VIÊN đại học (Trang 65 - 67)

luật trên không gian mạng.

Thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển và tồn vong của một quốc gia, đặc biệt là những thông tin thuộc hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Theo Luật An ninh mạng, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng. Với tiêu chí như trên, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được xác định trong các lĩnh vực quan trọng đặc biệt đối với quốc gia như quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; trong lĩnh vực đặc thù như lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; phục vụ hoạt động của các công trình quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia hoặc những hệ thống thông tin quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí. Với môi trường mạng rộng lớn và khó kiểm soát, việc truyền-nhận thông tin, đặc biệt là thông tin quan

GDQP2

trọng về an ninh quốc gia là vấn đề tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bị xâm phạm thông tin nếu mất cảnh giác.

An ninh thông tin trên không gian mạng gắn liền với chủ quyền quốc gia, sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước và chế độ xã hội. Chính vì vậy, với những nhóm nguy cơ đặt ra và những thách thức đã và đang đối mặt đặt ra yêu cầu cấp bách phải tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng, coi đây là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Hơn ai hết, mỗi cá nhân cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ an toàn thông tin, nắm vững và chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng của cơ quan, đơn vị mình. Lực lượng chức năng cần siết chặt công tác quản lý, thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm quy định bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, đồng thời làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh hoạt động tấn công, đánh cắp thông tin trên không gian mạng, không để đối tượng xấu có cơ hội hoạt động gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, bảo vệ an ninh mạng ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xây dựng không gian mạng thực sự lành mạnh và an toàn. Để đảm bảo an ninh mạng, cần phát huy sức mạnh tổng hợp và đồng bộ của các lực lượng, trong đó mỗi cá nhân có vai trò hết sức quan trọng.

Không gian mạng ngày nay trở thành một không gian xã hội mới, nơi con người có thể thực hiện các hành vi giao tiếp, sáng tạo, lao động, sản xuất, tiêu dùng, học tập và vui chơi giải trí, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích to lớn, không gian mạng đang tạo ra các nguy cơ và thách thức đối với an ninh quốc gia, an ninh con người và trật tự an toàn xã hội. Các thế lực thù địch lợi dụng Internet và mạng xã hội để xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng; lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức chống đối; phát tán tài liệu, kêu gọi tuần hành, biểu tình, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngay sau khi Luật An ninh mạng của nước ta được ban hành cũng bị một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí xuyên tạc, phản đối, phủ nhận.

Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin và phổ cập mạng thì vấn đề an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng đã có những thay đổi lớn và trở thành một vấn đề mới trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống và là một trọng tâm trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tác động, ảnh

GDQP2

hưởng toàn diện đến an ninh kinh tế, an ninh chính trị, an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh xã hội. Từ đó, bảo vệ an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động điện tử nói riêng, duy trì và đảm bảo các hoạt động của con người trong không gian mạng cũng như trong thực tế, không gây xóa trộn và các tình huống phức tạp, nguy hiểm.

Vai trò của bảo vệ an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng còn xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin. Từ chính phủ, quân đội, các tập đoàn, bệnh viện, cơ sở kinh doanh… đến người dân đều có những thông tin bí mật riêng về khách hàng, nhân viên, sản phẩm, nghiên cứu, nhân thân, hoạt động hàng ngay, dữ liệu thông tin cá nhân… Hầu hết các thông tin đó hiện nay đều được thu thập, xử lý và lưu trữ bởi máy vi tính, trung tâm dữ liệu. Dữ liệu đó cũng có thể được chuyển qua mạng để về trung tâm lưu trữ, đến các nhánh công ty con, hoặc gửi cho bạn bè, người thân… Nếu thông tin đó lọt vào tay đối thủ cạnh tranh, tội phạm thì gây ra những hậu quả đặc biệt nguy hiểm. Cùng với đó, hiện nay, do nhu cầu thực tế ngày càng cao của đời sống xã hội với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và được sự hỗ trợ tích cực bởi các thành tựu khoa học công nghệ, các ứng dụng công nghệ thông tin đã và được triển khai rộng rãi và ngày càng có chiều sâu, gắn kết các hoạt động của con ng ƣời trong thực tế với không gian mạng và thể hiện rất rõ trong chính sách, chiến l ƣợc và kế hoạch phát triển công nghệ thông tin của các chính phủ. Công nghệ thông tin càng phát triển thì mức độ phụ thuộc của con người vào hệ thống thông tin càng cao và trở thành một công cụ đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của danh nghiệp, dịch vụ trực tuyến, chính phủ điện tử... Điều này mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, văn hóa, tư tưởng... tư đó đặt ra yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm giảm thiểu sự tổn thương và hậu quả có thể xảy đến trong đời sống xã hội.

Không chỉ vậy, chính sự phụ thuộc của con ngƣời với không gian mạng kết hợp với những điểm yếu trong hệ thống thông tin đã nảy sinh nhiều nguy cơ đối với an toàn thông tin, hình thành nhiều loại tội phạm mới trong không gian mạng liên quan đến thông tin như đánh cắp, buôn bán trái phép thông tin, lừa đảo qua mạng internet... Các vấn đề này nếu không được xử lý kịp thời, mau lẹ sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát trong không gian mạng, ảnh hưởng đến chủ quyền trong không gian mạng và quyền chủ quyền trong không gian mạng của nước ta. Không chỉ vậy, thông qua đó, các thế lực thù địch, phản động tiến hành các hoạt động tung tin, bịa đặt, tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

2.Các mối đe dọa trong bảo vệ an toàn thông tin, phòng, chống, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN về CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục QUỐC PHÒNG DÀNH CHO SINH VIÊN đại học (Trang 65 - 67)