So sánh với đối thủ cạnh tranh – Chuỗi đồ ăn nhanh Lotteria

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIẾT lý KINH DOANH của KENTUCKY FRIED CHICKEN CORPORATION (Trang 30 - 37)

Thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất

Đồ thị 2.1. Số người bình luận về thương hiệu

Số người bình chọn KFC 59321 Lotteria 110916 Nguồn: brandsvietnam.com Đồ ăn ngon và chất lượng hơn

Đồ thị 2.2. Số người bình chọn về đồ ăn tại 2 thương hiệu

Sales

Nguồn: brandsvietnam.com

25

Thái độ phục vụ

Bảng 2.2. Đánh giá thái độ phục vụ của 2 thương hiệu

Lotteria KFC

Tại Việt Nam, nhân viên của Lotteria thường xuyên bị chỉ trích vì thái độ phục vụ không tốt. Điều này dẫn đến một hiệu quả rất nghiêm trọng đến lượng khách hàng. Theo một vài thống kê, số người đến Lotteria và rời đi vì thái độ phục vụ không tốt của nhân viên khá lớn.

Tại Việt Nam, KFC là chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh có chương trình đào tạo nhân viên nghiêm ngặt. Vì đó nên nhân viên của KFC thường rất chỉnh chu và lịch sự. KFC còn có cả nhân viên mở cửa khi khách ra và vào thể hiện sử chào đón. Ngoài ra đó còn là sự niềm nở và luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp những khúc mắc của khách hàng.

Dẫn đến việc KFC đang chiếm đến gần 60% thị phần tại Việt Nam

Nguồn: brandsvietnam.com

26

PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM QUA TÌNH HUỐNG CỦA KFC

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng triết lý kinh doanh của Tập đoàn KFC, nhóm tác giả thấy rằng các công ty ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành F&B cần phải xây dựng, thực hiện áp dụng và phát huy triết lý kinh doanh để cụ thể hóa chính doanh nghiệp mình. Để làm được điều đó, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp như sau:

3.1. Tăng cường nghiên cứu, giảng dạy về triết lý kinh doanh trong các trường Đại học.

Điều kiện đầu tiên để sử dụng và phát huy được vai trò của triết lý kinh doanh là phải có nhận thức đúng và đầy đủ về nó, bao gồm cả mặt mạnh và mặt yếu, ưu điểm và khuyết điểm. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, triết lý kinh doanh mà hình thức quan trọng nhất là triết lý doanh nghiêp đã trở thành một công cụ quản lý chiến lược rất quan trọng, được coi là cốt lõi và nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Nhưng ở nước ta hiện nay, triết lý doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề tương đối mới mẻ.

Bởi vậy, vấn đề nghiên cứu giảng dạy về triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng, không thể bỏ qua, đối với nhiệm vụ nâng cao năng lực kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2. Các doanh nghiệp đi trước trong ngành F&B nên khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp mới xây dựng triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh như đã nói ở các mục trên, thể hiện lý tưởng, tầm nhìn và phương thức hành động của các chủ thể kinh doanh có văn hóa. Xây dựng một văn bản triết lý kinh doanh của doanh nghiệp phải mất nhiều năm hoạt động và suy nghĩ. Việc áp dụng, phát huy nó vào thực tế hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của doanh nghiệp đòi hỏi không chỉ người lãnh đạo mà cả đội ngũ các bộ, nhân viên của doanh nghiệp phải có niềm tin sâu sắc và có tính kiên trì theo đuổi sự nghiệp chung, tinh thần vượt lên khó khăn gian khổ… Trong điều kiện thể chế thị trường chưa hoàn thiện, môi trường cạnh tranh chưa công bằng, việc theo đuổi một triết lý kinh doanh có văn hóa có thể tạo ra tình trạng “ trói chân, trói tay” cho doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh trong giai đoạn khởi nghiệp của nó so với các đối thủ kinh doanh phi văn hóa.

27

Song nhìn tổng thể và lâu dài, triết lý kinh doanh tốt sẽ là cơ sở và động lực để doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm và giá trị cho xã hội.

Trước hết, các doanh nghiệp phải tạo lập và phát huy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp vì triết lý kinh doanh là hạt nhân, là trụ cột của triết lý doanh nghiệp. Trong đó, thể hiện rõ cách thức kinh doanh phù hợp với pháp luật và đạo đức, văn hoá dân tộc, thu được nhiều lợi nhuận mà không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng, của xã hội và của Nhà nước.

Tiếp đến, các doanh nghiệp cần xây dựng đời sống văn hoá của người lao động vì sự hình thành và phát huy văn hoá doanh nghiệp phải dựa vào con người do doanh nghiệp quản lý. Đối xử công bằng, xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong cộng đồng doanh nghiệp, giải quyết tốt những xung đột tâm lý trong tập thể, hướng các thành viên quan tâm đến lợi ích chung của doanh nghiệp, phát huy trí lực, tính năng động, sáng tạo, tác phong công nghiệp trong việc tạo ra hiệu quả của công việc; tạo ra những nét riêng, đặc sắc của doanh nghiệp mình qua phong cách của người lãnh đạo và tác phong của nhân viên, xây dựng và phát huy những nét văn hoá truyền thống của dân tộc (đạo lý, nghĩa tình…) trên nền tảng đã có của mỗi doanh nghiệp để tạo nên truyền thống doanh nghiệp… được coi là những phương thức hữu hiệu nhằm tạo nên "bầu không khí" tập thể lành mạnh, một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.

Đồng thời, các doanh nghiệp phải xây dựng mối giao lưu cởi mở, rộng rãi và tin cậy với các đối tác bên ngoài, như quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, ý thức tuân thủ pháp luật, bảo toàn vốn của nhà nước và làm nghĩa vụ nộp ngân sách; giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp (cung cấp thiết bị, điện, nước, tài chính, nguyên vật liệu...), giữa doanh nghiệp với khách hàng (quảng cáo và bán hàng trung thực, không đưa sản phẩm khuyết tật đến tay người tiêu dùng); giữa doanh nghiệp với các đối tác cạnh tranh (cạnh tranh trung thực) hay bạn hàng...

Để phát huy tốt vai trò của triết lý doanh nghiệp, toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức trong doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn, hiểu rõ nội dung, có quyết tâm cao trong việc xây dựng và phát huy triết lý doanh nghiệp. Và hơn ai hết, những người lãnh đạo doanh nghiệp phải là những tấm gương sáng trong việc xây dựng và phát huy triết lý doanh nghiệp, vì họ là hạt nhân, là trung tâm của các mối quan hệ trong doanh nghiệp, những hành động của họ có tác động rất lớn đến toàn thể doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tổ chức một bộ phận chuyên trách về vấn đề xây dựng, hoàn thiện triết lý doanh nghiệp.

28

3.3. Các doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ doanh nhân có văn hóa, có trí tuệ, có đạo đức nhằm phát huy tích cực triết lí kinh doanh

Ngoài thể chế, chính sách, luật lệ, môi trường đầu tư…, sự phát triển kinh tế, kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào chính nhận thức và trình độ văn hoá của đội ngũ những người làm kinh tế, kinh doanh. Trình độ văn hoá là một thước đo để đánh giá cán bộ quản lý. Nếu các nhà kinh doanh có trình độ văn hoá (không phải chỉ là bằng cấp chuyên môn), họ sẽ có nhiều cơ hội đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kinh doanh có văn hoá, khắc phục kiểu kinh doanh vô văn hoá, bất chính, phi nhân bản.

Đội ngũ doanh nhân nước ta có những mặt mạnh, như có trình độ văn hoá, nhanh chóng tiếp cận và vận dụng những kiến thức mới, có trách nhiệm và ý thức xã hội, tinh thần tự lập khá cao; nhưng cũng có nhiều mặt yếu về trình độ nghề nghiệp, về năng lực quản lý, về kiến thức pháp luật, về đạo đức kinh doanh. Đặc biệt, không ít người trong số họ còn thiếu tính cộng đồng, thiếu ý chí làm ăn lớn, chưa có tầm nhìn xa, ít có sự sáng tạo, chưa dám mạo hiểm và chịu rủi ro; năng lực ngoại ngữ, tiếp thị quốc tế và xuất khẩu, năng lực điều hành doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn còn hạn chế.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đủ tâm và đủ tầm để góp phần vào chiến lược phát triển văn hoá kinh doanh Việt Nam hiện nay phải đạt các tiêu chuẩn như có khả năng hợp tác và có tính năng động, sáng tạo, có năng lực cạnh tranh và hội nhập, trọng chữ tín và bảo đảm đạo đức trong kinh doanh, có tinh thần yêu nước, ý thức công dân, ý thức cộng đồng, biết kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của cá nhân trong tổng thể lợi ích của toàn xã hội, vì sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Họ phải là những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, luôn sống trong sạch và lành mạnh.

Để đạt các tiêu chuẩn trên, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phải không ngừng nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng, tay nghề theo hướng ngày càng "chuyên nghiệp hoá", "hiện đại hoá"; có khả năng sử dụng tốt các phương tiện, các thành tựu khoa học - công nghệ trong lao động, tổ chức sản xuất - kinh doanh; có ý thức cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội; tham mưu cho nhà nước về đường lối, chiến lược và sách lược kinh tế, đề xuất các giải pháp và là cầu nối cho Nhà nước trong các quan hệ đối ngoại. Doanh nhân còn phải nắm vững những kiến thức về luật pháp và tôn trọng luật pháp, đặc biệt là luật kinh doanh. Đó là những "luật chơi" trên thương trường mà nếu không hiểu và tôn trọng nó, doanh nhân không thể được xem là người kinh doanh có văn hoá. Đặc biệt, doanh nhân còn phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về những vấn đề chính trị - xã hội, về nghệ thuật, tôn giáo, môi trường, về lối sống và lẽ sống… Chỉ khi đạt đến trình độ văn hoá đó, nhà

29

kinh doanh mới thực sự làm chủ được đồng tiền và làm giàu một cách có văn hoá, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và giữ gìn những di sản của văn hoá dân tộc.

Phải bằng các biện pháp giáo dục, đào tạo kiến thức văn hoá cho các nhà kinh doanh để giúp họ nâng cao nhận thức và hành động. Phải thông qua các chương trình văn học nghệ thuật, thông tin nghe nhìn, giải trí, du lịch, câu lạc bộ... để giáo dục những người làm kinh tế, kinh doanh nhất là những người chủ chốt. Thực tế chỉ rõ rằng, thể chế nào doanh nhân ấy; vì thế, bên cạnh nỗ lực của bản thân doanh nhân, cần đẩy mạnh tính hợp lý của cơ chế, sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật, tầm nhìn và trình độ của những nhà quản lý ở cấp vĩ mô, nâng cao vị trí xã hội của doanh nhân và khắc phục những thành kiến không công bằng vẫn tồn tại.

30

Kết luận

Tóm lại, trong bài tiểu luận phân tích về thực trạng triết lý kinh doanh của Kentucky Fried Chicken Corporation (Tập đoàn KFC) lần này, nhóm tác giả rút ra một số bài học có thể áp dụng vào thực tiễn, đó là:

Với bất cứ một ngành nghề nào mà bạn muốn kinh doanh theo hình thức tổ chức, doanh nghiệp đều cần lên cho mình một bản kế hoạch rõ ràng về hiện tại và tương lai. Bản kế hoạch đó cần phải chỉ rõ được bạn sẽ làm được gì cho khách hàng của bạn, bạn sẽ mang đến điều gì cho những người cộng sự của bạn, và thành công của doanh nghiệp bạn được định nghĩa là gì. Đó chính là điều mà một triết lí kinh doanh đúng đắn sẽ mang đến cho bạn. Một bản triết lí kinh doanh lí tưởng đối với doanh nghiệp là phải có đầy đủ sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lõi. Nếu mất một trong 4 điều đó, doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động được, nhưng với một đội ngũ sẽ có những lúc không hiểu nhau, sẽ có những lúc xích mích vì không tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, để rõ ràng nhất thì mọi điều cốt lõi ban đầu đưa ra đều phải được tuyên bố một cách nhất quán và rõ ràng nhất. Điều này sẽ đem đến cho bạn một doanh nghiệp với những cộng sự tuyệt vời, vẽ lên một môi trường làm việc có văn hóa và đạo đức kinh doanh tuyệt vời.

Văn hóa đã và đang trở thành một nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh: Từ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, các quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp cho đến phong thái, phong cách của người lãnh đạo và cách ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Với tư cách là một nguồn lực vô hình, triết lý kinh doanh là một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Thực tế đã khẳng định quản lý doanh nghiệp được định hướng bởi một triết lý kinh doanh tích cực là một phương pháp, công cụ để phát triển doanh nghiệp bền vững. Ngày nay, mọi định hướng phát triển cũng như đường lối chiến lược của tổ chức đều phụ thuộc vào tài năng và phẩm chất của người lãnh đạo. Đã qua rồi thời của những hoạt động kinh doanh hỗn loạn mà mọi giá trị văn hóa bị phủ nhận, trong thời kỳ hội nhập – kinh doanh phải gắn liền với những triết lý nhân bản vì con người mà phát triển, vì con người mà tiến bộ. Đó cũng chính là kinh nghiệm được đúc kết qua thực tiễn lịch sử, làm nên tảng cho các doanh nghiệp hiện nay phát triển bền vững và tạo nên những giá trị mang tính bản sắc văn hóa toàn cầu.

Danh mục tham khảo

“Văn hóa kinh doanh và một số giải pháp xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam”- TS. Dương Thị Liễu - Tiến sĩ triết học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Tạp chí Triết học, số 6 (169), tháng 6 – 2005

Bài “Triết lý và Đạo đức kinh doanh - Thảo luận Văn hóa Kinh doanh” – Lớp ĐHKT3A1

Christopher Mcfadden (2019) The History of KFC: Their Past and the Tech Building Their Future, Interesting Engineering.

KFC (2019), Lịch sử hình thành của KFC, KFC Việt Nam KFC (2019) Our Values, Kfc.Global.com.

Wikipedia (2019), Colonel Sanders Wikipedia (2019) History of KFC

Ukessays.com (2016) Operation Kentucky Fried Chicken towards its company goal

Ukessays.com (2016) Objective Of Kentucky Fried Chicken Engineering Essay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIẾT lý KINH DOANH của KENTUCKY FRIED CHICKEN CORPORATION (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w