NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ppsx (Trang 42 - 44)

I. Chiến lược phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

giai đoạn 2006 - 2010:

1. Mục tiêu tổng quát:

Với những yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, NHNT VN đã xác định một mục tiêu cụ thể hơn, đó là trở thành: “Tập đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở châu Á vào giai đoạn 2010-2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà ở cả thị trường tài chính thế giới”.

Mục tiêu trên là hoàn toàn có cơ sở dựa trên thành quả đạt được sau hơn 5 năm thực hiên Đề án tái cơ cấu. Các số liệu về tốc độ tăng trưởng và vị trí hiện tại của NHNT đã chứng minh điều đó: năm 2004 NHNT xếp thứ 748 trong số 1000 ngân hàng lớn nhất thế giới, tăng 10 bậc so với năm 2003. Trong khu vực châu (trừ Nhật Bản), NHNT hiện xếp thứ 127 về vốn chủ sở hữu và thứ 119 tính theo tổng tái sản. Tốc độ tăng trưởng dự kiến của NHNT trong thời gian tới là 15%/năm.

Tuy nhiên khoảng cách giữa NHNT và 50 ngân hàng lớn nhất châu lục còn khá xa, ngân hàng lớn nhât châu Á có quy mô vốn lớn gấp 70 lần so với NHNT, ngân hàng xếp thứ 50 có quy mô vốn lớn hơn 4 lần. Điều này đòi hỏi NHNT phải có những giải pháp mạnh và tích cực hơn nữa trong thời gian tới để oàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra.

2. Nhiệm vụ chiến lược:

Cụ thể hóa mục tiêu của toàn hệ thống, dựa trên kết quả đạt được trong những năm qua, kết hợp với việc phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu dự báo tình hình kinh tế thị trường trong thời gian tới, NHNT tập trung triển khai những nhiệm vụ sau:

Một là, chú trọng công tác huy động vốn, thu hút tiền gửi từ khách hàng, đặc biệt quan tâm nhiều tới tiền gửi của các khách hàng truyền thống, khách hàng lớn làm ăn có hiệu quả. Quán triệt công tác marketing khách hàng tới từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ, mở rộng có lựa chọn việc cho vay khách hàng với lãi suất ưu đãi và thường xuyên thanh toán qua NHNT.

Hai là, tích cực thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm bằng cả VND và ngoại tệ, tập trung thu hút tiền gửi có kỳ hạn và kỳ hạn dài trên 6 tháng nhằm ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Rà soát lại hoạt động của các phòng giao dịch, mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch tại các khu vực dân cư đông đúc và giao dịch thuận tiện. Xem xét và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ nhằm phục vụ có hiệu quả hơn tất cả các đối tượng khách hàng. Chú trọng các giải pháp huy động vốn trung và dài hạn nhằm cải thiện tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.

Ba là, tiếp tục mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả. Giữ khách hàng truyền thống thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và phát triển khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng tỷ trọng nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khách hàng khác bằng việc cho vay có tài sản đảm bảo. Tập trung và

quan tâm thích đáng đến việc giải quyết nợ quá hạn, nợ tồn đọng theo đề án giải quyết nợ của của NHNT.

Bốn là, sử dụng linh hoạt đòn bẩy kinh tế như: tỷ giá, lãi suất, phí dịch vụ, phí hoa hồng để thu hút khách hàng, kết hợp với việc cải thiện chất lượng dịch vụ và quảng bá rộng rãi sản phẩm của NHNT.

Năm là, tăng cường công tác quản trị điều hành của NHNT, giữ vững và nâng cao kỷ cương trong điều hành hoạt động, phát huy tích cực tính năng động sáng tạo trong công việc, tính độc lập tự chủ tại các phòng nghiệp vụ NHNT.

Sáu là, ổn định tổ chức và cơ cấu nhân viên, lao động của các phòng ban NHNT; xây dựng cơ cấu hợp lý với tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT trong thời gian tới.

Bảy là, mua sắm các trang thiết bị cần thiết và đầu tư đổi mới công nghệ cho các phòng nghiệp vụ để thuận lợi hơn trong tác nghiệp của mỗi phòng.

Tám là, đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính hệ thống, thống nhất trong kiểm tra; nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản.

Chín là, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản liên quan đến quy trình nghiệp vụ, đặc biệt quan tâm đến công tác quản trị rủi ro kết hợp hài hòa với quan hệ khách hàng, chấn chỉnh và thực hiện tốt công tác ngân quỹ. Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và khai thác được thế mạnh về công nghệ của NHNT.

3. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu ở Ngân

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ppsx (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w