Hai câu đề mở ra một khung cảnh đèo hoang sơ, rậm rạp:

Một phần của tài liệu Giáo Án Dạy Thêm Văn 7 Học Kỳ 1 Rất Hay File Word (Trang 48)

I. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp:

a. Hai câu đề mở ra một khung cảnh đèo hoang sơ, rậm rạp:

- Thời gian nghệ thuật: bóng xế tà. Câu thơ đã giới thiệu không gian thời gian để bắt đầu bước vào thế giới tâm hồn của chính nhà thơ, có lẽ không phải ngẫu nhiên Bà HTQ tả cảnh ĐN vào lúc chiều tà bóng xế, ta có thể bắt gặp thời điểm đó trong nhiều tác phẩm khác của bà như bóng tịch dương trong Thăng Long thành hoài cổ hay bóng hoàng hôn trong Chiều hôm nhớ nhà. Hơn nữa, âm cũng gợi nỗi buồn thấm thía. Dường như cái khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày và đêm ấy thường gieo vào lòng người cảm giác man mác buồn, nhất là người phụ nữ lần đầu xa nhà dừng chân nơi đất khách quê người như Bà HTQ. Có lẽ nỗi buồn trước sự đời đổi thay của xã hội đã mang lại cho bức tranh ĐN một vẻ đẹp riêng biệt trong câu thơ của Bà HTQ, đúng như đại thi hào Nguyễn Du dã viết:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

- Trước cái thực tại ấy nhà thơ miêu tả toàn cảnh ĐN đang hiện ra trước tầm mắt: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với cách sử dụng điệp ngữ và hiệp vần trong lối nhân hóa vô cùng đặc sắc “cỏ”, “cây”, “đá”, “lá” và “hoa” chen nhau trên mảnh đất ĐN giúp cho người đọc hình dung khung cảnh hoang vu, rậm rạp của vùng núi non hiểm trở. Cỏ cây hoa lá phải chen chúc với đá thì mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, cằn cỗi đến nao lòng. Như vậy, 2 câu mở đầu đã mở ra một thế giới thực tại và một thế giới tâm tưởng. Thế giới thực tại là thế giới hoang dã, hiu hắt dù đầy sức sống. Thế giới tâm tưởng là nỗi buồn và sự cô đơn trong lòng nữ sĩ.

Một phần của tài liệu Giáo Án Dạy Thêm Văn 7 Học Kỳ 1 Rất Hay File Word (Trang 48)