Buzze r, nút bấm

Một phần của tài liệu Arduino Đồ án mô phỏng đóng mở cửa xe ô tô bằng nút nhấn (Trang 41 - 44)

Buzzer 5 VDC là loại nút nhấn nhỏ gọn, tuổi thọ cao và có hiệu suất ổn định, có thiết kế nhỏ gọn rất phù hợp với các loại mạch còi hay mạch báo động. hoạt động ở điện áp từ 3.5 đến 5 VDC, dòng tiêu thụ không lớn hơn 25 mA.

Hình 2. 16 Buzzer

Hình 2. 17 Nút nhấn

Thông số kĩ thuật:

 Dải nhiệt độ: -25 đến 155 độ C  Chịu được điện áp 1500V/phút

 Trở kháng của nút nhấn đề: nhỏ hơn 50 m ohm

2.7 PWM

PWM hay Pulse Width Modulation được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “xung điều rộng” là khái niệm chỉ tín hiệu xung mà thường thì chu kỳ (Time period) của nó được cố định, duty cycle (thời thời gian tín hiệu ở mức HIGH) của nó có thể được thay đổi.

Hình 2. 18 Ví dụ tín hiệu PWM

Một dao động được xác định từ trạng thái bắt đầu và kết thúc ngay trước khi trạng thái bắt đầu được lặp lại.

Như vậy thông thường, 1 dao động sẽ bao gồm 2 trạng thái điện: mức cao (x giây) và mức thấp (y giây). Tổng thời gian của 2 trạng thái điện này chính là chu kì xung (x+y) giây. Độ rộng xung = (x/(x+y))*100, đơn vị %.

Tóm lại, với 1 xung ta có:

 Tần số: để tính toán ra được thời gian của 1 xung

 Chu kì xung: bao nhiêu thời gian xung có mức áp cao, bao nhiêu thời gian xung có mức áp thấp.

 Duty cycle : tỷ lệ phần trăm xung ở mức cao.

 Period : là chu kì xung(bao gồm tổng thời gian mức cao + mức thấp).

 Pulse width là giá trị của mức cao so với period.

 Amplitude: Biên độ xung, là giá trị điện áp của xung khi ở mức cao

PWM hay còn gọi nôm na là “băm xung” hay “điều khiển độ rộng xung” là ứng dụng phổ biến và thường dùng trong lĩnh vực điều khiển động cơ. Một ví dụ đơn giản để hiểu về độ rộng xung là mức độ sáng tắt của LED, ở tần số mà mắt người có thể nhìn thấy thì nó là độ chênh lệch giữa mức sáng và tắt của 1 đèn khoảng thời gian lặp đi lặp lại(vd đèn sáng 5s, tắt 3s lặp đi lặp lại thì chu kì sẽ là 8 giây); với tần số cao mắt người không thể nhìn thấy thì ta sẽ thấy LED sáng mờ hay sáng rõ đó là do tổng thời gian sáng/ tổng thời gian tắt trong khoảng thời gian lớn hay nhỏ mà mắt người nhìn thấy(tính bằng đơn vị nhỏ như ms).

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ MÔ HÌNH 3.1. Sơ đồ khối của hệ thống

3.1.1. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống

Hệ thống đóng cửa xe ô tô tự động có một số tính năng như:

- Bấm nút đỏ - servo quay thuận chiều kim đồng hồ để đóng cửa, bấm nút xanh, servo quay ngược chiều kim đồng hồ, để mở cửa. Nếu đang đóng cửa, bấm nút xanh, động cơ dừng, bấm nút xanh lần nữa , động cơ chuyển sang chế độ mở cửa. Tương tự như trường hợp đang mở cửa

3.1.2. Sơ đồ khối của hệ thống

Một phần của tài liệu Arduino Đồ án mô phỏng đóng mở cửa xe ô tô bằng nút nhấn (Trang 41 - 44)