Đức tính khiêm tốn, thành thực đáng trân trọng (0.5đ)

Một phần của tài liệu BỘ đề THI ôn THI vào THPT năm học 2022 2023 (Trang 45 - 47)

+ Anh cũng cho rằng sự đóng góp của mình thật nhỏ bé, thấy ngại trước lời ngợi ca của bác lái xe.

+ Anh thấy vẫn chưa bằng người bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Đối với anh, những người chiến sĩ trên chiến trường mới thực sự là anh hùng.

+ Anh khâm phục những người như ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa hay anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.

( Hoặc: HS có thể diễn đạt gộp 2 ý làm một: Anh thanh niên là người đẹp trong tâm hồn tình cảm. (0,75đ) + Luôn chân thành cởi mở, chu đáo, hiếu khách…

+ Anh khiêm tốn, thành thực…)

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật. (0.25đ)

+ Tác giả xây dựng tình huống bất ngờ, hợp lí. Tạo ra tình huống ấy, tác giả còn để cho nhân vật chính hiện lên trực tiếp qua lời nói, hành động, suy nghĩ và tiếp gián qua cảm xúc và ấn tượng của các nhân vật khác, từ đó khai thác được hết nét đẹp của nhân vật.

+ Nhà văn đã kết hợp tự sự với trữ tình và những ý kiến bình luận, giúp nâng cao ý nghĩa cũng như làm nổi bật chiều sâu của nhân vật.

+ Cũng như những tác phẩm khác của mình, Nguyễn Thành Long viết “Lặng lẽ Sa Pa” với một văn phong hết sức nhẹ nhàng, đầy chất thơ. Cốt truyện đơn giản, những chi tiết chân thực tinh tế, giàu chất hội họa. + Ngôi kể thứ ba nhưng toàn bộ điểm nhìn đều dưới con mắt nhà họa sĩ vừa tinh tế, nhạy cảm, vừa từng trải, sâu sắc. Nhờ vậy truyện có chiều sâu suy tưởng lại thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của nhà văn.

- HS có thể chỉ liệt kê ( không phân tích kĩ giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện) vẫn cho điểm tối đa: 0,25đ.

* Đánh giá nhân vật. (0.25đ)

+. Anh thanh niên chính là hình ảnh điển hình của người lao động mới, của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; âm thầm công hiến, lặng lẽ hi sinh cho đất nước.

+ Anh tiêu biểu cho phong trào ba sẵn sàng:

Đâu cần thanh niên có Đâu khó có thanh niên.

3. Kết bài (0,5 điểm)

- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tác phẩm và hình tượng nhân vật. - Liên hệ bản thân.

***********************************************************

Đề 4: “...Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn.

Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.” (Ra-xun Gam-ma-tốp)Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) làm sáng tỏ ý kiến ấy.

Gợi ý:

1. Giới thiệu tác giả tác phẩm và trích dẫn ý kiến, nêu vấn đề nghị luận;2. Triển khai vấn đề;*Giải thích: 2. Triển khai vấn đề;*Giải thích:

- Chân lý được khắc họa trong bài thơ Đồng chí” một cách trung thực, bằng tất cả tài nghệ của nhà thơ; ông đã hát đúng giai điệu của thời đại mình bằng những hình ảnh trung thực, hấp dẫn, không chút giả tạo. + Chân lý trước hết là hiện thực cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, khó khăn, thiếu thốn của người lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (thông qua hình ảnh chân thực, sinh động, chọn lọc: ‘đêm rét chung chăn, áo rách quần vá....”;

+ Chân lý sâu sắc, cảm động hơn cả chính là vẻ đẹp tình đồng chí đồng đội của những người lính...;

*Phân tích chứng minh:

- Cơ sở hình thành tình đồng đội...

- Những biểu hiện cụ thể cảm động về sức mạnh.... - Biểu tượng đẹp của tình đồng chí trong đêm chờ giặc...

- Tài nghệ của nhà thơ không chỉ tập trung ở cách xây dựng hình ảnh thơ tự nhiên, chân thực giản dị (như đã phân tích ở trên) còn thể hiện ở cách lựa chọn thể thơ tự do, cách cấu trúc bài thơ một cách sáng tạo (từ “đồng chí” vừa làm nhan đề, vừa làm một dòng thơ riêng biệt trong bài, như bản lề đóng mở hai nửa bài thơ)...

*Đánh giá ý kiến:

- Ý kiến của Gam-ma-tốp đề cập đến vấn đề cốt tủy của văn chương, đó là tính chân thực và tính nghệ thuật: văn học trước hết phải là tấm gương trung thành soi chiếu con người và thời đại mà nó ra đời. Bởi vì văn học nghệ thuật bao giờ cũng bắt rễ từ đời sống hằng ngày, lấy vật liệu thực trong cuộc sống xung quanh (ý Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ). Để tác phẩm hấp dẫn được người đọc, nhà văn nhất thiết phải có tài năng, phải thể hiện được linh hồn của thời đại mình sống bằng hình tượng nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo. Và xây dựng những hình ảnh tự nhiên, chân thực, không giả tạo chính là một phương diện thể hiện tài nghệ của người viết, bên cạnh những phương diện khác: cách xây dựng kết cấu, tạo thi tứ, tình huống, chi tiết, sử dụng ngôn từ, thể loại...

*Liên hệ, mở rộng:

- Khẳng định bài thơ “Đồng chí” thực sự là một mình chứng tiêu biểu cho ý kiến của Gam-ma-tốp: người lính là một đề tài quen thuộc, nhưng sở dĩ bài thơ “DDoognf chí” có sức sống lâu bền, trước hết là bởi bài thơ đã hát đúng giai điệu của buổi đầu, ngay sau ngày lập nước, quân đội Việt Nam vô cùng non trẻ, thiếu thốn mọi mặt; họ nghèo nàn về quân trang quân bị, nhu yếu phẩm nhưng giàu tình đồng chí, giàu nhiệt huyết cứu nước và tinh thần vượt khó, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc. Cùng với “Đồng chí” có “Ngày về” (Chính Hữu), “Cá nước”, “Phá đường” (Tố Hữu), “Đèo cả (Hữu Loan), “Tây Tiến” (Quang Dũng)....nhưng bài thơ “Đồng chí” quả đúng như Gam-ma-tốp nói, đạt thành công nổi bật về nghệ thuật xây dựng hình ảnh

chân thực, tự nhiên, hấp dẫn - như bứng ra từ cuộc sống, tươi ròng chất nhựa cuộc đời; nhưng không vì thế mà thô ráp, thiếu đi chất thơ, ngược lại vẫn giàu sức gợi, sức biểu cảm, đạt đến độ hàm súc, mang tính biểu tượng. Đó là kết tinh của những cảm xúc mãnh liệt, chân thành, sâu lắng, nảy nở trong quá trình trải nghiệm cuộc sống chiến đấu của một người chiến sĩ thực thụ; được thăng hoa bởi một tài nghệ đích thực trong văn chương.

*********************************************

Đề 5: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: " Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.

Gợi ý:

1) Về kỹ năng:

- Thể loại: Thuộc kiểu bài chứng minh mộtvấn đề về văn học. - Bố cục: Cân đối, kết cấu chặt chẽ.

- Diễn.đạt: Văn viết phải lưu loát, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, trình bày sạch đẹp. rõ ràng, có cảm xúc.

- Phương pháp; Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận chứng minh ( luận điểm rõ ràng, có sức thuyết phục. học sinh phải biết cách trích dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng đã nêu.)

2) Về nôi dung: Đây là một đề văn nhằm đánh kiến thức thí sinh về một tác phẩm cụ thể đồng thời ở mộtmức độ nào đó đánh giá sự hiểu biết của các em về góc độ lí luận văn học đó là cái hay của thơ ca. Tuy mức độ nào đó đánh giá sự hiểu biết của các em về góc độ lí luận văn học đó là cái hay của thơ ca. Tuy nhiên. từ xưa đến nay có rất nhiều quan niệm về thi ca, nhưng ở đề này cái chính là hiểu và lấy bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm sáng tỏ quan niệm của Trần Đăng Khoa: Thơ hay là thơ cùng một lúc phải đạt cả ba phẩm chất: gián dị, xúc động và ám ảnh.

Học sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau:

*Đây là kiểu bài chứng minh một vấn đề về văn học thông qua một nhận định.

* Muốn chứng minh được người viết phải hiểu được nhãn định và giải thích một cách khái quát nhận định ấy:

+ Một bài thơ hay là bài thơ có sự kết hợp của các yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh. Ba yếu tố này cùng một lúc được thể hiện hoà quyện trong bài thơ. Nó là kết tinh tình cản nồng cháy và lí trí một cách nhuần nhuyễn mang tính nghệ thuật của nhà thơ.

+Thế nào là giản dị, xúc động và ám ảnh trong thơ:

- Giản dị trong thơ: Học sinh biết phân biệt được giản dị không phải là đơn gián. Giản dị để làm nên cái hay của một bài thơ là kết quả của quá trình tinh luyện. Nó thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ, trong đặt câu, hiệp vần, trong sử dụng hình ảnh và nội dung thề hiện…

Một phần của tài liệu BỘ đề THI ôn THI vào THPT năm học 2022 2023 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w