sự dồn nén cao độ của cảm xúc. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ tạo sự giao cảm và hội ngộ về cảm xúc giữa độc giả và nhà thơ từ đó thầy được thơ và sự giao hoà giữa thế giới riêng tư của cá nhân và xã hội. Thơ đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp góp phần nâng cao và bồi dưỡng tâm hồn con người.
- Ám ảnh: Những cảm xúc vấn đề tác giả thê hiện trong bài thơ phải thực sự có sức gợi: Gợi cho người đọc những trăn trở, nghĩ suy; để lại trong tâm hồn người đọcnhững cảm xúc không thể nào quên
+ Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay bởi đó là một bài thơ đã hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố: gián dị, xúc động và ám ảnh
- Bằng sự cảm thụ tác phẩm, học sinh chứng minh cái giản dị, xúc động và ám ảnh được thể hiện trong bài thơ qua đề tài, chủ đề, câu tứ, ngôn ngừ, hình ảnh hình tượng …của bài thơ
- Bài thơ có nội dung chủ đề rất quen thuộc, đã trở thành đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ
- Để thê hiện nội dung chủ đề nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đep đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hẳng của đời sống, gợi nhắc con người cùng có thái độ sống ân nghĩa. thuy chung.
- Cả bài thơ có sáu khổ thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị tạo giọng điệu tâm tình sâu lắng, tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là sự sẻ chia, gợi nhắc với mọi người
- Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình. Từ câu chuyện của người lính – nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, xúc động, những trăn trở suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm.
-Kêt cẩu, gỉọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật cỉu đề, tạo tỉnh chân thực, bình dị, có sức truyền cảm sâu săc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
- Tình cảm, cảm xúc cúa nhà thơ được bộc lộ tự nhiên, chân thành và thấm thía qua cách chọn lọc các hình ảnh, chọn tình huống, lựa chọn từ ngữ.
******************************
Đề 6: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có (Nam Cao).
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích hình tượng ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy để chia sẻ ý hiểu của em.
Gợi ý:
* Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm, vấn đề nghị luận. * Giải thích: Học sinh xác định được nội dung nhận định:
- Ý kiến của Nam Cao đã khẳng định một trong những phẩm chất của nghệ sĩ và cũng là bản chất của văn chương: phải có sự tìm tòi, sáng tạo mới mang lại vẻ đẹp riêng, độc đáo cho tác phẩm, góp phần thể hiện sức sáng tạo của người nghệ sĩ.
* Phân tích, chứng minh:
- Làm rõ những sáng tạo của nhà thơ về nội dung hình tượng:
+ Phân tích khổ 1,2: Ánh trăng gợi vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên bình dị hiền hậu; biểu tượng đẹp cho quá khứ gian lao nghĩa tình.
+ Phân tích khổ 3,4: Ánh trăng gợi nhắc sự lãng quên.
+ Phân tích khổ 5,6: Ánh trăng gợi ánh sáng lương tri soi rọi, thức tỉnh -> Qua đó, bài thơ nhắn gửi một lẽ sống chung thuỷ với cội nguồn.
(Trong quá trình phân tích, Hs so sánh với cách khai thác hình tượng ánh trăng trong thơ ca trước đó, nhấn mạnh sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Duy ở cách thể hiện hình tượng trên các phương diện: cấu tứ (quá khứ - hiện tại), bút pháp (kết hợp tự sự - trữ tình), giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ..
* Đánh giá:
1. Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến và sự sáng tạo của Nguyễn Duy.
2. Nêu ý nghĩa của ý kiến và ý nghĩa sự sáng tạo của Nguyễn Duy với bài thơ, với nhà thơ và với thơ ca nghệ thuật nói chung.
*******************************************************
Đề 7: Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là hình ảnh người nhóm lửa, người giữ lửa. Em có suy nghĩ gì về nhận xét ấy?
Gợi ý:
*Về nội dung cần đảm bảo các ý sau: