Giảm chi phí hoạt động Logistics

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA IKEA TẠI ẤN ĐỘ (Trang 35 - 38)

III. Giải quyết áp lực chi phí

1.Giảm chi phí hoạt động Logistics

a. Xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng

Một phần thành công của IKEA được tạo nên nhờ việc quản lý tốt truyền thông và mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu và các nhà sản xuất để có thể thu mua đầu vào với giá cả tốt nhất.

IKEA là một nhà bán lẻ khối lượng rất lớn – trung bình IKEA mua sản phẩm từ hơn 1.350 nhà cung cấp tại 50 quốc gia, và sử dụng 45 phòng thương mại dịch vụ trên toàn thế giới để quản lý các mối quan hệ với nhà cung cấp. Họ đàm phán giá với các nhà cung cấp, kiểm tra chất lượng vật liệu, đồng thời đảm bảo các điều kiện xã hội và làm việc cho nhân viên.

Mặc dù IKEA thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp để đảm bảo đạt được giá cả và chất liệu tốt nhất, IKEA vẫn cố gắng giữ các mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhà cung ứng bằng cách ký hợp đồng dài hạn, nhờ đó làm giảm giá thành sản phẩm hơn nữa.

Với những nhà cung ứng của mình, IKEA luôn đòi hỏi cao về mặt chất lượng, đồng thời hạn chế tối đa tác động đến môi trường (bộ tiêu chuẩn IWAY). Những đòi hỏi của IWAY cũng có những tác động tích cực đến môi trường kinh doanh của các nhà cung ứng, làm tăng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Điều này cũng nhấn mạnh cam kết của IKEA để "giá thấp nhưng không phải bằng bất cứ giá nào”. Mặc dù muốn khách hàng được hưởng mức giá thấp, IKEA sẽ không để điều đó ảnh hưởng đến nguyên tắc kinh doanh của mình

b. Giảm chi phí nhờ phương thức lắp ráp DIY (Do it yourself)

Hầu hết các đồ nội thất IKEA được thiết kế và bán thành miếng để các khách hàng tự lắp ráp. Việc chia sản phẩm thành các mảnh ghép góp nhần không nhỏ trong việc giảm chi phí vận chuyển vì chúng chiếm ít chỗ trong xe tải và tối đa hóa được số lượng sản phẩm có thể được vận chuyển.

Các bao bì cũng được thiết kế độc đáo để chiếm ít không gian trong thùng kho và giá đỡ dự trữ, cho phép có nhiều không gian hơn để dự trữ các mặt hàng bổ sung. Việc

giảm thiểu chi phí vận chuyển và chi phí lưu kho góp phần giúp IKEA cung cấp cho khách hàng các sản phẩm với giá cả tốt hơn.

c. Kết hợp quy trình bán lẻ và nhà kho

Mỗi cửa hàng IKEA đều có một nhà kho ngay tại showroom. Tại showroom, khách hàng có thể tham quan và tự lựa chọn sản phẩm yêu thích để mang về nhà. Các mặt hàng được bày bán trên các kệ tại độ cao mà một người nình thường các thể với tới. Còn ở các vị trí cao hơn, nơi mọi người không với tới được, chính là địa điểm lưu trữ các sản phẩm bổ sung.

Hàng tồn kho được xếp xuống các kệ thấp hơn vào ban đêm (xe nâng hàng và pallet jack không được sử dụng trong giờ mở cửa vì lý do an toàn). Khoảng 1/3 diện tích của showroom dùng để xếp những mặt hàng cồng kềng mà khách hàng không thể tự lấy nếu không có sự giúp đỡ của nhân viên. IKEA luôn cố gắng giảm thiểu số mặt hàng cồng kềnh vì chế độ tự phục vụ không thể thực hiện ở khu vực này.

d. Nguyên tắc quản lý hàng tồn kho (Cost- per- touch)

Để các khách hàng tự lựa chọn và lấy sản phẩm chính là nguyên tắc quản lý tồn kho Cost per touch. Theo quan điểm của IKEA, càng có nhiều người chạm vào sản phẩm thì càng tốn nhiều chi phí.

Khi ai đó chọn một đồ vật để mua. Sản phẩm ấy sau đó sẽ được đặt hàng, vận chuyển từ nhà sản xuất đến xe tải giao hàng, chuyển tiếp vào lưu trữ trong kho, chuyển từ kho đến xe của khách hàng hoặc phân phối bởi qua các cửa hàng bán lẻ đến nhà khách hàng. Mỗi lần các sản phẩm được vận chuyển, di chuyển, xếp dỡ đều tốn chi phí. Càng ít lần sản phẩm phải di chuyển, càng tốn ít chi phí. IKEA sử dụng nguyên tắc này để tiết kiệm chi phí vì IKEA không phải trả tiền cho khách hàng để lấy đồ đạc và mang nó về nhà.

e. In-store Logistics

Nhân viên thuộc mảng Logistics chiếm khoảng 20-25% số lượng nhân viên của mỗi cửa hàng. Trách nhiệm chính của những nhân viên này là quản lý việc tồn kho của cửa hàng.

Nhiệm vụ của các nhân viên logistics là giám sát và giao hồ sơ, kiểm tra kỹ các thông báo giao hàng, sắp xếp và phân loại hàng hoá, và chuyển chúng đến đúng địa

điểm cần. Nhìn chung, họ đảm bảo dòng chảyhàng hoá hiệu quả trong cửa hàng IKEA, đó là điều cần thiết để duy trì doanh số cao và nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

f. Thiết lập tối đa/ tối thiểu

Nhà quản lý in-store logstics sử dụng quy trình quản lý bổ sung hàng tồn kho phát triển bởi IKEA gọi là "thiết lập tối đa/tối thiểu” theo điểm tái đặt hàng tồn kho. Trong đó:

- Thiết lập tối thiếu: tối thiểu số lượng sản phẩm sẵn có trước khi đặt hàng - Thiết lập tối đa: tối đa số lượng đặt hàng mỗi sản phẩm trong một lần

Do thực tế rằng tất cả hàng tồn kho IKEA chỉ được sắp xếp vào ban đêm sau giờ mở cửa, logic của thiết lập tối đa/ tối thiểu dựa trên số lượng sản phẩm sẽ được bán ra trong giai đoạn một hoặc hai ngày. Nhà quản lý in-store logistics sẽ dựa vào dữ liệu POS (point of sale) và số liệu về lượng hàng tồn kho đi vào cửa hàng thông qua vận chuyển trực tiếp từ trung tâm phân phối thông qua hệ thống dữ liệu quản lý kho để dự báo donh thu cho vài ngày tới và số lượng sản phẩm cần đặt để đáp ứng nhu cầu. Quá trình này vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa giảm thiểu tình trạng đặt hàng quá ít hoặc quá nhiều sản phẩm.

Chiến lược này cũng đảm bảo rằng IKEA có hàng tồn kho sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm khả năng tổn thất khi không có hàng cung cấp cho khách hàng.

g. Giảm chi phí nhờ lựa chọn địa điểm cửa hàng phù hợp

Khác với nhiều doanh nghiệp khác, IKEA thường lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng ở những nơi vắng vẻ, cách xa trung tâm thành phố. Khi IKEA mở cửa hàng đầu tiên tại King of Prussia, Mỹ, nơi đó chính là một địa điểm mà khách mua hàng phải tốn vài giờ lái xe mới đến được. Cho tới ngày hôm nay, với số lượng cửa hàng trên nước Mỹ ít hơn 50, những địa điểm đặt cửa hàng IKEA vẫn là nơi sàng lọc khách hàng hiệu quả, những khách hàng thật sự có mục đích mua hàng. Họ không đến IKEA chỉ để đi dạo như trong trung tâm mua sắm hoặc ghé trung tâm thương mại ở Trung tâm thành phố để ăn tối. Các cửa hàng IKEA thường được mở ở ngay đường cao tốc hoặc đứng độc lập. Khi cần đến những nơi như vậy, khách hàng sẽ phải suy nghĩ và có mục đích rõ ràng. Do đó, sẽ không bao giờ tồn tại tâm lý sai lầm và tự hỏi “Tại sao tôi lại ở

đây” xuất hiện trong đầu khách hàng. Việc lựa chọn xây dựng cửa hàng ở những nơi như vậy cũng góp phần giảm chi so với những cửa hàng ở trung tâm.

Những cửa hàng của IKEA đều rất to lớn, không chỉ về mặt kích thước. Rất nhiều sản phẩm nội thất và trang trí nội thất được bày bán, có rất nhiều họa tiết sản phẩm, rất nhiều tầng trưng bày sản phẩm gây hứng thú và tất cả các kiểu sắp xếp, trưng bày trong nhà. IKEA đã và đang biến những cửa hàng của mình thành những trung tâm mua sắm với đầy đủ dịch vụ mua sắm, ăn uống, thậm chí còn có khu vui chơi cho trẻ em. Cho tới ngày hôm nay, ý tưởng biến cửa hàng thành điểm đến được đánh dấu đang chứng tỏ hiệu quả gia tăng góp phần tạo nên thương hiệu IKEA.

h. Giảm chi phí nhờ chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Các sản phẩm nội thất của IKEA đa dạng ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất là đa dạng ở chức năng sử dụng: khách hàng có thể tìm thấy ở IKEA các loại đồ nội thất của phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp hay các không gian khác trong nhà. Thứ hai là đa dạng ở thiết kế, có thể làm hài lòng từ những người phức tạp nhất đến những người đơn giản nhất. Cuối cùng là sự kết hợp của hai loại đa dạng trên với nhau làm cho các sản phẩm của IKEA trở nên thông dụng, dễ sử dụng và tiện lợi hơn bao giờ hết.

Đi theo triết lý giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng các sản phẩm và độ đa dạng của các dòng sản phẩm, IKEA đã phát triển một cách tiếp cận khác biệt hơn, vừa chi phí hợp lý về mặt giá thành, vừa tạo ra được những đổi mới cải tiến.

PHẦN 5 VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA IKEA

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA IKEA TẠI ẤN ĐỘ (Trang 35 - 38)