Tác động của dịch bệnh Covid-19 và triển vọng, xu hướng phát triển của

Một phần của tài liệu MÔN học QUAN hệ KINH tế QUỐC tế đề tài TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN của nền KINH tế THẾ GIỚI GIAI đoạn 2010 – 2020 (Trang 25 - 30)

KTTG

Cuối năm 2019, đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia trên thế giới. cho tới nay, nó đã lây lan với tốc độ đáng báo động, lây nhiễm cho hàng triệu người và khiến hoạt động kinh tế gần như bế tắc khi các quốc gia áp đặt các hạn chế chặt chẽ trong việc di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của virus. Bên cạnh sức khoẻ con người, thiệt hại kinh tế đã hiện rõ và là cú sốc kinh tế lớn nhất mà thế giới phải đương đầu trong những thập kỷ qua.

Dự báo GDP toàn cầu sẽ giảm 5,2% vào năm 2020, đây là cuộc suy thoái toàn cầu sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ, bất chấp những nỗ lực phi thường của các chính phủ nhằm chống lại suy thoái với sự hỗ trợ của chính sách tài khóa và tiền tệ. Trong tương lai, những cuộc suy thoái sâu do đại dịch gây ra dự kiến sẽ để lại những tổn thất lâu dài do cắt giảm đầu tư, sự tiêu hao nguồn nhân lực do thất nghiệp và sự phân mảnh của các mối liên kết thương mại và cung ứng toàn cầu.

4.1. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sự phát triển KTTG

Kinh tế và thương mại quốc tế bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp trên bốn phương diện. Thứ nhất: Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hoá, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả, do vậy kinh tế và thương mại quốc tế không thể hoạt động bình thường chứ chưa nói đến có thể tăng trưởng. Bên cạnh đó

nguy cơ sa vào trì trệ hoặc thậm chí cả suy thoái không chỉ như hiện nay mà còn có thể gia tăng;

Thứ hai: làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội, ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Vì thế những nền kinh tế dựa vào du lịch và dịch vụ làm trụ cột và động lực tăng trưởng đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi đại dịch này.

Thứ ba: mặc dù một số quốc gia đang khẩn trương phát triển tiến tới đưa vacxin phòng chống dịch vào sử dụng trong cộng đồng nhưng vẫn làm giảm nhiệt huyết của các nhà đầu tư và các doanh nhân cũng ngần ngại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư;

Thứ tư: Mối quan hệ và mức độ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các đối tác trên thế giới bị ngưng trệ khi chính phủ và các doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh, đồng thời chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác.

Cuốn sách Global Economic Prospects , xuất bản tháng 6 năm 2020 đã dự báo rằng: nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng nhẹ 0,5%. Nam Á sẽ giảm 2,7%, châu Phi cận Sahara giảm 2,8%, Trung Đông và Bắc Phi giảm 4,2%, châu Âu và Trung Á tăng 4,7%, và châu Mỹ Latinh là 7,2%. Những đợt suy thoái này dự kiến sẽ đảo ngược nhiều năm tiến độ đối với các mục tiêu phát triển và đẩy hàng chục triệu người trở lại cảnh nghèo cùng cực. Thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ phải đối mặt với những khó khăn kinh tế từ nhiều quý: áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém, đánh mất thương mại và du lịch, lượng kiều hối thu hẹp, dòng vốn giảm và điều kiện tài chính eo hẹp trong bối cảnh nợ nần chồng chất. Các nhà xuất khẩu năng lượng hay hàng công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Đại dịch và những nỗ lực ngăn chặn nó đã gây ra sự sụp đổ chưa từng có về nhu cầu dầu và sự sụt giảm của giá dầu. Nhu cầu về kim loại và các mặt hàng liên quan đến vận tải như cao su và bạch kim được sử dụng cho các bộ phận của xe cũng giảm. Trong khi thị trường nông nghiệp được cung cấp tốt trên toàn cầu, các hạn chế thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn có thể gây ra các vấn đề về an ninh lương thực ở một số nước.

Một đặc điểm quan trọng khác của bối cảnh hiện tại là sự sụp đổ lịch sử về nhu cầu dầu và giá dầu. Giá dầu thấp có khả năng cung cấp hỗ trợ ban đầu tạm thời cho tăng trưởng một khi các hạn chế đối với hoạt động kinh tế được dỡ bỏ. Tuy nhiên, ngay cả sau khi nhu cầu phục hồi, các tác động bất lợi đối với các nhà xuất khẩu năng lượng có thể lớn hơn bất kỳ lợi ích nào đối với hoạt động của các nhà nhập khẩu năng lượng. Giá dầu thấp tạo cơ hội cho các nhà sản xuất dầu đa dạng hóa nền kinh tế của họ. Ngoài ra, giá dầu lao dốc gần đây có thể tạo thêm động lực để thực hiện các cải cách trợ cấp năng lượng và làm sâu sắc hơn chúng một khi cuộc khủng hoảng sức khỏe tạm thời lắng xuống

4.2. Triển vọng và xu hướng phát triển của nền KTTG

4.2.1. Triển vọng

Mức độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 giảm khoảng từ 5 đến 7% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2 đến 3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan. Những nền kinh tế lâu nay chưa giải quyết được các vấn đề và bất cập mang tính cơ cấu cũng như phụ thuộc nhiều nhất vào ngành dịch vụ thì đều bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề nhất.

Mỹ và Châu Âu đều là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ hơn cả trong năm 2020. Kinh tế Mỹ suy thoái như chưa từng thấy kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới trong thế kỷ trước và tỉ lệ thất nghiệp cũng tăng cao đến mức độ kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường lao động Mỹ rất linh hoạt, Mỹ có thị trường nội địa rộng lớn và về cơ bản vẫn đo đầu thế giới trên phương diện công nghệ cao hiện đại, Tổng thống đắc cử Joe Biden lại tuyên bố dành ưu tiên chính sách cầm quyền hàng đầu cho việc chống dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp và giải quyết các vấn đề xã hội nên trong năm 2021, kinh tế Mỹ có triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hơn các nền kinh tế ở Châu Âu.

EU và các nền kinh tế khác ở Châu Âu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh không nặng nề bằng kinh tế Mỹ, nhưng vì không phải là một thực thể kinh tế thống nhất và thuần nhất như Mỹ, nên mức độ suy thoái hay suy giảm tăng trưởng kinh tế khác nhau giữa các nền kinh tế khác nhau. Cũng vì thế mà triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 cũng rất khác nhau. Sức đề kháng khủng hoảng và đột biến kinh tế thương mại ở nơi đây rất cao, nhưng châu lục không thể tạo ra được hiệu ứng cộng hưởng trong ứng phó dịch bệnh, thúc đẩy tự do hoá thương mại và khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Các nền kinh tế ở Châu Á về cơ bản ứng phó dịch bệnh thành công hơn cả, nhanh chóng tìm kiếm được động lực tăng trưởng kinh tế và thương mại mới, duy trì môi trường kinh tế đối ngoại chung thuận lợi, nên mức độ suy giảm tăng trưởng kinh tế thấp và nhanh chóng khôi phục tăng trưởng. Nếu các nền kinh tế này tiếp tục kiên quyết ứng phó dịch bệnh và nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy thương mại như trong năm 2020 thì nơi đây vẫn sẽ là điểm sáng nhất cho thế giới trên phương diện này trong năm tới. Australia và New Zealand vốn khá tách biệt với các nền kinh tế khác, nhưng cũng bị dịch bệnh tác động tiêu cực nặng nề. Thời kỳ tăng trưởng liên tục nhiều năm liền đã kết thúc ở Australia và New Zealand phục hồi tăng trưởng kinh tế cũng rất chậm. Kinh tế và thương mại ở Châu Phi về cơ bản không khác gì năm trước. Châu lục cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và các biến cố khác của chính trị, kinh tế và thương mại thế giới, nhưng mức độ tác động trong năm qua không đưa lại chuyển biến mới cơ bản gì.

Năm 2021, dịch bệnh vẫn còn dai dẳng trên thế giới, nhưng tác động sốc của nó không còn hoặc suy giảm đáng kể. Những tác nhân khác tác động tới tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới cũng chưa thể trở lại hoàn toàn như thời trước dịch bệnh. Vì thế, nhiều khả năng bức tranh chung và chiều hướng diễn biến chung của tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2021 về cơ bản sẽ như trong năm 2020.

4.2.2. Những xu hướng tiêu biểu

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ 4.0 khiến cho nơi làm việc trở nên linh hoạt, cuộc sống dựa nhiều hơn vào màn hình smartphone, laptop. “Nhờ” Covid mà thời gian con người dành cho các thiết bị di động tăng dần ở tất cả các độ tuổi, nhất là ở thanh thiếu niên với hơn 44% dành hơn 4h hoặc nhiều hơn mỗi ngày cho thiết bị di động. 1 bộ phận của lĩnh vực công nghệ số là game hưởng lợi to lớn từ đại dịch với doanh thu các trò chơi tăng mạnh và luôn duy trì ở mức cao. Tại Mỹ, doanh thu từ video games tăng 70% so với 2019, mang lại niềm tin cho các nhà sản xuất game rằng người chơi sẽ tiếp tục chơi ngay cả sau khi đại dịch được kiểm soát.

Đối với công việc, đại dịch đã mở ra một cuộc thử nghiệm quy mô lớn về làm việc từ xa, mang đến một sự thay đổi chưa từng có trong đời sống công sở, có khả năng sẽ định hình lại nền kinh tế văn phòng. Thể hiện qua lượng vốn đầu tư BĐS thương mại trên toàn cầu trong quý III năm 2020 giảm 48% so với cùng kì năm ngoái. Dấu hiệu cho sự tăng trưởng của xu hương này là làn sóng di cư khỏi các đô thi đắt đỏ, khi mà người ta tin rằng họ có thể làm việc từ xa tại một địa điểm có giá nhà và chi phí sinh hoạt thấp hơn.

Thay đổi thói quen mua sắm

Nhằm ứng phó với đại dịch, nền kinh tế tiêu dùng phải thay đổi nhằm: mua hàng trực tiếp ít tiếp xúc nhất có thể, mua hàng trực tuyến nhanh gọn nhất có thể. Covid đã phá vỡ những thói quen cũ và đẩy nhanh các xu hướng này. Xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình thu ngân không người bán, các phương thức thanh toán không tiếp xúc như ví điện tử, quẹt thẻ. Điển hình cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này có lẽ không thể không nhắc tới Amazon của tỉ phú Jeff Bezos. Giá trị tài sản ròng của ông đã tăng thêm 68 tỉ USD trong năm năm, đạt 183 tỷ USB (theo hãng tin Bloomberg). Các công ti thương mại điện tử như Amazon cũng hy vọng rằng người tiêu dùng sẽ cũng duy trì thói quen mua hàng trực tuyến ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát.

Toàn cầu hoá đạt đỉnh

Kể từ khi trở thành xu hướng từ giữa thập niên 80, sau khủng hoảng tài chính 2008, toàn cầu hoá chuyển sang trạng thái trầm xuống. Từ đó khiến cho tỉ trọng thương mai toàn cầu của GDP thế giới đi theo chiều ngang do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại và gần đây nhất là đại dịch covid. Có lẽ còn quá sớm để nói về các tác động dài hạn của nó, nhưng thương mại hàng hoá, vốn, thông tin và con người vẫn đang nắm giữ vai trò ngày càng quan trọng trong bài toán kinh tế của nhân loại. từ trước cả đại dịch, thương mại dịch vụ toàn cầu đã tăng trưởng hơn 60% so với thương mại hàng hoá, đạt gần 13,4 nghìn tỉ USD trong năm 2019.

Gia tăng khoảng cách giàu nghèo

Trong khi nhóm 50% dân số giàu hơn của thế giới chứng kiến tài sản gia tăng, thì phần còn lại đang “dậm chân tại chỗ”. Tốc độ gia tăng tài sản thậm chí diễn ra mạnh nhất ở giới tỉ phú khi họ đã kiếm thêm 1900 tỉ USD trong 2020. Bên cạnh đó, Thế hệ trẻ đang đối mặt với nhiều thách thức trong đó có việc làm bấp bênh và không có nhiều tiết kiệm. Thiệt hại lớn nhất có lẽ phải kể đến những người làm trong ngành du lịch, hàng không, tổ chức sự kiện.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu MÔN học QUAN hệ KINH tế QUỐC tế đề tài TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN của nền KINH tế THẾ GIỚI GIAI đoạn 2010 – 2020 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w