Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới

Một phần của tài liệu MÔN học QUAN hệ KINH tế QUỐC tế đề tài TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN của nền KINH tế THẾ GIỚI GIAI đoạn 2010 – 2020 (Trang 30)

Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới giai đoạn 2009-2019 (tỷ USD)

30 25 20 15 10 5

Nguồn: Worldbank.org. Available at: https://bit.ly/3eubMRb

Biểu đồ 16

Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới giai đoạn 2009-2019 có xu hướng tăng. Năm 2009, nền kinh tế toàn thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc đại suy thoái có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010. Điều này làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 15.939 tỷ USD, thấp hơn gần 4 tỷ USD so với năm 2008. Những năm tiếp theo, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, thương mại quốc tế tăng trưởng với tốc độ chậm chạp kéo theo những chuyển biến tích cực trong xuất khẩu, cụ thể tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới duy trì mức +1-2%/năm và đạt mức 23.991 tỷ USD vào năm 2014. Do ảnh hưởng của hàng loạt các sự kiện, những biến động của nền kinh tế toàn cầu như việc tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ, hoặc những bất ổn trong thị trường chứng khoán tiền tệ tại Trung Quốc, tổng sản lượng xuất khẩu trong 2 năm 2015 và 2016 suy giảm nhẹ nhưng đã tăng trở lại trong 5 năm gần đây.

Sự biến động này chủ yếu bắt nguồn từ sự tác động của 1 trong những xu thế chung của toàn thế giới – toàn cầu hóa kinh tế. Trong đó, nội dung quan trọng của quá trình này chính là tự do hóa các yếu tố của tái sản xuất xã hội mang tính toàn cầu được thể hiện qua tự do hóa thương mại. Đây là quá trình dỡ bỏ dần những cản trở trong hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối, phụ thu hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vô hình khác; bảo đảm cạnh tranh công bằng và không

phân biệt đối xử. Ngoài ra, toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính cũng được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu. Tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung cơ bản, như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế. Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tùy thuộc, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ. Không những thế, quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến việc những hàng rào kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần được dỡ bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường to lớn cho tất cả các nước, mà trước hết là thị trường xuất - nhập khẩu.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có thể mang đến những tác động xấu đến xuất khẩu do "luật chơi" tự do cạnh tranh áp dụng với tất cả các nước tham gia tự do hóa thương mại, nghĩa là phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư. Đây là thách thức vô cùng to lớn đối với các nền kinh tế của các nước đang phát triển còn đang ở một trình độ thấp kém.

5.Tình hình thương mại dịch vụ

5.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới

7 6 5 3.71 4 3 2 1 0 20 Biểu đồ 17

Sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực thương mại dịch vụ, trung bình tăng 5,4% mỗi năm và đạt 5.321 tỷ USD năm 2014. Đến năm 2015, dưới tác động bởi sự thu hẹp xuất khẩu dịch vụ tài chính do những biến động trong thị trường chứng khoán tiền tệ, kim ngạch xuất khẩu thương mại dịch vụ quốc tế có xu hướng giảm nhưng sau đó đã tăng trưởng trở lại đạt 6.217 tỷ USD năm 2019.

Hoạt động thương mại dịch vụ, với những lĩnh vực đa dạng như: viễn thông, ngân hàng, tài chính, vận tải, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, giải trí… ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu hóa và kinh tế tri thức và được thúc đẩy bởi những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống kinh tế-xã hội, xu hướng kinh doanh và chính sách của chính phủ đối với ngành kinh tế dịch vụ. Do đó, mức tăng này là kết quả của rất nhiều các nguyên nhân, trong đó có thể kể đến sự phát triển trong công nghệ cho phép phát triển các dịch vụ trên cơ sở mạng giải phóng cho nhà cung cấp và người tiêu dùng khỏi giới hạn về mặt địa lý. Một nguyên nhân khác nữa dẫn đến sự phát triển của lĩnh vực này là việc gỡ bỏ dần các quỵ định và tư nhân hóa rất nhiều các dịch vụ công như năng lượng, vận tải và viễn thông. Trước đây, các dịch vụ này thường do các đơn vị thuộc chính phủ hoặc quốc gia cung cấp, ngày nay chúng đang ngày càng rộng mở cho các nhà cung cấp dịch vụ đến từ khối tư nhân. Không những thế, việc tạo điều kiện tự do hóa ngành dịch vụ, bao gồm việc loại bỏ các hạn chế định lượng và phân biệt đối xử ảnh hưởng đến việc thâm nhập và hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong thị trường của một quốc gia giúp thúc đẩy thương mại dịch vụ vô cùng mạnh mẽ..

5.2. Cơ cấu thương mại dịch vụ

Năm 2009 Dịch vụ Vận tải 25,6 84 Du lịch 27.2 22 Các dịch 47,0 vụ khác 94

Bảng 1. Bảng số liệu cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2009-2019 (%)

(Nguồn: Trademap.org)

Trong giai đoạn 2009-2019, cơ cấu thương mại dịch vụ có sự dịch chuyển rõ rệt. Nếu xét theo ba ngành lớn thì tỉ trọng ngành giao thông vận tải, du lịch và lữ hành từ chiếm lần lượt là 25,684% và 27.222 tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009 xuống còn lần lượt là 21,715% và 25.097 năm 2019. Trong khi đó, tỉ trọng các tỉ trọng dịch vụ khác tăng mạnh từ 47,094% năm 2009 lên 53,188 năm 2019. Sự thay đổi này do xu hướng phát triển của ngành dịch vụ trên thế giới trong những năm gần đây. Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công nghệ thông tin. Trong ngành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào gần như không đáng kể, do đó thúc đẩy toàn bộ ngành dịch vụ phát triển. Ngành tài chính-ngân hàng (gồm cả bảo hiểm) và dịch vụ kinh doanh (như trung gian tài chính) trở thành hai ngành dịch vụ quan trọng, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của ngành dịch vụ những ngành dịch vụ. Ngoài ra các dịch vụ khác như viễn thông và bán buôn và bán lẻ tận dụng được những thành tựu của khoa học kỹ thuật như công nghệ thông tin hoặc là các ngành được mở cửa và tham gia vào cạnh tranh quốc tế, do đó kéo theo sự dịch chuyển về tỉ trọng.

5.3. 10 nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới năm 2019

Đứng đầu trong danh sách này chính là Mỹ với tổng giá trị 875 tỷ USD, tạo cách biệt hoàn toàn so với nước ở vị trí thứ 2, chiếm tới 15,12% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới năm 2019. Mặc dù các cuộc chiến thương mại với Trung Quốc diễn ra căng thẳng, Mỹ vẫn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường với lượng hàng hóa lẫn dịch vụ xuất khẩu lớn. Các mảng dịch vụ chiếm tỷ trọng cao như dịch vụ du lịch (306 tỷ USD), phí bản quyền và bằng cấp (129 tỷ USD), dịch vụ tài chính (131 tỷ USD) và các hợp đồng chính phủ/quân sự (21 tỷ USD).

Theo sau Mỹ trong danh sách này chính là Vương Quốc Anh. Mặc dù tổng giá trị trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ của Anh chỉ bằng ½ của Mỹ (418 tỷ USD), so với năm 2018, kim ngạch của Anh có sự tăng trưởng đến 1,7%. Các hoạt động liên quan đến kỹ thuật, khoa học là những ngành dịch vụ xuất khẩu hàng đầu của Anh, chiếm một phần giá trị không hề nhỏ.

Với giá trị xuất khẩu dịch vụ đạt mức 346 tỷ USD, Đức dừng chân ở vị trí thứ 3 trong danh sách. Linh kiện, kỹ thuật cùng với vận tải và du lịch là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Không chỉ là một nước xuất khẩu hàng hóa tốt mà Đức còn là một trong những nước xuất khẩu dịch vụ hàng đầu thế giới, cho thấy sự phát triển, tăng trưởng của Đức trên thị trường quốc tế.

Lần lượt các vị trí còn lại trong danh sách: Pháp (294 tỷ USD), Ireland (247 tỷ USD), Trung Quốc (244 tỷ USD), Ấn Độ (214 tỷ USD), Nhật Bản (207 tỷ USD), Singapore (204 tỷ USD) và Netherlands (202 tỷ USD).

6.Tình hình thương mại hàng hóa

6.1. Tổng kim ngạch XK hàng hóa thế giới

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá của quốc gia này bán cho quốc gia khác. Cùng với dịch vụ, xuất khẩu hàng hóa đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng.

BIỂU ĐỒ TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 (tỷ USD) 25000 20000 15000 10000 5000 0 2010 2

Nguồn: wto.org. Available at: https://bit.ly/3esqpVc

Biểu đồ 18

Giai đoạn 2010 – 2019 đã ghi nhận sự biến động đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên thế giới khi liên tục tăng giảm qua từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Trong 5 năm đầu tiên của thập niên này, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có mức tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là giai đoạn 2010 – 2011. Tuy nhiên, giai đoạn 2015 – 2016 lại là giai đoạn sụt giảm chóng mặt khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 19007 tỷ USD của năm 2014 xuống còn 16556 tỷ USD của năm 2015 và 16044 tỷ USD của năm 2016. Sự sụt giảm này là điều hoàn toàn khó có thể tránh khỏi khi nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng chậm với không ít rủi ro, gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực, khá nặng nề lên tình hình xuất khẩu nói chung. Đặc biệt, Trung Quốc, nền kinh tế lớn mới nổi của thế giới, gặp phải sự suy giảm trong việc sản xuất công nghiệp, trì trệ trong xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, năm 2015, thế giới đã chứng kiến việc giá nguyên liệu và dầu thô tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Chỉ số giá của 22 mặt hàng nguyên liệu (chỉ số Bloomberg) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Trong khi giá dầu thế giới tháng 12 -2015 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, chạm mức 35 USD/thùng. Việc dầu thô giảm giá kéo dài đã tác động hết sức tiêu cực tới những hãng sản xuất dầu và các lĩnh vực liên quan đến dầu. Điều này đã khiến cho các nước xuất khẩu dầu phải lao đao bởi dầu chính là một trong những loại hàng hóa xuất khẩu quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận.

Tuy nhiên, một năm sau giai đoạn sụt giảm đáng kể về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, năm 2017 đánh dấu 1 thập niên kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm rung động cả thế giới. Đây cũng chính là dấu mốc đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ và khởi sắc trong nền kinh tế thế giới. Nếu ở giai đoạn trước, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU đều rơi vào tình trạng bất ổn thì trong giai đoạn này, không chỉ các nhóm nước phát triển mà các quốc gia đang phát triển cũng cho thấy dấu hiệu tăng trưởng. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP), GDP trung bình của các nền kinh tế đang phát

triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 5,4% trong năm 2017. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thống kê mức tăng trưởng kinh tế của châu Á 6% trong năm 2017, nhờ tăng trưởng xuất khẩu và tiêu thụ nhiên liệu nội địa cao hơn so với dự kiến, trong khi dự báo cho năm 2018 vẫn giữ nguyên ở mức 5,8%. Như vậy, tăng trưởng kinh tế không chỉ tạo nên sự thay đổi trong xuất khẩu hàng hóa mà còn chịu sự tác động trở lại của nó.

Trong tình hình thế giới giai đoạn 2010 – 2019 có nhiều sự biến động đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, vẫn giữ được sự ổn định trong lĩnh vực này, thậm chí còn có mức tăng trưởng vượt bậc so với những thập niên trước. Điều này hoàn toàn được chứng minh qua biểu đồ dưới đây khi trong vòng 10 năm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng gấp 3,6 lần (từ 72 tỷ USD năm 2010 lên 264 tỷ USD năm 2019). Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nếu như năm 2007, Việt Nam đứng thứ 50 thì đến năm 2017, đã vươn lên vị trí thứ 27 về xuất khẩu hàng hóa.

BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 (tỷ USD)

300 264 250 243 200 150 132 114 100 96 72 215 176 162 150 50 0 2010

Nguồn: wto.org. Avaiblable at: https://bit.ly/3cnCOqR

Biểu đồ 19

6.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa

Object49

Merchandise trade

Biểu đồ 20

Trong 10 năm của giai đoạn 2010 – 2019, cơ cấu thương mại hàng hóa xuất khẩu không có sự thay đổi về thứ hạng của các ngành về tỉ trọng, tuy nhiên vẫn có một sự dịch chuyển nhẹ trong cơ cấu của công nghiệp và nhiên liệu, khai khoáng. Trước hết, tỉ trọng của ngành nông sản trong hàng hóa xuất khẩu vẫn giữ ổn định ở mức 10% trong năm đầu và năm cuối của giai đoạn này. Mỹ là quốc gia đứng đầu trong xuất khẩu nông sản ra nước ngoài ở 10 năm liên tiếp, lần lượt chiếm 6,04% và 5,8% trong năm 2010 và 2019.

Khoảng thời gian 10 năm kể từ năm 2010, ngành công nghiệp xuất khẩu đã tăng từ 69% lên 73%; trong khi đó, ngành nhiên liệu, khai khoáng lại cho thấy sự sụt giảm từ 21% xuống 17%. Đây là một mức dịch chuyển cơ cấu không đáng kể, tuy nhiên từ đó có thể nhận thấy vai trò của công nghiệp trong xuất khẩu nói riêng và trong nền kinh tế thế giới nói chung đang dần tăng cao. Đặc biệt, xét trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với sự phát triển vượt bậc và không có dấu hiệu dừng lại của công nghệ thông tin, tỉ trọng của công nghiệp trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.

6.3. Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất năm 2019

Theo số liệu được tính trong năm 2019, hoạt động xuất khẩu chiếm tới 43,43% GDP toàn thế giới. Điều này chứng tỏ các quốc gia hiện nay đang rất quan tâm và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa để cải thiện nền kinh tế.

Object54

Nguồn: knoema.com. Available at: https://bit.ly/3qyNrMy

Biểu đồ 22

Đứng đầu danh sách các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cao nhất chính là Trung Quốc với tổng giá trị 2.499 tỷ USD, chiếm tới 13,21% của thế giới. Trong số đó, 5 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của quốc gia này bao gồm bông, trà, gạo, khoai tây và

Một phần của tài liệu MÔN học QUAN hệ KINH tế QUỐC tế đề tài TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN của nền KINH tế THẾ GIỚI GIAI đoạn 2010 – 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w