Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xuất khẩu chè

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU CHÈ và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ của VIỆT NAM TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 25)

3.4.1. Ảnh hưởng của hội hập kinh tế quốc tế đến xuất khẩu chè

Hội nhập kinh tế quốc tế với việc Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện trọng đại, nó đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng của đất nước trong quá trình

21

hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự kiện này vừa mở ra cơ hội đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành hàng chè nói riêng.

- Các nước thành viên WTO sẽ phải giảm thuế nhập khẩu chè, chúng ta lại có được sự thuận lợi trong việc bán hàng, tiến hành các dịch vụ bán buôn, bán lẻ

ở nước ngoài mà chè của chúng ta lại chủ yếu để xuất khẩu nên đây là lợi thế lớn nhất của ngành chè Việt Nam.

- Các ưu đãi của Chính phủ cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Nhà nước sẽ không còn hoặc ngày càng giảm theo Luật doanh nghiệp và lộ trình mà các Chính phủ các nước thành viên WTO đã cam kết với nhau, trước hết là các ưu đãi trực tiếp cho xuất khẩu chè như: vay vốn, thưởng xuất khẩu… các hỗ trợ đầu vào như: thuế sử dụng đất, … Mức thuế nhập khẩu chè của Việt Nam cũng giảm dần.

Như vậy các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội vào chiếm lĩnh thị trường về đất đai, vùng nguyên liệu, … của chúng ta có nghĩa là mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành chè sẽ ngày càng gia tăng, không tránh khỏi sẽ có những doanh nghiệp bị phá sản.

- Các doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất chè hoặc chưa có mối quan hệ gắn bó với các cơ sở sản xuất chè nên khó có lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

3.4.2. Yêu cầu của các thị trường lớn đối với sản phẩm nông sản và chè xuất khẩu

Đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU)

Theo các chuyên gia đánh giá, EU có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Hàng nông sản của các nước đang phát triển trong đó có sản phẩm chè đưa vào EU phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

- Quy định về vệ sinh: Các nước đưa hàng nông sản vào thị trường EU phải nằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào thị trường này. Từng lô hàng

22

phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp.

- Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: Theo các quy định của EEC các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dư lượng hoá chất (kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, sinh học biển và ký sinh trùng.

- Quy định về giám sát: Quy định của Ủy ban Kinh tế châu Âu (EEC) yêu cầu nhà sản xuất, xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (HACCP). Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu vào EU.

Đối với thị trường Nhật Bản

Hiện nay, ở Nhật Bản việc kiểm tra hàng nông sản nhập khẩu được thực hiện theo Luật Vệ sinh thực phẩm. Khi hàng hóa nông sản được nhập khẩu vào Nhật Bản phải thông báo cho Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội. Trải qua hàng loạt các công đoạn kiểm tra theo luật định. Việc quyết định xem có cần thiết kiểm tra chuyến hàng nhập khẩu hay không phụ thuộc vào sự đánh giá các yếu tố, đó là: đã từng

vi phạm trước đó hay chưa, lịch sử nhập khẩu của một mặt hàng cụ thể, liệu đã có sự vi phạm được cơ quan hải quan báo cáo, thông tin về lĩnh vực vệ sinh của hàng hoá hay thông tin do nước xuất khẩu cấp có đầy đủ không.

Các nội dung sẽ được kiểm tra gồm có: Nhãn hàng, kiểm tra cảm quan: màu sắc, độ tươi sáng, mùi, , … Nếu như trong quá trình kiểm tra, lô hàng được xem là đạt yêu cầu, giấy chứng nhận sẽ được chuyển đến cơ quan quản lý nhập khẩu và sau đó được thông quan. Nếu như lô hàng bị kết luận là không đạt yêu cầu thì sẽ bị giữ lại để gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ.

Yêu cầu của các thị trường khác

Nhìn chung, ở các thị trường khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan, … hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh không nghiêm ngặt như ở Nhật, EU hay Mỹ nhưng các nước này vẫn đòi hỏi giấy chứng nhận

23

chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu.

3.5. Chính sách điều hành xuất khẩu của Việt Nam:

Đối với mặt hàng chè xuất khẩu, Việt Nam đang có chính sách khuyến khích xuất khẩu. Từ năm 2005, Chính phủ ban hành chính sách thưởng cho doanh nghiệp mở rộng thị trường và xuất khẩu chè có giá trị cao; Đồng thời, thông qua chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác và xây dựng mạng lưới tiêu thụ chè tại các nước EU. Hiệp hội Chè cũng đề nghị Chính phủ đầu tư kinh phí mở các sàn giao dịch, các trung tâm thương mại chè ở Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, gồm có chợ chè và thương mại điện tử về chè, nhằm giúp buôn bán chè một cách thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cũng đã tổ chức xúc tiến thương mại tại nhiều quốc gia là thị trường chính như Pakistan, Thổ Nhỉ Kỳ, Nga, …

3.6. Chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu

Theo quy định mới ban hành của Liên minh châu Âu (EU), tất cả các lô hàng chè nhập vào đây phải đảm bảo dư lượng thuốc trừ sâu không quá 0,01 ppm (ppm: phần triệu) thay vì 0,1 ppm như trước đây. Giới hạn dư lượng ethion mà EU quy định 3 ppm trong năm 2002 và 2 ppm trong năm 2003 thì nay cũng được hạ xuống còn 0,01 ppm như tất cả các loại thuốc trừ sâu khác. Đơn vị xuất khẩu phải gửi mẫu chè cho đối tác nhập khẩu để xét nghiệm, nhằm xác định liệu dư lượng thuốc trừ sâu có nằm trong giới hạn cho phép hay không .. Đây là khó khăn đối với các nhà xuất khẩu chè trên thế giới nói chung và ngành chè Việt Nam khi thâm nhập thị trường này.

Đối với Nga, chiến lược là nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người tiêu dùng trong nước, do Nga chỉ sản xuất đủ đáp ứng 1% nhu cầu và dự trữ quốc gia đề phòng chiến tranh và thiên tai; cung cấp nguyên liệu cho các công ty nội địa chế biến đóng gói chè đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước. Chính sách nhập khẩu chè là khuyến khích nhập khẩu, không

24

áp dụng biện pháp hạn chế toàn phần và từng phần, hỗ trơ các nhà máy chế biến đóng gói chè nội địa để khuyến khích nhập chè rời, hạn chế nhập chè gói; …

Đối với Mỹ, chè thuộc trong số nhóm mặt hàng khó nhập khẩu vào nước này và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Theo luật Mỹ, chè không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không phù hợp cho tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất sẽ không được phép nhập khẩu. Người nhập khẩu hoặc nhận hàng có trách nhiệm cung cấp mẫu đại diện cho từng loại chè có ghi trong hóa đơn giao hàng để FDA kiểm tra đối chiếu với mẫu chè chuẩn. Nếu kết quả kiểm tra lại vẫn không đạt so với mẫu chuẩn thì người nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ lô hàng trong vòng 6 tháng kể từ ngày có kết quả kiểm tra cuối cùng. Nếu hết 6 tháng hàng chưa được tái xuất thì sẽ bị tiêu hủy.

3.7. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu

3.7.1. Ưu điểm

Trong cả nước có rất nhiều các doanh nghiệp và đơn vị chế biến và sản xuất chè, trong Tổng công ty chè Việt Nam là một đơn vị rất quan trọng. Có sự thống nhất với nhau và vai trò của tổng công ty chè Việt Nam là rất to lớn như:

Tổng công ty đã tạo ra được mối liên kết chặt chẽ với các đơn vị thành viên, mở rộng ra cả các vùng chè dân. Tuy có số lượng đơn vị khá lớn ở nhiều vùng khác nhau, nhưng Tổng công ty đã thống nhất được sự quản lý từ trên xuống dưới: các thành viên tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch và nhiệm vụ được giao; khi có khó khăn về nguồn hàng Tổng công ty vẫn có thể đảm bảo được hàng xuất khẩu bằng cách yêu cầu các đơn vị dừng việc bán hàng ra ngoài để tập trung toàn bộ lượng hàng giao cho Tổng công ty.

Ở đây không xảy ra tình trạng “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược” như vẫn thường thấy ở một số Tổng công ty Việt Nam hiện nay. Sở dĩ tạo ra được mối liên hệ này là nhờ tổng công ty đã gắn được lợi ích của mình với lợi ích của các thành viên. Và thực tế đã chứng minh không có mối quan hệ kinh tế nào bền chặt bằng mối quan hệ kinh tế hai bên cùng có lợi. Do làm tốt công tác này mà

25

tránh được tình trạng “tranh mua tranh bán” ở nhiều nơi, làm thiệt hại cho các công ty và bà con trồng chè; xuất khẩu chè đã làm cho mức sống các vùng trồng chè được cải thiện đáng kể; ...

Hiện nay chúng ta đã xâm nhập được vào các thị trường mới đầy tiềm năng như: Iraq, Nhật Bản, Mỹ, .... không còn phụ thuộc vào các thị trường Liên Bang Nga và các nước Đông Âu như trước kia ra. Hiện nay chúng ta có rất nhiều mối quan hệ ở các nước bạn hàng. Các doanh nghiệp ở nước ta học hỏi được rất nhiều điều và nắm bắt được những thông tin quan trọng làm cho các doanh nghiệp chủ động trước những biến động của thị trường.

3.7.2. Tồn tại, hạn chế

Một là, trong quản lý chất lượng chè xuất khẩu.

Do chạy theo lợi nhuận trước mắt, nhiều doanh nghiệp sản xuất chè kém chất lượng hoặc bán phá giá gây ảnh hưởng xấu đến uy tín chè Việt Nam.

Hai là, trong sản xuất nguyên liệu:

Năng suất bình quân thấp do tổ chức sản xuất sai lầm trong nhiều năm. Một thời gian dài trước đây, chè được phát triển tràn lan theo kiểu rải rác, tập trung vào quảng canh. Bộ giống chè nghèo, không có giống tốt, giống đặc sản. Dùng nhiều phân vô cơ làm đất bị nghèo dinh dưỡng, độ pH tăng cao….

Ba là, Chất lượng sản phẩm kém.

Nhiều đánh giá cho rằng chất lợng của ta chỉ đạt mức trung bình so với thế giới. Chất lượng thấp làm giảm năng lực cạnh tranh, kéo giá chè xuất khẩu xuống thấp hơn hẳn giá cho thế giới. Trong các yếu tố ảnh hưởng xấu tới chất lượng, nổi lên những yếu tố sau:

Công nghệ: Chỉ một số ít nhà máy mới xây dựng bằng thiết bị công nghệ của Ấn Độ là tương đối hoàn chỉnh. Còn phần lớn là các nhà máy đến nay đã xuống cấp hay nâng cấp chắp vá .

26

Con người: Cùng với sự yếu kém về công nghệ, thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cũng nguyên nhân làm chất lượng chè thấp

Quản lý: Vẫn còn nhiều đơn vị vì lợi ích cục bộ, chỉ chạy theo số lượng cốt hoàn thành kế hoạch mà không có trách nhiệm với người tiêu dùng, không quan tâm duy trì và cải tiến.

Bốn là, tuy Tổng công ty đã mở ra nhiều thị trờng mới nhng cha có bạn hàng thực sự lâu dài, thậm chí còn bị mất thị trờng chè vàng ở Hồng Kông. Nguyên nhân là do:

Sản phẩm còn đơn điệu về chủng loại, mẫu mã, bao bì, ta chủ yếu xuất chè có kích thước và kiểu dáng tự nhiên.

Chưa hình thành hệ thống phân phối trực tiếp ở nước ngoài. XK phải qua nhiều khâu trung gian vòng vèo (do cơ chế trả nợ).

Chi phí dành cho các hoạt động xúc tiến, yểm trợ còn thấp. Các hình thức quảng cáo còn nghèo nàn - đây là nhược điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam. Công tác tiếp thị yếu, cha có một đội ngũ tiếp thị chuyên môn.

Quan điểm marketing truyền thống, coi trọng khâu tiêu thụ. Đã có các dây chuyền công nghệ như vậy, đã sản xuất ra các sản phẩm như vậy, vấn đề phải quan tâm là tìm đầu ra.

Tất cả những hạn chế trên còn có chung một nguyên nhân là tổ chức quản lý của ngành chè chưa được hợp lý. Các đơn vị sản xuất chè còn phân tán, còn phân biệt nặng nề giữa trung ương và địa phương. Cơ cấu chưa ổn định, Tổng công ty mới được thành lập trong thời gian ngắn nhưng đang có sự xáo trộn do việc chuyển đổi một số đơn vị từ Trung ương sang địa phương. Nhìn chung, các nhà sản xuất kinh doanh chè trong cả nước chưa tập trung về một mối để tạo sức mạnh tổng hợp, để canh tranh được trên thị trường quốc tế.

27

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM

4.1. Những khó khăn và thuận lợi của chè Việt Nam:

Qua những phân tích về thị trường chè thế giới và chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh cũng như tiềm lực xuất khẩu chè của Việt Nam và chính sách điều hành xuất khẩu của Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa cho mặt hàng này:

Về điểm yếu

- Thiếu sự lãnh đạo và kết hợp giữa người dân và doanh nghiệp gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý về chất lượng, số lượng và giá cả. Đây là nguyên nhân làm cho nguồn cung chè luôn bị biến động và chất lượng chè không cao.

- Chưa có đầu tư cho thương hiệu chè: hiện nay thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam rất lớn nhưng lại không có một thương hiệu lớn nào tương sứng với tiềm lực hiện tại, làm cho giá trị xuất khẩu không cao.

- Chất lượng chè chưa cao chủ yếu là do thiếu sự quan tâm về cây giống, quy hoạch và các công đoạn chăm sóc và chế biến. Đa số cây giống là do nông dân tự phát, không rỏ nguồn gốc và chất lượng.

Về điểm mạnh

- Có sản lượng xuất khẩu chè lớn thứ năm trên thế giới Sri Lanka, Kenia, Ấn Độ, Trung Quốc, xuất khẩu khoảng 118 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Ứng dụng các thành tựu khao học kỹ thuật vào sản xuất gốp phần nâng cao chất lượng.

- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp để trồng chè, có thể trồng được các giống chè chất lượng cao.

Cơ hội

- Có cơ hội để xây dựng thương hiệu chè toàn cầu hùng mạnh như các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam có đủ điều kiện như về diện tích điều kiện

28

tự nhiên để có được một sản phẩm chất lượng và một thương hiệu mạnh tương đương.

- Nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trên thế giới, với nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn của nhà nước.

Đe dọa

- Áp lực cạnh tranh lớn gây khó khăn trong xuất khẩu và chịu áp lực lớn về cạnh tranh giá cả, không thu được giá trị cao.

- Các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu và những qui định nhập khẩu khác gây khó khăn trong xuất khẩu của nước ta.

4.2. Giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam4.2.1. Cơ sở đề ra giải pháp 4.2.1. Cơ sở đề ra giải pháp

4.2.1.1. Tồn tại của ngành xuất khẩu chè:

Tồn tại của ngành xuất khẩu chè Việt Nam có thể tóm gọn trong 3 khẩu

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU CHÈ và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ của VIỆT NAM TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 25)