Giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU CHÈ và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ của VIỆT NAM TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 33)

4.2.1. Cơ sở đề ra giải pháp

4.2.1.1. Tồn tại của ngành xuất khẩu chè:

Tồn tại của ngành xuất khẩu chè Việt Nam có thể tóm gọn trong 3 khẩu chính, đó là sản xuất, chế biến và thị trường.

Về sản xuất nông nghiệp, tình trạng sử dụng các loại giống chè chất lượng thấp không rõ nguồn gốc vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng, việc đổi mới cơ cấu trồng chè còn chậm, sản phẩm chè còn đơn điệu, tỷ lệ nguyên liệu chủ động tự sản xuất còn rất thấp: ở Tổng Công ty Chè, tỷ lệ sản lượng nguyên liệu tự sản xuất chiếm 49,7%, mua ngoài chiếm hơn một nửa (khoảng 50,3%). Ở các doanh nghiệp khác, tỷ lệ có nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ chiếm 37,2% sản lượng, còn 62,6% sản lượng là thu mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường.

Ở khâu chế biến công nghiệp, sự phát triển các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè với tốc độ cao đã bộc lộ nhiều điểm vướng mắc cần khắc phục. Nhiều doanh nghiệp chế biến không có vùng cung cấp nguyên liệu riêng nên thiếu chủ động, việc xác định phẩm cấp và giá trị không thống nhất.

Chè Việt Nam hiện chiếm khoảng trên 6% sản lượng thế giới nhưng sản phẩm trên thương trường quốc tế vẫn chưa có thương hiệu. Nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài mua chè Việt Nam dưới dạng nguyên liệu rồi đấu trộn với các loại chè khác và đăng ký thương hiệu của họ. Vì vậy, những lúc khó khăn, chè Việt Nam bị ép giá là điều không thể tránh khỏi.

29

4.2.1.2. Định hướng của ngành

Đến năm 2020, diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ là 140.000 ha, với năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Sản lượng chè thô dự kiến đạt 1.260.000 tấn và đạt mức 300.000 tấn đối với sản lượng chè khô.

Việt Nam tiếp tục củng cố giữ vững các thị trường chủ lực trong xuất khẩu chè như thị trường Pakistan, Đài Loan, Irắc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc…và tăng cường xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng: Philippin, Kenya, Xiry, Iran, Mexico, Lào, Chi Lê… cũng như mở rộng thị trường tại các nước và vùng lãnh thổ mới hoặc nhập khẩu chè Việt Nam còn ở lượng ít.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cho chè Việt Nam trong thời gian tới, các cơ quan ban ngành đã phối hợp với Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc quy hoạch định hướng phát triển giống chè mới. Đến năm 2010, Viện sẽ cung cấp giống chè mới cho các khu vực trồng chè đảm bảo cơ cấu 60% diện tích là giống chè mới chất lượng cao, đưa năng suất bình quân lên 8 tấn tươi/ha, tăng thêm 2 tấn/ha so năm 2007. Trên 70% diện tích chè Việt Nam hiện nay chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm dưới 30%. Trong khi cơ cấu giống chè của thế giới thì ngược lại: giống chế biến chè đen chỉ chiếm khoảng 10%, giống cho chế biến chè cao cấp chiếm gần 25%, còn lại là giống chế biến được cả chè đen và chè xanh. Do vậy, việc quy hoạch vùng nguyên liệu và phát triển những giống chè mới, cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng là vấn đề mà ngành chè đang cố gắng thực hiện trong tương lai.

4.2.2. Một số giải pháp

Tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển cây giống, nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu. Ngoài việc đưa nhiều giống mới vào khảo nghiệm cũng cần khai thác triệt để các vườn chè hiện có.

30

Nhà nước cần cân đối các vùng nguyên liệu, định hướng những diện tích đất phù hợp để trồng chè và có chính sách thu mua và bao tiêu sản phẩm hợp lý nhằm gắn quyền lợi của người sản xuất với người xuất khẩu.

Có chính sách hỗ trợ đa dạng và linh hoạt về tài chính. Để phục vụ cho định hướng của ngành trong tương lai, ngành chè có nhu cầu lớn về vốn cả ngắn hạn và dài hạn để đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng vùng nguyên liệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu ...

Đa dạng hoá mẫu mã, bao bì các sản phẩm làm từ chè: Việc tiêu thụ sản phẩm chè phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu người tiêu dùng.

Cần tăng cường nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè ướp hương hoa quả, các loại nước chè đóng hộp, ... để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đào tạo nguồn nhân lực cũng là yêu cầu hết sức bức thiết trong tình hình hiện nay.

Ngoài ra, cũng cần thường xuyên tổ chức thi thợ giỏi, nâng bậc để nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân nhằm ổn định và nâng cao kỹ thuật sử dụng thiết bị và kỹ thuật chế biến chè tại cơ sở.

Nhóm giải pháp cơ chế chính sách

- Cần có cơ chế quản lý chất lượng các khâu từ trồng, chăm bón, thu hái đến chế biến tại các hộ gia đình để đảm bảo nguyên liệu chè không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (trong đó đặc biệt là thuốc trừ sâu); tăng cường công tác khuyến nông, khuyến cáo các doanh nghiệp và nông dân bảo vệ vườn chè bằng các biện pháp sinh học; thành lập cơ quan kiểm tra chất lượng của ngành chè...

- Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về sản xuất chè an toàn, chỉ đạo thực hiện kiểm tra giám sát và chứng nhận điều kiện sản xuất chè an toàn cho các cơ sở sản xuất chè.

31

- Quản lý, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra về sản xuất chè an toàn, chứng nhận sản phẩm chè an toàn và công nhận các tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào những vùng chè chủ lực, chuyển giao công nghệ chế biến theo tiêu chuẩn của những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...

Nhóm giải pháp về quy hoạch

Quy hoạch các cơ sở chế biến công nghiệp gắn chặt với vùng chè, khắc phục tình trạng thừa nhà máy, thiếu nguyên liệu.

Triển khai kế hoạch trồng mới trên diện tích chuyển đổi từ vườn tạp, cải tạo vùng đồi hoang, đất sấu chưa canh tác sang trồng chè theo từng giai đoạn cụ thể; bố trí theo giống trồng, theo vùng, đồi.

Nhóm giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật:

Về giống chè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần có cơ chế để chủ động cơ cấu giống, cải tạo giống để sản xuất đa dạng sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng nhanh với biến động nhu cầu của thị trường cạnh tranh hội nhập.

Xem xét lại hệ thống tổ chức của ngành chè từ khâu ươm giống - trồng trọt - chế biến đến khâu tiêu thụ trong nước, ngoài nước nhằm giảm chi phí, điều hòa lợi ích giữa các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh chè.

Áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ

Trong trồng chè nên trồng đúng mật độ đối với từng giống chè, trồng theo đường đồng mức, có cây che bóng lá nhỏ, họ đậu, tăng độ mùn của đất, chống nóng, giữ ẩm, chống xói mòn đất.

Đối với chè trồng mới và trồng thay thế: triệt để thực hiện quy trình thiết kế nương đồi, làm đất bằng cơ giới, trồng cây cải tạo đất, bón đủ phân hữu cơ, trước khi trồng chè phải trồng cây che bóng...

32

Cơ giới hoá khâu làm đất; kế hoạch cơ giới hoá, chú trọng các khâu làm đất, chăm sóc, đốn hái, phòng trừ sâu bệnh...; Xây dựng, cải tạo các công trình giữ nước và dẫn nước.

Sử dụng nguồn phân hóa học cho chè:

Phân hóa học cho chè bao gồm nguyên tố đại lượng và vi lượng. Nguyên tố đại lượng gồm NPK (đạm, lân, kali) rất cần thiết và quyết định năng suất chè.

Nguyên tố vi lượng như Zn, Bo và Mg có tác dụng làm búp phát triển đồng đều, không bị nhỏ hay biến dạng và tăng chất lượng búp.

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Trong vấn đề thuốc bảo vệ thực vật: Nên tìm dùng những loại thuốc hữu cơ, thuốc sinh học không gây độc hại, an toàn cho người sử dụng, phải giảm số lượng, giảm số lần phun trong năm, chủ động phòng chống sâu bệnh.

Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp sản xuất và chế biến chè

Chọn vùng, chọn giống chè để sản xuất sản phẩm chè có chất lượng cao, xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ với giá trị cao.

Thực hiện xây dựng quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, phòng ngừa khuyết tật, kiểm soát các thông số kỹ thuật trong tất cả các nhà máy chế biến chè.

Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí sản xuất một cách hợp lý. Ngành chè của tỉnh cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở.

Do hiện tại lực lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu, trình độ còn yếu kém, tay nghề chưa cao, trong sản xuất chưa kiên quyết uốn nắn theo quy trình, chưa phát hiện được kịp thời các khuyết tật và sự cố xảy ra.

4.3. Kiến nghị

- Các Sở Nông nghiệp – PTNT phối hợp với các ngành trong các tỉnh trồng chè xây dựng dự án sản xuất chè an toàn, chất lượng cao trình Uỷ ban nhân dân

33

tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Nông nghiệp – PTNT hỗ trợ kinh phí để triển khai các dự án.

- Các Sở chỉ đạo các Chi cục Bảo về thực vật (BVTV), các đơn vị trong ngành nông nghiệp của Sở có kế hoạch cụ thể tập huấn cho tổ chức, cá nhân và nông dân về sản xuất chè an toàn, đặc biệt vấn đề quản lý dịch hại tổng hợp trên chè.

- Các Chi cục BVTV: tăng cường công tác thanh kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp theo Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp – PTNT, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên chè, xử phạt nghiêm minh những đơn vị, cá nhân làm trái quy định của pháp luật trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.

- Về phía Cục Bảo vệ thực vật:

Xây dựng chương trình tổng thể về tập huấn IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) trên cây chè trong phạm vi toàn quốc để các tỉnh triển khai.

Báo cáo Bộ Nông nghiệp – PTNT: chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp kiểm tra việc thu mua nguyên liệu, chế biến chè trong đó có việc lấy mẫu phân tích dư lượng hoá chất trên chè và công bố kết quả công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Về phía các công ty kinh doanh chè:

Tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm chè của công ty mình vì vậy phải kiểm tra giám sát việc thu mua nguyên liệu trong quy trình sản xuất chè và trước khi đi vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng.

Các công ty xuất khẩu chè: cần tìm hiểu các nước nhập chè của Vệt Nam: yêu cầu chất lượng như thế nào, đặc biệt là vấn đề dư lượng thuốc BVTV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34

KẾT LUẬN

Tóm lại, ngành xuất khẩu chè của Việt Nam trong những năm gần đây phát triển rất tốt cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Chấp sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề còn tồn tại ngành chè Việt Nam vẫn đang phát triển theo chiều hướng tốt. Sự phát triển của ngành chè có đóng góp rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết được phần nào lao động đặt biệt là vùng trung du miền núi. Trong giai đoạn hiện tại ngành chè Việt Nam vẫn đang phát triển tốt, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết để ngành chè Việt Nam được phát triển tốt hơn, tương xứng với tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên của đất nước. Chính phủ và các ban ngành cần quan tâm nhiều hơn đến việc thúc đẩy xuất khẩu chè, đề ra các giải pháp, chính sách và kiến nghị tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè ra thế giới. Đồng thời, giúp doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm chè phù hợp với thị yếu các nước trên thế giới.

Trên đây, em đã trình bày, làm rõ các biện pháp thúc đẩy khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng chè, sự tác động của nó tới xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước. Đồng thời phân tích thực trạng xuất khẩu và đưa ra các đánh giá khách quan các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển mặt hàng chè tiềm năng xuất khẩu sang thị trường thế giới trong thời gian tới.

35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Cành, 2004, “Phương pháp và phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế”, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Giáo trình Kinh tế quốc tế- Tập 1- NXB Thống kê (2003)

3. Giáo trình Kinh tế ngoại thương- NXB Lao động xã hội (2008)

4. Võ Thị Thanh Lộc, 2000, “Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế”, Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Và một số website: www.agro.gov.vn www.vitas.com.vn www.gso.gov.vn www.saga.vn www.dalat.gov.vn www.phutho.gov.vn www.vinhphuc.gov.vn ……. 36 download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU CHÈ và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ của VIỆT NAM TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 33)