L ời mở đầu
3.1.2. Chính sách phát triển kinh tế số của Việt Nam trong thời kỳ Covid-1 9
❖ Mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tếsốViệt Nam thời kỳ đại dịch
Mặc dù dịch Covid - 19 gây nhiều khó khăn đến nền kinh tế, tuy nhiên sự trỗi dậy của kỹ thuật số trong thời kỳ đại dịch đã khiến kinh tế số Việt Nam tiềm năng hơn bao giờ hết. Vì thế phát triển kinh tế số theo mục tiêu đã đề ra là một trong những giải pháp quan trọng cho phát triển kinh tế trong thời kỳ đại dịch. Văn kiện đại hội XIII 2021 xác định, đến năm 2025, kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.
Để đạt mục tiêu này, Văn kiện nhấn mạnh yêu cầu:
- Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển kinh tế số, xã hội số. - Phát triển mạnh hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số…
❖ Tiến độthực hiện, thành tựu phát triển kinh tếsốtrong thời kỳ đại dịch
Về tình hình thực hiện yêu cầu phát triển kinh tế số, Việt Nam căn bản đã hoàn thành tốt những chiến lược trong Văn kiện đại hội XIII đề ra. Cụ thể, kinh tế số Việt Nam phát triển mạnh cả về nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Internet đã trở thành một phần thiết yếu của các ngành thương mại dịch vụ như ngân hàng, giao thông, y tế…, ước tính mức độ đóng góp của Internet là khoảng 2-3% GDP của Việt Nam và dự báo sẽ tăng đến 40-50% GDP trong tương lai. Trong hệ sinh thái số ở Việt Nam, có ba thị trường nổi bật là viễn thông, công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Trong đó, thương mại điện tử, một trong những cấu phần trọng yếu nhất của kinh tế số Việt
Nam đã tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và quy mô thị trường, hiện ở mức 5,2 tỷ USD. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo bắt đầu hình thành một cách đầy đủ. Tóm lại, Việt Nam đã tận dụng tốt sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời kỳ đại dịch và thực hiện tốt yêu cầu về cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
❖ Hạn chế, những điểm chưa thực hiện được
Bên cạnh những thành công trong thực hiện yêu cầu phát triển kinh tế số trong thời kỳ đại dịch, việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đó là:
- Sự mất cân bằng giữa các lĩnh vực, vùng miền, còn một số lĩnh vực chưa thực sự được áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.
- Xuất hiện những đối tượng yếu thế ở vùng sâu vùng xa, khó khăn trong tiếp cận kinh tế số, cụ thể ở đây là Internet. Lấy đơn cử như trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay vì diễn biến căng thẳng của dịch Covid 19 trên khắp cả nước từ tháng 5/2021 nên việc tiếp cận các thiết bị điện tử để phục vụ việc học trực tuyến là rất cần thiết, tuy nhiên nhiều hộ gia đình vẫn chưa có điều kiện cho con em mình về thiết bị cũng như về kết nối mạng hộ gia đình.
- Những vấn đề về mặt pháp lý, an ninh mạng và việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng; nhận thức, thói quen và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chưa “thực sự sẵn sàng” cho nền kinh tế số.
Việt Nam vẫn đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông. Rõ ràng, nhận thức về kinh tế số, nhu cầu và hành động theo xu thế kinh tế số còn chậm chạp, chưa đồng đều, thống nhất từ trên xuống dưới, từ chính quyền đến doanh nghiệp và người dân là một hạn chế góp phần làm chậm xu hướng số hóa nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đại dịch.
3.2. Đề xuất giải pháp
Việt Nam đứng vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh trên thế giới và đứng vị trí 22 về tốc độ số hóa. Sự dịch chuyển theo hướng số hóa ngày càng nhanh giúp Việt Nam bước vào nền kinh tế số ngày càng mạnh với nhiều doanh nghiệp kinh tế số ra đời. Để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế số đạt 20% GDP năm 202517 và phát triển cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh thì hành trình chuyển dịch sang nền kinh tế số của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn bởi tồn tại nhữnghạn chế cả về nguồn nhân lực, về cơ sở hạ tầng và về nhận thức của cộng đồng xã hội. Vì thế, Việt Nam cần đưa ra giải pháp để khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế số hơn nữa.