Xuất, giải pháp cho chính phủ

Một phần của tài liệu Tác động của đại dịch covid đến nền kinh tế số của việt nam (Trang 32 - 34)

L ời mở đầu

3.2.1. xuất, giải pháp cho chính phủ

❖ Cần khuyến khích tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số Để phát triển kinh tế số, nhất thiết phải có sự hậu thuẫn từ Chính phủ với tư duy quản lý thông thoáng nhằm “cởi trói” cho các doanh nghiệp. Đặc biệt hỗ trợ các DNNVV thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Các sáng kiến dựa vào công nghệ số mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội nếu được triển khai hợp lý.

❖ Xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm tạo khuôn khổ cho phát triển

kinh tế số

Xây dựng nền tảng, thể chế cho các mô hình kinh tế. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho các ngành mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số... Cải cách thể chế để thu hút đầu tư vào công nghệ số trong các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ số.

Xây dựng các kế hoạch cụ thể về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, gắn liền với các nguồn tài chính, kinh phí để tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với kinh tế số.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về kinh tế số

Tăng cường nhận thức của người dân và doanh nghiệp về kinh tế số thông qua các cơ quan, doanh nghiệp và trường học. Các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông cần định hướng dư luận, giúp cho các doanh nghiệp, người dân và xã hội có nhận thức đúng về

kinh tế số để có sự chuẩn bị tốt nhất, thích ứng xu hướng phát triển kinh tế số. Tăng cường trách nhiệm của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong xây dựng kinh tế số.

❖ Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho chuyển đổi kinh tế số Bên cạnh việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số, việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT đóng vai trò hết sức quan trọng. Chương trình đào tạo nhân lực CNTT cần hướng đến đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục CNTT. Cập nhật giáo trình đào tạo CNTT gắn với các xu thế công nghệ mới như Internet kết nối vạn vật IoT, AI, công nghệ robot. Đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường và khu vực doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT.

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của nền kinh tế số. Việt Nam có khoảng 900.000 nhân lực CNTT, trong đó có số lượng lớn kỹ sư về AI, IoT, khoa học dữ liệu.

❖ Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Hỗ trợ nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời chú trọng bồi dưỡng, phổ biến, trang bị kiến thức cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và xu thế CMCN 4.0 cũng như thích ứng với hội nhập vào thị trường thế giới trong thời kỳ mới. Cần có cơ chế khuyến khích thúc đẩy việc áp dụng công nghệ số ở cả bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như hỗ trợ tài chính cho cácdoanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Một phần của tài liệu Tác động của đại dịch covid đến nền kinh tế số của việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w