ngành y tế
- Điều kiện tiên quyết, đó là phải hoạch định (xây dựng và ban hành) hợp lý
chính sách về đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành YT nhằm mở đường thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách này theo mục tiêu đã vạch ra.
- Điều kiện thứ hai, đó là phải sắp xếp được một hệ thống tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước tinh gọn và đủ hiệu lực; cùng với việc kiện toàn nhân sự hành chính nhà nước mang tính chuyên nghiệp, đạt chất lượng về trình độ, năng lực, kỹ năng và đề cao trách nhiệm công vụ trong việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành YT.
- Điều kiện thứ ba, đề cao cam kết chính trị và trách nhiệm giải trình của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để tạo chỗ dựa niềm tin và tranh thủ sự đồng thuận xã hội trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành YT.
- Điều kiện thứ tư, phải tăng nguồn đầu tư tài chính ngân sách kết hợp với
thực hiện cơ chế xã hội hóa các nguồn lực xã hội để đảm bảo quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành YT.
1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế
Nghề y được đánh giá là một trong nghề cao quý. Cũng có thể thấy được để gia nhập đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực y tế không phải là dễ
30
dàng. Bởi họ phải trải qua quá trình đào tạo và làm việc khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của. Vì đây là lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt, nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, do vậy phải được đào tạo với thời gian dài hơn các ngành khác và chương trình đào tạo nghiêm ngặt hơn. Hơn thế nào, lao động nghề y được phân loại thuộc nhóm nghề nghiệp nguy hiểm, độc hại do luôn phải tiếp xúc với những nguy cơ gây bệnh cho chính những người hành nghề như hóa chất, chất thải y tế… Ngoài ra, còn chịu nhiều sức ép từ chính người bệnh và thân nhân. Vì thế, đòi hỏi lao động ngành y đặc biệt là đội ngũ viên chức ngành y tế luôn phải nâng cao ý thức rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực làm việc và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao.
Tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Trung ương Đảng về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới đã nêu rõ “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội”. Nghị quyết này cũng đã một lần nữa khẳng định vai trò của đội ngũ viên chức y tế “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần phải được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và
đãi ngộ đặc biệt”. Nghị quyết này cũng yêu cầu mỗi cán bộ viên chức ngành y tế
phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn để xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thầy thuốc như mẹ hiền” [3].
Để từng bước thực hiện chủ trương sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo để đáp ứng nhu cầu viên chức y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và xây dựng một số trung tâm đào tạo viên chức y tế ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã yêu cầu phải xây dựng hệ thống mạng lưới y tế với nguồn nhân lực y tế tốt [6]. Bên cạnh đó, trong đào tạo, bồi dưỡng, cũng đã nêu cao quan điểm cần phát triển toàn diện về cả số lượng và chất lượng chuyên môn, y đức nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội: “Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng. Nâng cao trình độ chuyên môn, trách
31
Về định hướng quy hoạch đào tạo ngành y tế hiện nay đang từng bước mở rộng nâng cấp các cơ sở y tế, mở rộng các mô hình đào tạo như đào tạo cử tuyển cho các đối tượng có nguyên vọng ở khu vực miền núi, hải đảo, đồng bào dân tộc thiểu số. Mở thêm nhiều lớp và cho phép tổ chức đào tạo các lớp về quản lý bệnh viện cho đội ngũ lãnh đạo, đưa viên chức có trình độ cao đi học tập tại nước người, khuyến khích du học nước ngoài và nâng cao tinh thần tự học của đội ngũ viên chức ngành y tế.