dịch vụ giao thông vận tải…Các đối tác xuất khẩu chính: Canada ( được coi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ); Mexico; Trung Quốc (thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ); Nhật Bản và Anh.
- Khu vực xuất khẩu chính: EU (là thị trường xuất khẩu lớn nhất cả Mỹ năm 2009; FDI của Mỹ ở EU năm 2008 là 1.6 nghìn tỷ USD tập trung vào các lĩnh vực như tài chính/ bảo hiểm, công nghiệp sản xuất).
● Giai đoạn 2014 - 2016, giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm từ 1623.3 xuống còn 1454.6 tỷ USD ( giảm 168.7 tỷ USD).
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Máy móc, trang thiết bị; hóa chất; dịch vụ giao thông vận tải,...
- Các quốc gia xuất khẩu chính: Canada, Trung Quốc, Mexico, Anh, Nhật Bản và Đức
● Giai đoạn 2016 - 2018, giá trị xuất khẩu có sự tăng nhẹ từ 1454.6 lên 1664.1 tỷ USD (tăng 209.5 tỷ USD):
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Đồ ăn thức uống; Dầu mỏ; Máy móc, trang thiết bị; Dịch vụ giao thông vận tải và dịch vụ tài chính/ bảo hiểm.
- Các quốc gia xuất khẩu chính: Trung Quốc; Canada; Mexico; Nhật Bản.
- Các khu vực xuất khẩu chủ yếu: EU; ASEAN,....
● Giai đoạn 2018 - 2021, giá trị xuất khẩu giảm mạnh từ 1664.1 xuống còn 223.6 tỷ USD (giảm 1440.5 tỷ USD)
- Đứng thứ 2 thế giới về sản lượng xuất khẩu.
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Tư liệu sản xuất; Hàng tiêu dùng; Đồ ăn và đồ uống; Dầu thô….
- Các quốc gia xuất khẩu chính: Canada, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc
b) Tình hình nhập khẩu của Mỹ giai đoạn 2010 - 2021
Biểu đồ thể hiện giá trị nhập khẩu của Mỹ giai đoạn 2000 - 2020
● Nhìn chung, giá trị nhập khẩu của Mỹ trong giai đoạn 2010 - 2021 tăng nhanh nhưng không đồng đều giữa các giai đoạn và có sự biến động nhẹ trong thời kỳ này:
- Tổng giá trị nhập khẩu tăng lên 2336.6 tỷ USD vào năm 2020 nhưng lại suy giảm đột ngột còn 290.7 tỷ USD (10/2021)
● Giai đoạn 2010 - 2012, giá trị nhập khẩu tăng lên 2275 tỷ USD
- Các mặt hàng nhập khẩu chính: Dầu thô; Hàng tiêu dùng; Thiết bị điện tử..
- Các đối tác nhập khẩu: APEC; EU; Trung Quốc; Canada….
● Giai đoạn 2012 - 2016, giá trị nhập khẩu giảm mạnh xuống còn 2188.9 tỷ USD
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực: Thiết bị điện tử; các DV giao thông vận tải; Hàng tiêu dùng
- Các quốc gia nhập khẩu tiêu biểu: APEC; EU; Trung Quốc; Mexico…
● Giai đoạn 2016 - 2018, giá trị nhập khẩu tăng nhanh lên 2542.5 tỷ USD
- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Đồ ăn thức uống (147.4 tỷ USD);Thiết bị, máy móc (372.3 tỷ USD); Hàng tiêu dùng (647.9 tỷ USD);và các loại Thiết bị, máy móc (372.3 tỷ USD); Hàng tiêu dùng (647.9 tỷ USD);và các loại hàng
hóa khác (106.2 tỷ USD) đều đạt mức kỷ lục.
● Giai đoạn 2019 - 2021, giá trị nhập khẩu vẫn đạt ở mức cao nhưng đang có sự suy giảm mạnh:
- Đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu (theo sau lần lượt là Trung Quốc, Đức)- Các đối tác nhập khẩu: Trung Quốc ( 19%); Mexico (13.7%); - Các đối tác nhập khẩu: Trung Quốc ( 19%); Mexico (13.7%);
Canada (11.5%); Nhật Bản (5.1%); Đức (4.9%) .
2. Cán cân thương mại của Mỹ giai đoạn 2010 – 2021 a) Tình hình cán cân thương mại của Mỹ giai đoạn 2010 - 2020
● Cán cân thương mại của Mỹ luôn duy trì thâm hụt kể từ những năm giai đoạn 1990 đặc biệt là với Trung Quốc và các quốc gia Châu Á.
● Năm 2010: Cán cân thương mại của Mỹ thâm hụt 497.8 tỷ USD; bao gồm thâm hụt thương mại hàng hóa 646,5 tỷ USD và thặng dư thương mại dịch vụ là 148,7 tỷ USD. Trong khi xuất khẩu hàng hóa tăng 222,1 tỷ $, nhập khẩu tăng 352,4 tỷ $. Xuất khẩu dịch vụ cũng tăng 40,5 tỷ $ trong năm 2010 so với mức tăng nhập khẩu dịch vụ là 23,8 tỷ $.
● Năm 2011: Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên 558 tỷ USD năm 2011, tăng 58 tỷ USD (11,6%). Mặc dù Mỹ có thặng dư thương mại dịch vụ, tăng 33,2 tỷ $ trong năm 2011, nhưng thặng dư đó giảm bớt so với thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ, tăng lên 737,1 tỷ $ năm 2011 (tăng 91,2 tỷ USD hay 14,1%). ● Năm 2012:
- Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm xuống còn 540,4 tỷ USD năm 2012, giảm 19,5 tỷ USD (3,5%). Điều này phản ánh sự cải thiện 16,8 tỷ $ (9,4%) trong thặng dư thương mại dịch vụ và sự cải thiện 2,7 tỷ $ (0,4%) trong thâm hụt hàng hóa.
- Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm lần đầu tiên trong ba năm, nhờ xuất khẩu kỷ lục kết hợp với giá dầu nhập khẩu giảm và nhu cầu hàng tiêu dùng nhập khẩu trong nước giảm.
● Năm 2013: Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm xuống còn 471,5 tỷ USD; giảm 63.2 tỷ USD gồm sự cải thiện trong thâm hụt hàng hóa của Mỹ xuống còn 688.91 tỷ USD.
● Năm 2014: Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng từ lên 505,0 tỷ USD năm 2014, tăng 28,6 tỷ USD (6,0%). Điều này phản ánh mức tăng 6,5 tỷ USD (2,9%) trong thặng dư thương mại dịch vụ và tăng 35,2 tỷ USD (5,0%) trong thâm hụt thương mại hàng hóa.
● Năm 2015: Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên 531,5 tỷ USD năm 2015, do xuất khẩu giảm nhiều hơn nhập khẩu bao gồm thâm hụt hàng hóa và dịch vụ là 3,0% vào năm 2015. Thâm hụt hàng hóa tăng lên 758,9 tỷ USD năm 2015, và thặng dư dịch vụ giảm xuống 227,4 tỷ USD vào năm 2015.
● Năm 2016: Thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng lên trong năm 2016. Thâm hụt tăng lên 502,3 tỷ USD năm 2016, tăng 1.9 tỷ USD do xuất khẩu giảm nhiều hơn nhập khẩu (thâm hụt hàng hóa tăng là 734.3 tỷ USD)
● Năm 2017: Thâm hụt tăng lên 568,4 tỷ USD năm 2017, do nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu.Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ là 2,9% trong năm 2017. Thâm hụt hàng hóa tăng lên 811,2 tỷ USD và thặng dư dịch vụ giảm xuống 242,8 tỷ USD vào năm 2017.
● Năm 2018: Thâm hụt thương mại tăng 621,0 tỷ USD năm 2018, do nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu. Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ là 3,0% vào năm 2018. Thâm hụt hàng hóa tăng lên 891,3 tỷ USD năm 2018 và thặng dư dịch vụ tăng lên 270,2 tỷ USD.
● Năm 2019:
- Thâm hụt thương mại của Mỹ lần đầu tiên thu hẹp trong sáu năm kể từ năm 2013.
- Thâm hụt thương mại giảm xuống 616,8 tỷ USD năm 2019, do nhập khẩu giảm nhiều hơn xuất khẩu.Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ là 2,9% vào năm 2019. Thâm hụt hàng hóa giảm xuống 866,0 tỷ USD năm 2019 và thặng dư dịch vụ xuống 249,2 tỷ $.
● Năm 2020: Thâm hụt thương mại đã tăng lên 678,7 tỷ USD vào năm 2020, do xuất khẩu giảm nhiều hơn nhập khẩu bao gồm thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ đạt mức kỷ lục 915,8 tỷ $ vào năm 2020. Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ rộng hơn là 678,7 tỷ USD vào năm 2020. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ năm 2020 là lớn nhất trong kỷ lục, và thâm hụt hàng hóa và dịch vụ là lớn nhất kể từ năm 2008.
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại Mỹ giai đoạn 1960 - 2020
- Tình trạng thâm hụt đối với các đối tác thương mại: năm 2020, Mỹ đã thâm hụt khoảng 552.1 tỷ USD với 3 đối tác lớn nhất:
Mexico
Canada
➔ Nhìn số liệu ta thấy, Mỹ thâm hụt rất lớn với Trung Quốc, điều này phản ánh rằng số lượng hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc ít hơn nhiều so với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy là do hàng hóa, nhân công của Trung Quốc đều
ở mức rẻ hơn so với Mỹ.
Biểu đồ thể hiện giá trị cán cân thương mại của Mỹ và Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2021
b) Tình hình cán cân thương mại của Mỹ trong năm 2021
28
● Theo Reuters, tháng 3 vừa qua, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã chạm mốc 90,6 tỷ USD, tương đương mức tăng 4%. Xuất khẩu hàng hóa cùng giai đoạn tăng 8,7%, lên 142 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 6,8%, lên 232,6 tỷ USD.
● Báo cáo cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 6 đã tăng thêm 4,6 tỷ USD (gần 7%) so với tháng trước. Con số này cũng cao hơn dự báo trước đó và khiến tháng 6/2021 trở thành tháng có mức thâm hụt thương mại cao nhất từ trước tới nay.
● Thâm hụt thương mại đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 9. Theo đó, nhập siêu tăng 11,2% lên mức kỷ lục 80,9 tỷ USD, trong khi xuất khẩu giảm 3% xuống còn 207,6 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa cũng giảm mạnh 4,7% xuống 142,7 tỷ USD. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ khủng hoảng cung ứng cho sản xuất công nghiệp, với xuất khẩu dầu thô giảm 1 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 0,6% lên mức kỷ lục 288,5 tỷ USD. Nhập khẩu hàng hóa tăng 0,8% lên 240,9 tỷ USD, cũng là mức cao kỷ lục. ● Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ trung bình giảm 1,1 tỷ USD xuống 73,9 tỷ USD trong ba tháng kết thúc vào tháng 10.
Thâm hụt cán cân thương mại của Hoa Kỳ
c) Ảnh hưởng của thâm hụt cán cân thương mại đối với nền kinh tế của Mỹ
● Gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sản xuất, bởi khi tình trạng thâm hụt của Mỹ kéo
dài có nghĩa là nhập khẩu nhiều hàng hóa từ những công ty nước ngoài thì giá cả sẽ giảm và những công ty trong nước không thể sản xuất với chi phí thấp hơn để cạnh tranh, điều đó khiến các công ty sản xuất sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất. Nó khiến cho số lượng việc làm bị giảm thiểu và thu nhập của công nhân viên cũng giảm do sự cạnh tranh đến từ những hàng hóa nhập khẩu. Giảm thiểu việc làm khiến cho hàng hóa được sản xuất ra ít hơn và dẫn đến việc thâm hụt thương mại ngày càng lớn.
● Thâm hụt thương mại của Mỹ đang ngày càng tăng trong vài thập kỷ vừa qua và điều này làm cho các nhà kinh tế học lo lắng. Một lượng lớn USD đang được nắm giữ ở nước ngoài và chúng có thể bị bán bất kỳ lúc nào. Nếu cầu bán USD tăng vọt thì sẽ khiến cho giá trị đồng USD bị giảm và làm yếu sức mua đối với những hàng hóa nhập khẩu.
● Làm giảm mức sống của người dân trong nước do ảnh hưởng đến lương và nguồn thu nhập của họ.
● Ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh thương mại lâu dài của Mỹ
➔ Làm cản trở tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
d) Nguyên nhân gây nên tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ
● Sự gia tăng nhanh chóng của thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ phản ánh tác động của COVID-19, khiến xuất khẩu của Hoa Kỳ giảm, và bởi sự thất bại dai dẳng của các chính sách thương mại và tỷ giá hối đoái của Hoa Kỳ trong hai thập kỷ qua.
● Nguyên nhân quan trọng nhất của thâm hụt thương mại lớn và ngày càng tăng là do định giá quá cao liên tục của đồng $ Mỹ, khiến hàng hóa nhập khẩu rẻ một cách giả tạo và hàng hóa xuất khẩu của Mỹ kém cạnh tranh hơn; từ $m tăng nhu cầu trong nước và thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa. ● Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ tăng lên mức cao nhất trong 12 năm vào năm 2020 do đại dịch COVID-19 làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa và dịch vụ.
● Tuy nhiên, nguyên nhân dài hạn chủ chốt phía sau thâm hụt thương mại dai dẳng của Mỹ từ 1975 đến nay là tỷ lệ tiết kiệm thấp của Mỹ so với thế giới và sức hấp dẫn của nước Mỹ với tư cách một điểm đến để đầu tư. VI. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU
1. ĐIỂM MẠNH
a) Kinh tế
30
Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”.
Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa hình đầy hiểm trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, các vụ scandal từ các tập đoàn tài chính, sự phá hủy tàn khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc thảm hại của bất động sản.
Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới.
● Một nền kinh tế dịch vụ:
Nền kinh tế quốc gia bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước. GDP đánh giá sản lượng đầu ra được tạo bởi sức lao động và trí tuệ tại Hoa Kỳ.
Không giống như các lĩnh vực chính hoặc sản xuất tạo nên phần còn lại của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ không tạo ra bất kỳ hàng hóa nào, cũng không chiết xuất hoặc trồng trọt bất kỳ vật liệu nào. Thay vào đó, nó được tạo thành từ các ngành cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ. Ví dụ, ngành vận tải và kho bãi không tạo ra bất kỳ sản phẩm nào và nó không khai thác hoặc chiết xuất bất kỳ nguyên liệu thô có thể sử dụng nào từ mặt đất. Tuy nhiên, hàng hóa được sản xuất hoặc tập kết trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế được vận chuyển và lưu kho bởi các công ty vận tải biển để giao cho khách hàng của họ trên khắp cả nước. Dịch vụ này, giống như nhiều ngành công nghiệp khác, làm tăng giá trị thương mại các sản phẩm và đóng góp vào nền kinh tế chung của Hoa Kỳ.
Nhìn chung, sự cải tiến của công nghệ hiện đại đã tạo ra sự tăng trưởng cho ngành dịch vụ, khiến nó ngày càng có giá trị. Trên thực tế, lĩnh vực dịch vụ có xu hướng tạo ra nhiều giá trị hơn cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ so với hai lĩnh vực khác của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số tranh cãi về việc những ngành nào nên được đưa vào tính toán này. Một số ngành dường như chuyển đổi phân loại ngành từ tổ chức này sang tổ chức tiếp theo. Ví dụ, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) phân loại ngành xây dựng với tư cách là một ngành sản xuất. Trong báo cáo của họ, nó có thể được tìm thấy với các ngành sản xuất hàng hóa và đóng góp của nó vào GDP được cộng thêm vào giá trị của ngành sản xuất. Mặt khác, Viện Quản lý Cung ứng (ISM) coi xây dựng là một phần của ngành dịch vụ.
31
Mỹ là quốc gia công nghiệp hóa cao độ với mức năng suất cao và công nghệ hiện đại. Các ngành kinh tế chính có thể kể đến như nông nghiệp (ngô, đậu nành, thịt bò và bông); sản xuất máy móc, hóa chất, thực phẩm và ô tô; thị trường dịch vụ đang bùng nổ tập trung vào các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản và cho thuê. Ngành nông nghiệp Mỹ là một trong những ngành lớn nhất trên thế giới. Chỉ riêng California đã có thể đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu về rau củ và 2/3 trái cây và các loại hạt cho cả nước. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 0,9% GDP và chiếm 1,4% lực lượng lao động.
Với nhiều hoạt động sôi nổi, ngành công nghiệp đóng góp hơn 18,2% GDP và chiếm 19,2% lực lượng lao động. Bên cạnh đó, Mỹ còn là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành hàng không vũ trụ và dược phẩm. Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Mỹ trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất một số