thâm hụt ngân sách của nền kinh tế đứng đầu thế giới đã tăng vọt gấp 3 lần lên con số kỷ lục 3,1 nghìn tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9/2020, bởi Nhà Trắng đã phải vật lộn với đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng đã nhấn chìm nước Mỹ vào tình trạng suy thoái vừa qua. Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngân sách liên bang đã phải chi tăng rất nhiều để chống dịch và hỗ trợ nền kinh tế trong khi nguồn thu giảm mạnh vì tình trạng đóng cửa nền kinh tế và thất nghiệp diện rộng. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm tài khóa 2020 đã lên tới 16,1%, con số lớn nhất kể từ năm 1945 – thời kỳ mà nước Mỹ phải chi nhiều khoản khổng lồ cho các hoạt động quân sự nhằm chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ II.
- Về biện pháp hỗ trợ DN: Fed cung cấp các khoản cho vay trực tiếp tới các DN lớn thông qua Quỹ Tín dụng DN thị trường sơ cấp để các DN có tiền trả cho nhân viên và các nhà cung cấp. Các DN có thể giãn nợ ít nhất 6 tháng, song không được chi trả cổ tức hoặc thực hiện việc mua lại cổ phiếu. Thông qua Quỹ Tín dụng DN thị trường thứ cấp, Fed cũng thực hiện việc mua trái phiếu có sẵn của các DN, cũng như các quỹ hoán đổi đầu tư vào trái phiếu DN. Các biện pháp này cho phép DN tiếp cận tín dụng để duy trì hoạt động kinh doanh trong bối cảnh đại dịch vẫn đang tiếp diễn. Ước tính, các khoản hỗ trợ tín dụng này có thể lên tới 750 tỷ USD.
- Về các biện pháp hỗ trợ các hộ gia đình: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tháng 3/2020, Fed đã tái khởi động các chương trình hỗ trợ cho vay hộ gia đình với tài sản thế chấp là các chứng khoán mà các hộ gia đình nắm giữ (TAFT). Theo đó, chương trình TAFT cung cấp các khoản tín dụng hỗ trợ cho vay hộ gia đình lên tới 100 tỷ USD nhằm hỗ trợ các hộ gia đình vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. - Về cung cấp các khoản cho vay tới các chính quyền các tiểu bang và thành phố: Nếu như thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, Fed phản đối cho các tiểu bang và thành phố vay, thì cuộc khủng hoảng do đại dịch
Covid-19 gây ra, tổ chức này đã thay đổi quan điểm và trực tiếp cung cấp các khoản vay tới các chính quyền địa phương để giúp họ ứng phó với đại dịch. Theo đó, điều kiện được Fed cho vay vốn là các bang phải có tối thiểu 500.000 cư dân và các thành phố phải có ít nhất 250.000 cư dân.
- Về giảm thuế: Mỹ thực hiện một số chính sách cắt giảm thuế như: Hoàn trả 50% thuế liên quan đến tiền lương cho các DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để khuyến khích giữ chân nhân viên; Nới lỏng các khoản khấu trừ thuế cho lãi vay và hoạt động thua lỗ, cũng như nới lỏng các quy tắc đối với quỹ hưu trí, cho phép mọi người rút tiền sớm hoặc hoãn rút tiền từ các tài khoản như Tài khoản Hưu trí Cá nhân (IRA) đã bị ảnh hưởng do rối loạn trên thị trường tài chính.
3. Kết luận
Trong viễn cảnh lạc quan, nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi theo mô hình chữ V với những dấu hiệu tích cực như số ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh thời gian gần đây, chương trình tiêm chủng quốc gia đạt nhiều thành quả tích cực; cùng với $ hàng ngàn tỷ USD được chính quyền bơm ra nền kinh tế và lượng tiền mặt khổng lồ đang được tích trữ trong người dân. Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp nhằm tài khóa hồi phục kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19 như: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất; hỗ trợ doanh nghiệp tiền để trả lương trong trường hợp người lao động ngừng việc tạm thời... Đây là những chính sách và những giải pháp rất hay và hợp lý.
46