Con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời vừa là đối tượng thụ hưởng trực tiếp các giá trị văn hóa. Nên họ chính là chủ thể trung tâm
quyết định đến quá trình thực hiện chính sách văn hóa nói chung và chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS nói riêng.
Ở góc nhìn chính sách công về lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS, đối với những chủ thể tác động trực tiếp vào quá trình hoạch định và tham gia thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS, họ chính là nguồn nhân lực bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS bao gồm: đội ngũ những nhà quản lý, đội ngũ cán bộ công tác trong ngành văn hóa ở các cấp, những nghệ nhân, những nhà giáo dục, những nhà khoa học nghiên cứu về di sản văn hóa, các kĩ sư, kiến trúc sư, kĩ thuật viên, văn nghệ sĩ, đặc biệt là chính trực tiếp bản thân người đồng bào các DTTS... Để có thể hoàn thành tốt nhất quá trình thực hiện chính sách này, lực lượng vừa nêu trên cần trang bị đầy đủ những kiến thức khoa học chuyên sâu về văn hóa và lịch sử dân tộc học của các DTTS, đạt chuẩn trình độ và kỹ năng quản lý lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Đúng vậy, trong quá trình hoạch định và tham gia thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS, trước hết vấn đề cần nhận thức đúng về bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS là yếu tố mở đường có tính quyết định. Nếu đội ngũ bảo tồn di sản văn hóa có trình độ chuyên môn cao và được trang bị kiến thức chuyên sâu về văn hóa, lịch sử để quản lý bảo tồn các di sản văn hóa, họ tâm huyết với nghề, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa có hiệu quả tốt. Song sẽ là ngược lại, nếu một khi nguồn nhân lực bảo tồn di sản văn hóa ít, không được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, năng lực lại hạn chế và thiếu trải nghiệm thực tiễn thì hiệu quả bảo tồn di sản văn hóa sẽ không đạt được kết quả mong đợi.
Vì vậy, việc nhận thức đúng, đầy đủ và thấu hiểu đời sống văn hóa các DTTS cùng các mối quan hệ của văn hóa DTTS là rất quan trọng trong việc hành động vì hệ giá trị văn hóa của các DTTS. Đây cũng là cơ sở lựa chọn xác định phương hướng phát triển phù hợp dưới sự can thiệp của chính sách, nhất là vấn đề thiết kế kiến trúc và không gian nhà văn hóa cộng đồng theo nông thôn mới.
Trong điều kiện hiện nay, cần đặt yếu tố con người là trung tâm của chính sách và thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS. Nên yêu cầu đặt ra: (1) Phải xây dựng nguồn nhân lực nòng cốt, có năng lực và kỹ năng, hoạt động chuyên nghiệp cao với lòng tâm huyết trách nhiệm trong công tác quản lý bảo tồn và phát triển văn hóa; (2) Đối với cộng đồng các tộc người thiểu số, cần chú ý nâng cao trình độ dân trí để trang bị nhận thức toàn diện, sâu sắc về vốn di sản văn hóa tộc người mình nhằm đề cao ý thức tự giác tích cực tham gia vào mọi hoạt động của quá trình bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS.
Đáp ứng tốt các yêu cầu đó, nó sẽ giúp cho quá trình tạo dựng các yếu tố tích cực liên quan đến con người trong thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS đạt mục tiêu dự kiến; đồng thời chủ động tạo ra hệ miễn dịch phòng ngừa giảm thiểu mặt cám dỗ cũng như có thể phát huy tối ưu mặt tích cực của kinh tế thị trường ở giai đoạn hiện nay trong quá trình thực thi chính sách này.
Tiểu kết chương 1
Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS được hiểu là việc tổ chức hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình triển khai chương trình hành động về lĩnh vực văn hóa các DTTS bằng các công cụ, giải pháp đã xác lập trong các quyết định pháp lý nhằm hiện thực hóa
mục tiêu xác định của nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS theo hướng bền vững.
Thông qua khái niệm này, nội dung chương 1 tập trung trình bày có hệ thống về quy trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa: (1) Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; (2) Tổ chức tuyên truyền phổ biến thực hiện chính sách này; (3) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; (4) Duy trì và điều chỉnh chính sách này; (5) Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; và (6) Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa. Ngoài ra, chương 1 còn chỉ ra chính sách bảo tồn và phát triển văn các DTTS ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; và các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS: (1) Tác động của yếu tố văn hóa; (2) Tác động của yếu tố kinh tế; và (3) Tác động của yếu tố con người. Những nội dung chương 1 cung cấp một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS, tạo chỗ dựa để nghiên cứu chương 2.
CHƯƠNG 2