Đổi mới cách thức bảo tồn từ phía chính quyền để xác lập cách nhìn nhận đúng đắn trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 75 - 79)

cách nhìn nhận đúng đắn trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Sự vào cuộc gìn giữ từ đồng bào miền núi là quan trọng, song phải trên cơ sở của sự nhìn nhận đúng đắn về cách thức bảo tồn từ phía chính quyền, các ngành hữu quan từ góc nhìn thực hiện chính sách. Theo đó:

Đề cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu trong quá trình kết nối toàn diện với các chương trình, dự án có liên

quan để phù hợp với thực tiễn nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng và đặc điểm của đời sống tinh thần của cộng đồng từng tộc người. Đồng thời, cần kết hợp và vận dụng linh hoạt nhiều phương thức hổ trợ của Nhà nước để thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm phù hợp đặc điểm, phong tục tập quán của đồng bào ở đây.

Chính quyền địa phương sở tại (chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My) một mặt cần phải chú trọng duy trì và nhân rộng các mô hình các loại hình câu lạc bộ gắn bó với tính bản địa cho người dân tự quản, tự trao truyền. Đồng thời, phía chính quyền các cấp (tỉnh, huyện) cần có sự cam kết mạnh mẽ bằng chương trình hành động áp dụng các chính sách hỗ trợ đối với các mô hình khả thi, như: mô hình các loại hình câu lạc bộ gắn bó với tính bản địa (như mô hình đội trống chiêng “nhí” với lớp học về văn hóa trống chiêng kết hợp các điệu múa của tộc người mình là một ví dụ tiêu biểu) để tập trung đầu tư, sưu tầm có hệ thống nhằm đưa dần vào chương trình giảng dạy nhà trường. Cùng với đó là đẩy mạnh việc hoàn thiện giáo án/ giáo trình riêng giảng dạy tiếng nói, chữ viết tộc người trong các trường học ở huyện có đông đồng bào tộc người bản địa – trước hết và cấp bách, cần ưu tiên nơi mà một số nhóm dân tộc có tiếng nói, chữ viết đã mai một. Đây cũng là giải pháp khắc phục có tính hiệu quả, đưa văn hóa truyền thống (trong đó có ngôn ngữ, chữ viết) trở thành tiết học bổ ích tại các trường phổ thông, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và làm quen dần với văn hóa nguồn cội.

Do hiện nay có một bộ phận đáng kể người DTTS, nhất là lớp trẻ biết ngôn ngữ bản địa, biết đến bài hát truyền thống, điệu múa và sử dụng nhạc cụ truyền thống của tộc người mình còn ít. Nên việc thực hiện chính sách cần tập trung duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như các bài hát, điệu múa và nhạc cụ truyền thống là các yếu tố quan trọng để nhận diện đặc trưng của các DTTS, đặc biệt là ưu tiên cấp thiết đối với các nhóm địa phương của tộc người có quy mô dân số nhỏ.

Trước thực trạng các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam tại khu vực thị trấn, các xã, thôn làng ở vùng thấp, vùng có trục lộ giao thông đi qua, mô hình làng, bản truyền thống đã bị phá vỡ; thay vào đó xu hướng lập làng, làm nhà rãi ra, kéo dài theo trục giao thông là phổ biến; nhiều làng muốn di dời đến nơi gần trục giao thông. Phải chăng trong thực hiện chính sách đối với nhiều mô hình làng văn hoá dân tộc thiểu số, chính quyền nên tham vấn ý kiến cộng đồng các tộc người sở tại để định hướng thiết kế những ngôi làng lưu giữ các đặc điểm cư trú truyền thống của các dân tộc cùng với các thiết chế văn hoá khác, cảnh quan tự nhiên, khôi phục các làng nghề truyền thống để không chỉ là bảo tồn, mà còn là điểm giới thiệu cho du lịch văn hoá dân tộc - du lịch sinh thái.

Mặt khác, vì nhà làng là một biểu tượng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc cố kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau để duy trì và bảo lưu những giá trị văn hóa mỗi dân tộc, nên trước tình trạng khan hiếm vật liệu tự nhiên trong việc bảo tồn nhà làng của đồng bào tộc người thiểu số bản địa, chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My cần sớm tổ chức cho đồng bào dân tộc trồng các loại tranh, cọ theo quy hoạch xác định để cung cấp vật liệu lợp nhà và thay thế khi cần. Đồng thời, nên có sự hỗ trợ phối hợp giữa các bên liên quan như ngành văn hóa, các tổ chức hỗ trợ tài chính, già làng trưởng bản, thống nhất về mô hình kiến trúc và vật liệu trước khi xây mới hoặc sửa chữa nhà làng nhằm đảm bảo yếu tố truyền thống phù hợp với văn hóa mỗi dân tộc, tránh nguy cơ hiện đại hoá nhà làng.

Trong phát triển ở khía cạnh quản lý Nhà nước về kinh tế đối với khu vực như huyện Bắc Trà My, khi làm du lịch miền núi yêu cầu phải triển khai lồng ghép vào trong chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, phải xác định lấy yếu tố gốc là phát huy từ văn hóa bản địa của cộng đồng (chứ không phải dựng lên những khu du lịch thật đẹp nhưng không có

hồn, không tạo được sức hấp dẫn, trải nghiệm thú vị của các điểm đến du lịch). Trong đó, cần xác định chú trọng việc bảo tồn và duy trì bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các tộc người miền núi theo nguyên tắc gắn kết môi trường cư trú sinh sống của họ với việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng (có thể phân cấp, sử dụng và bảo vệ quản lý rừng dưới hình thức tự quản cộng đồng theo các giá trị hương ước của luật tục). Có như vậy, vừa phát huy được lợi thế so sánh , vừa tạo được nhiều điều kiện cho cộng đồng các tộc người miền núi trong hoạt động trao truyền, phục hồi, sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa truyền thống tộc người theo cách của họ mà giá trị hương ước phù hợp của luật tục đã định hướng.

Giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa các tộc người thiểu số huyện Bắc Trà My trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, đó là cần ưu tiên gắn liền việc triển khai chương trình kinh tế - xã hội bằng: các mô hình sinh kế tại chỗ, giải quyết việc làm ổn định; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, đầu tư thủy lợi, giống, vật tư… phải tính đến sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương… Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My cần đẩy mạnh thủ tục chuyển đổi quy hoạch 3 loại rừng để cấp thêm đất sản xuất cho người dân tái định cư công trình thủy điện Sông Tranh 2, với diện tích mỗi hộ khoảng 4 - 5ha; phê duyệt dự án đầu tư ổn định đời sống sản xuất cho người dân sau tái định cư dự án thủy điện.

Từ đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tính cộng đồng và cái chung nhất là tập quán vẫn còn và sẽ còn tồn tại của văn hóa làng, nên chính quyền cần vận dụng sự tôn trọng truyền thống, tập quán pháp, có lợi trong quản lý, điều hành nhân dân không chỉ trong đời sống xã hội, chính trị mà còn trong phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá làng, các tập quán pháp tốt đẹp của các tộc người miền núi trong

bối cảnh hiện nay cũng là để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở những khu vực này.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w