Giới thiệu về vị trí công việc kiến tập

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập GIỮA KHÓA tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH BÌNH (Trang 30 - 31)

II. CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI PHÒNG

2.2. Giới thiệu về vị trí công việc kiến tập

- Tên vị trí công việc: nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp, cán bộ chuyên trách nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế.

- Người hướng dẫn trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Dung – nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp, cán bộ chuyên trách nghiệp vụ thương mại quốc tế, tổ tưởng tổ tải trợ thương mại quốc tế.

- Người giám sát: Anh Mai Khánh Toàn – trưởng phòng.

Trong bối cảnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng phát triển và trở nên phổ biến, nhu cầu thanh toán quốc tế cũng gia tăng mạnh mẽ. Nắm bắt được xu hướng này, kể từ năm 2012, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế. Dịch vụ này của chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Lợi nhuận thu được từ hoạt động này cũng ngày một gia tăng. Tuy nhiên, do điều kiện về nhân lực chưa cho phép nên hoạt động này tại chi nhánh tạm thời do Tổ tài thương mại quốc tế trực thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp 1 đảm trách. Tổ gồm có 03 thành viên với chị Nguyễn Thị Dung làm tổ trưởng.

Trong một ngày, bên cạnh việc trực tiếp gặp gỡ, tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ, sản phẩm của chi nhánh; thẩm định, xử lý các hồ sơ vay; quản lý các khoản nợ của khách hàng, tiến hành thu lãi, làm hạn mức,… chị Dung còn là người trực tiếp tiếp nhận những yêu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng, kể cả việc tư vấn cho khách hàng quy trình làm việc, những giấy tờ cần thiết,.... khi thực hiện

thanh toán quốc tế. Thông qua việc theo dõi, quan sát và nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo

22

tận tình của chị Nguyễn Thị Dung, bản thân em sau quá trình kiến tập 5 tuần, đã phần nào nắm được những bước cơ bản trong quy trình làm việc của một cán bộ chuyên trách nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế tại một ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ mở L/C thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.

Trình tự xử lý công việc của một giao dịch viên trong nghiệp vụ mở L/C thanh toán như sau:

- Tiếp nhận hồ sơ mở L/C của khách hàng, chứng từ gồm:

+ Đơn đề nghị mở L/C của khách hàng

+ Hợp đồng ngoại thương

+ Hồ sơ đảm bảo nguồn thanh toán L/C (do bên Tín dụng làm, nếu

khách hàng ký quỹ 100% thì không cần)

- Kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ phù hợp thì lập Phiếu thẩm tra hồ sơ mở

L/C.

- Scan chứng từ và gửi lên Trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại (Hội sở

chính) qua chương trình TF và để trung tâm mở L/C.

- Khi L/C được mở, toàn bộ chứng từ gồm: L/C gốc, Hóa đơn thu phí, Giấy

báo nợ (nếu có) được gửi về Chi nhánh qua chương trình TF.

- Giao dịch viên in toàn bộ các chứng từ trên thành 03 bản:

+ 01 bản gửi khách hàng

+ 01 bản lưu hồ sơ

+ 01 bản gửi phòng Tài chính kế toán để báo cáo

Trong thời gian kiến tập của mình, dưới sự hướng dẫn của chị Nguyễn Thị Dung, em đã được trực tiếp đọc và nghiên cứu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để soạn 02 đơn đề nghị mở L/C của khách hàng là Công ty nhựa KS Việt Nam, thanh toán tiền hàng với hai nhà xuất khẩu là công ty thương mại Versons (Dubai) và công ty nhựa Itochu (Singapore). Hai đơn đề nghị mở L/C này sau đây sẽ được đính kèm như phụ lục 1 và phụ lục 2 của bản báo cáo.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập GIỮA KHÓA tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH BÌNH (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w