D. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
a. Nghĩa vụ và quyền hạn của chỉ huy trưởng công trường:
Nhận mặt bằng công trình.
- Kiểm tra đường điện cấp (công suất) đảm bảo phù hợp với các thiết bị thi công. - Kiểm tra hệ thống cấp và thoát nước của khu vực thi công và của toàn dự án.
- Kiểm tra khu vực lân cận sẽ bị ảnh hưởng của việc thi công công trình đề ra biện pháp ngăn ngừa, xử lý những sự cố có thể xảy ra.
- Gặp gỡ chính quyền và công an khu vực để tiến hành khảo sát cơ sở hạ tầng, các công trình liền kề, đặt quan hệ công tác.
Nghĩa vụ và quyền hạn:
- Lập danh sách bố trí cán bộ phụ trách an toàn lao động cho công trình. - Lập danh sách các tổ đội công nhân cần thiết cho công trình.
- Kiểm tra, lập hợp đồng lao động giữa người lao động tại dự án với công ty.
- Tổ chức phổ biến huấn luyện nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động cho người lao động, lấy chữ ký của người lao động vào biên bản đã học an toàn lao động. Tiến hành làm bài kiểm tra và cấp phát thẻ đã được huấn luyện an toàn lao động cho người lao động - Khen thưởng kịp thời và kỷ luật (xử phạt) thích đáng với những hành vi, biểu hiện và
những sai phạm trong việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động trên công trường.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động và thực hiện các chế độ khác về BHLĐ đối với người lao động trên công trường theo quy định.
- Lập biện pháp, xây dựng nội dung, quy trình đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với mỗi một loại công việc tại từng vị trí riêng biệt trên công trường.
- Cử người giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy định, biện pháp về an toàn vệ sinh lao động trên công trình.
- Buộc người lao động (CBCNV) phải tuân thủ quy định, nội quy, biện pháp an toàn vệ sinh lao động trên công trường.
- Chủ trì phải đọc kỹ tài liệu hướng dẫn về an toàn lao động như: o Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động TCVN – 2287 – 78.
o Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 – 91, nhà xuất bản xây dựng. o Các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác an toàn và vệ sinh lao động.