Quản lý chất lượng cho các công tác thi công chính:

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG (Trang 36 - 41)

D. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

b. Quản lý chất lượng cho các công tác thi công chính:

XẬY DỰNG NIỀM TIN, KIẾN TẠO GIÁ TRỊ

XẬY DỰNG NIỀM TIN, KIẾN TẠO GIÁ TRỊ

XẬY DỰNG NIỀM TIN, KIẾN TẠO GIÁ TRỊ

Công tác cốt thép:

- Toàn bộ cốt thép dùng cho công trình này được cung cấp phải được sự phê duyệt của chủ đầu tư, TVGS và phải phù hợp với TCVN 5574 – 2012, TCVN 1651-2018, TCVN: 197- 2014, TCVN: 198-2008 và các tiêu chuẩn, quy định hiện hành có liên quan.

- Trước khi đưa thép vào gia công, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra các loại thép đưa vào sử dụng, thép phải đảm bảo các yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước theo thiết kế. Đối với thép nhập khẩu còn kèm theo mẫu thí nghiệm để kiểm tra. - Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

o Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vảy sắt và các lớp rỉ. Cốt thép dùng cho cọc phải là thép chịu hàn.

o Các thanh thép bị hẹp, bị giảm tiết diện không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính

o Cốt thép được kéo uốn và nắn thẳng trước khi gia công chi tiết

o Cốt thép được cắt, uốn phù hợp với hình dáng, kích thước hình học của thiết kế.

- Các mối hàn trong kết cấu liên kết phải đáp ứng các yêu cầu sau: Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt, đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu của thiết kế.

- Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại cốt thép được thực hiện theo quy định. Việc nối buộc cốt thép phải thoả mãn:

o Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các lồng thép tuân theo thiết kế. Chỉ sử dụng mối nối buộc cốt thép đối với các cọc có đường kính nhỏ hơn 1,2m.

o Dây nối buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm

o Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được làm bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông.

- Khi nghiệm thu cốt thép phải có hồ sơ gồm:

o Các bản vẽ thiết kế và kèm theo biên bản quyết định thay đổi cốt thép trong quá trình thi công.

o Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt thép. Lưu ý khi lắp dựng cốt thép phải tuân thủ các yêu cầu sau:

o Các bộ phận lắp trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau. o Ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông.

Công tác ván khuôn

- Chế tạo, gia công và lắp dựng:

o Công tác cốp pha ván khuôn được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995, đảm bảo độ cứng, ổn định dễ tháo lắp, không gây khó khăn khi đặt cốt thép và đổ bê tông. Ván khuôn được làm để đạt được kích thước cấu kiện chính xác theo các bản vẽ thiết kế.

XẬY DỰNG NIỀM TIN, KIẾN TẠO GIÁ TRỊ

o Hệ thống giáo đỡ chủ yếu dùng giáo chống kim loại kết hợp với cột chống thép và thanh kê gỗ. Cốp pha và đà giáo được chế tạo tại hiện trường, gia công và lắp dựng đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo qui định của thiết kế.

o Sau khi lắp dựng kỹ sư thi công kiểm tra các yếu tố: Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế (cột, dầm, sàn), độ bền vững của nền, đà giáo chống đỡ và bản thân ván khuôn, độ khít của ván khuôn để không mất nước xi măng gây rỗ bê tông. Việc kiểm tra phải được tiến hành trong suốt quá trình thi công.

o Khi chế tạo ván khuôn cần tuân thủ chặt chẽ quy định sau:

 Chế tạo đúng theo kích thước của các bộ phận kết cấu công trình.

 Bền, cứng, ổn định, không cong, vênh.

 Gọn, nhẹ, tiện dụng và dễ tháo lắp.

 Luân chuyển theo đúng số lần cho phép của quy phạm xây dựng, do đó khi dùng xong phải được cạo tẩy sạch sẽ.

o Ván khuôn sau khi gia công đều được phân loại và bảo quản. Lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn tuân theo kỹ thuật chỉ dẫn tháo lắp, đảm bảo an toàn. Ván khuôn sau khi tháo phải được nhổ đinh, vệ sinh và xếp vào nơi quy định. Ván khuôn phải được kiểm tra và nghiệm thu trước khi đổ bê tông để tránh sai sót có thể xảy ra sau này. Nội dung kiểm tra nghiệm thu gồm:

 Kiểm tra tim, cốt, cao độ, vị trí của ván khuôn có sai lệch với thiết kế hay không.

 Kiểm tra hình dáng, kích thước của ván khuôn

 Kiểm tra độ bằng phẳng, các khe nối, khe hở giữa các tấm

 Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn, đà giáo và sàn công tác

 Kiểm tra các giải pháp an toàn lao động, phòng chống cháy.

 Trong khi đổ bê tông, luôn kiểm tra ván khuôn nếu ván khuôn bị chuyển dịch khi đổ bê tông thì toàn bộ bê tông sẽ bị loại bỏ và làm lại từ đầu.

Tháo dỡ cốp pha, đà giáo:

Ván khuôn được tháo dỡ tuần tự, không chấn động mạnh, không rung chuyển. Thời gian tháo dỡ ván khuôn theo tiêu chuẩn TCVN 4453 - 1995. Tháo dỡ cốp pha, đà giáo khi bê tông đạt cường độ cần thiết theo qui phạm, không gây ứng suất đột ngột và va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông cốt thép.

Công tác bê tông cho tầng hầm và phần thân:

o Vận chuyển và đầm bê tông:

Vận chuyển bê tông đến nơi đổ bằng phương tiện hợp lý, không để xảy ra phân tầng, chảy nước xi măng hoặc mất nước do nắng. Dùng cần phân phối để vận chuyển bê tông đến nơi đổ để đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dầy lớp bảo vệ bê tông và để tránh phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông không vượt quá 2m.

o Bảo dưỡng bê tông:

Sau khi bê tông đổ xong, tiến hành bảo dưỡng bê tông theo quy phạm. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào thời tiết. Trong thời gian bảo dưỡng bê tông cần chống các tác động cơ học như

XẬY DỰNG NIỀM TIN, KIẾN TẠO GIÁ TRỊ

rung động, lực xung kích, tải trọng và tác động khác có khả năng gây hư hại tới việc phát triển cường độ của bê tông. Biện pháp được dùng là phủ và giữ ẩm bằng tấm bảo ôn và được tưới nước liên tục. Nếu các lỗ rỗng và lỗ hổng tổ ong thấm được trong bê tông sau khi tháo ván khuôn thì phải đục lỗ các phần rỗng sau đó chèn bằng hỗn hợp bê tông chất lượng dính bám cao hơn.

o Giám sát chất lượng bê tông:

Cốp pha, đà giáo phải đảm bảo bền vững, bê tông được tiến hành đổ theo từng lớp, bảo đảm đúng qui trình. Tại những vị trí dày đặc cốt thép mới được đầm bằng tay.

Không để nước mưa rơi vào bê tông, không làm mất nước xi măng. Ngưng bê tông theo đúng điểm dừng và đúng thời gian qui định (mùa hè 60 phút, mùa đông 90 phút). Quá thời gian trên, bề mặt bê tông được đánh nhám, tưới nước xi măng rồi mới tiến hành đổ bê tông mới để đảm bảo liên kết giữa bê tông cũ và bê tông mới.

Trước khi đổ bêtông, đều được kiểm tra độ sụt và lấy 3 tổ hợp mẫu kích thước15x15x15 cm. Mỗi tổ hợp 3 khối để thí nghiệm cường độ bêtông sau 7 ngày, 28 ngày và đối chứng. Đơn vị thử mẫu là một cơ quan chuyên ngành, có tư cách pháp nhân hành nghề, được chủ đầu tư và tư vấn tuyển chọn độc lập.

Công tác chống thấm:

Lập biện pháp chống thấm chi tiết trình Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát.

Quá trình thi công, Nhà thầu luôn phải tuân thủ nguyên tắc: Chỉ được phép dừng chống thấm tại những nơi khô ráo.

Sau khi thi công xong, kết cấu phải đạt yêu cầu là không thấm thì Nhà thầu mới tiến hành nghiệm thu.

Công tác đất (đào, lấp đất)

Công tác đào đất, lấp đất được tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn: TCVN 4447 : 2012 và các tiêu chuẩn, quy định hiện hành có liên quan.

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ để phục vụ công tác đào đất (mặt bằng hiện trạng bao gồm cao độ và mốc giới bàn giao, tài liệu khảo sát địa chất, bản vẽ thiết kế thi công, biện pháp thi công).

Khi thi công hố đào cần đảm bảo:

o Duy trì trạng thái an toàn và ổn định vách rãnh đào.

o Hệ thống bơm nước luôn sẵn sàng đảm bảo hố móng không ngập nước. o Phù hợp với mặt cắt ngang, kích thước hoàn thiện trong bản vẽ thiết kế.

o Đảm bảo không ảnh hưởng đến công trình ngầm: đường cáp điện, đường ống nước và các ống dịch vụ khác trong kế cận khu vực đào.

o Cao trình đáy hố đào được Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát nghiệm thu trước khi thi công công tác tiếp theo.

Đất hố móng đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực của đất nền. Vì vậy khi lấp đất cần phân chia thành từng đợt, tiến hành đàm nền đủ dộ chặt

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w