6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchthi đua, khen
3.1.1. Mục tiêu
Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động:“ đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ” theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW,
ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; phát huy kết quả đạt được, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông xác định các mục tiêu cần tập trung để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng như sau:
Một là: Phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng phải phát
huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Phong trào thi đua trở thành động lực to lớn, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa huyện sớm hòa nhập, trở thành huyện công nghiệp – hiện đại, ngang hàng với các huyện khác trong khu vực và cả nước. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; tiếp tục giữ vững mối quan hệ đối ngoại, hợp tác hữu nghị tốt đẹp với các tỉnh bạn và tỉnh Mondukiri của Vương quốc Campuchia. Sớm hoàn thiện bộ máy các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
các cấp uỷ đảng, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, cán bộ, công chức, viên chức đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, của các phong trào thi đua yêu nước, là đông lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng và của các thành viên trong Hội đồng Thi đua – Khen thưởng. 100% văn bản pháp luật quy định về công tác thi đua, khen thưởng được ban hành, sửa đổi đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng đơn vị, địa phương theo từng thời điểm.
Ba là: Hằng năm 100% các cụm, khối thi đua các cấp tổ chức sơ kết,
tổng kết phát động thi đua và ký kết giao ước thi đua.
Bốn là: 100% các phong trào thi đua được tổ chức phát động xây dựng
được tiêu chí cụ thể, hình thức tổ chức đa dạng, nội dung thi đua phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng, giải quyết nhu cầu bức thiết của xã hội, mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân.
Năm là: Tỷ lệ khen thưởng cấp Nhà nước tăng lên hằng năm; chủ động
khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc; quan tâm, khen thưởng nhiều hơn đối với người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, tập thể nhỏ.
Sáu là: Hằng năm giới thiệu từ 10 điển hình trở lên được tuyên truyền
trên các phương tiện truyền thông của tỉnh, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các điển hình trong Cụm thi đua Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung và tham dự các hội nghị điển hình do Trung ương tổ chức.
Bảy là: 100% bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có
quy định pháp luật. phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
3.1.2. Nhiệm vụ
Một là: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thi đua, khen thưởng Tiếp
tục quán triển, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 07/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”. Tiếp tục tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Đồng thời chỉ đạo kiện toàn các Quy định về công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn.
Tăng cường vị trí, vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện khen thưởng. Cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò nòng cốt, tiên phong, gương mẫu đi đầu, trong các phong trào thi đua yêu nước.
Hai là: Đổi mới việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua đã phát động
Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả, đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức; hình thức phong phú, tên gọi dễ nhớ, tiêu chí, nội dung cụ thể, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn thực hiện, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.
Cùng với các phong trào thi đua thường xuyên, kết hợp ban hành kế hoạch tổ chức, phát động các phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề. Tiếp tục đẩy mạnh, tổ chức tốt, hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tương Chính phủ, UBND tỉnh và các đơn vị, địa phương phát động, trọng tâm là các phong trào: “Đăk Nông chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Doanh nghiệp Đắk Nông hội nhập và phát triển”, phong trào “Đắk Nông chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào “Cán bộ, công chức,
viên chức tỉnh Đắk Nông thực hiện văn hóa công sở”, phong trào “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tỉnh Đắk Nông”.
Ba là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng,nhân rộng các gương điển hình tiên tiến
Các cơ quan chuyên môn các cấp tiếp tục phối hợp, tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến. Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng điển hình từ cơ sở, thực hiện tốt, đồng bộ 4 khâu “phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến”.
Các cơ quan truyền thông phát huy hết vai trò, chức năng, mở chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng để tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, tuyên truyền tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Bốn là: Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng
Thực hiện công tác khen thưởng đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch và đúng quy định. Các tập thể, cá nhân được khen thưởng đều được công khai rộng rãi, việc khen thưởng cấp Nhà nước đều được lấy ý kiến của toàn thể nhân dân trên các phương tiện truyền thông của tỉnh.
Chủ động khen thưởng theo thẩm quyền các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và thành tích cứu người, cứu tài sản…Quan tâm khen thưởng nhiều hơn các đối tượng là tập thể nhỏ, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng khó khăn, cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác.
Năm là: Nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen
thưởng và vai trò tham mưu của cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp.
Củng cố, kiện toàn Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp. Phân công các thành viên Hội đồng đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Củng cố, kiện toàn tổ chức, ổn định bộ máy, bố trí đủ số lượng công chức có đủ năng lực, trình độ làm công tác thi đua, khen thưởng; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu tham mưu, đổi mới công tác thi đua,