Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 38 - 53)

tỉnh Quảng Nam [13]

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điện Bàn là một thị xã vùng đồng bằng ven biển nằm phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Điện Bàn có vị trí cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48km về phí Bắc, phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), phía Đông giáp Biển Đông, phía Đông Nam giáp đô thị phố cổ Hội An; phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông Thu Bồn chạy qua với chiều dài 15 km, ngoài ra còn có nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước ra sông Hàn, Đà Nẵng với chiều dài 23m. Dọc các nhánh sông có những bãi bồi và lượng phù xa màu mở, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là các xã vùng tây Điện Bàn.

Điện Bàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, mùa mưa trùng với mùa Đông, mưa tập trung vào các tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa của cả năm và mùa khô trùng với mùa hạ, nhiệt độ trung bình trên 200c.

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn, năm 2019, tr.4

Điện Bàn có tổng diện tích đất tự nhiên 21.632,43ha; trong đó: diện tích đất của 7 phường là: 7.375,88ha, chiếm 34,1%, diện tích đất của 13 xã là 14.256,55ha, chiếm 65,9%. Đất sản xuất nông nghiệp 11.415,01ha, đất phi nông nghiệp 8.866,52ha và đất chưa sử dụng 1.034,98ha.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo xã/phường (Tính đến 31/12/2019) TỔNG SỐ Thành thị P. Vĩnh Điện P. Điện An P. Điện Ngọc P. Điện Nam Bắc P. Điện Nam Trung P. Điện Nam Đông P. Điện Dương Nông thôn Xã Điện Tiến Xã Điện Hòa Xã Đ. Thắng Bắc Xã Đ. Thắng Trung Xã Đ. Thắng Nam Xã Điện Hồng Xã Điện Thọ

Xã Điện Quang Xã Điện Trung Xã Điện Phong Xã Điện Minh Xã Điện Phương

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn, năm 2019, tr.13 33

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Điều kiện kinh tế :

Địa phương có vị trí địa lý, kinh tế khá quan trọng của tỉnh, là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung. Với vị trí khá thuận lợi; nằm giữa giáp ranh Thành phố Đà Nẵng, di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Mỹ Sơn, là vùng giao thoa của các hoạt động kinh tế, thương mại, dịch vụ mang tầm cở quốc tế; thông qua các hệ thống như: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, hành lang giao thông Bắc - Nam (Đường sắt, cao tốc Đà nẵng - Quảng Ngải, quốc lộ 1A...). Chính vì vậy cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư khá đồng bộ, là cơ sở nền tảng, điểm xuất phát thuận lợi cho việc thực hiện xây dựng Chương trình MTQG nông thôn mới của thị xã Điện Bàn.

Kinh tế ngày càng phát triển theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và thương mại - dịch vụ, cơ cấu giá trị sản xuất (giá hiện hành) Công nghiệp - xây dựng chiếm 59,88%; Thương mại - dịch vụ chiếm 32,18% và Nông lâm thủy sản 7,94%.

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Toàn thị xã có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 11.415,02 ha. Diện tích trồng cây lương thực có hạt giảm qua từng năm, năm 2019: 13.304 ha, giảm 391,5 ha so năm 2015. Tuy nhiên trong những năm qua, trên cơ sở điều kiện thuận lợi từ đất đai màu mở ở dọc ven sông, thị xã đã tập trung đầu tư nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa có năng suất và chất lượng cao như: Lúa, Ngô, Lạc, ớt, dưa hấu…Tổng sản lượng lương thực đạt 77.188 tấn/năm. Chăn nuôi phát triển mạnh, nhất là nuôi bò nhốt chuồng, tổng đoàn bò 22.921 con, đàn lợn 35.756 con, tổ chức chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, hiệu quả cao chiếm 50% tổ thu nhập trong ngành nông nghiệp; ngoài ra tổ chức nuôi trồng thủy sản với diện tích 135ha, bao gồm nuôi cá, tôm và thủy sản khác. Tổng giá trị ngành nông lâm thủy sản đạt 2.384.174 triệu đồng, tăng 15,53% so với năm 2015.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo loại hình kinh tế (Tính đến 31/12/2019) Năm 2015 2016 2017 2018 Sơ bộ 2019 2015 2016 2017 2018 Sơ bộ 2019 Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn, năm 2019, tr.36

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Hiện nay trên địa bàn thị xã có 1 khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, 9 cụm công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống. Với xúc tiến đầu tư, có cơ chế hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực, toàn thị xã có 887 công ty, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân đầu tư, thu hút 36.868 người lao động. Ngoài ra có 2.524 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn, giải quyết 35.127 người lao động. Các ngành nghề nông thôn phát triển mạnh và giải quyết lượng lớn lao động, góp phần tăng tổng giá trị ngành công nghiệp tăng hằng năm. Tổng giá trị ngành Công nghiệp đạt 17.659 tỷ đồng, tăng 64,42% so với năm 2015.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo loại hình kinh tế (Tính đến 31/12/2019) TỔNG SỐ Kinh tế nhà nước Trung ương Địa phương

Kinh tế ngoài nhà nước Tập thể

Tư nhân Cá thể

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

TỔNG SỐ

Kinh tế nhà nước Trung ương Địa phương

Kinh tế ngoài nhà nước Tập thể

Tư nhân Cá thể

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn, năm 2019, tr.66

+ Thương mại - dịch vụ: Điện Bàn có vị trí giáp ranh với thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An nên khá thuận lợi về phát triển thương mại, dịch vụ. Toàn thị xã có 10.801 cơ sở hoạt động kinh danh thương mại, dịch vụ trên tất cả các lĩnh

vực; giải quyết 15.320 người lao động có việc làm thường xuyên. Ngoài ra có 23 chợ loại 2 và 3. Tổng giá trị Thương mại, dịch vụ đạt 12.942 tỷ đồng, tăng 107,17% so với năm 2015.

Bảng 2.4: Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ( theo giá hiện hành) phân theo loại hình và ngành kinh tế (Tính đến 31/12/2019)

TỔNG SỐ

Phân theo loại hình kinh tế Nhà nước Ngoài nhà nước Tập thể Tư nhân Cá thể Khu vực có vốn DT nước ngoài

Phân theo loại hình kinh tế

Thương nghiệp Khách sạn, nhà hàng Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn, năm 2019, tr.76

Điện Bàn có 20 đơn vị hành chính gồm có 7 phường và 13 xã. Dân số toàn thị xã tính đến cuối năm 2019 là: 226.637 người, tăng 10.768 người (4,98%) so với năm 2015; mật độ dân số 1.047,7 người/km2, cơ cấu dân số 7 phường là: 94.393 người chiếm 41,65%; 13 xã là: 132.244 người, chiếm tỷ lệ 58,35% [49].

Bảng 2.5: Dân số trung bình theo xã/phường (Tính đến 31/12/2019) ĐVT: Người TỔNG SỐ Thành thị P. Vĩnh Điện P. Điện An P. Điện Ngọc P. Điện Nam Bắc P. Điện Nam Trung P. Điện Nam Đông P. Điện Dương Nông thôn Xã Điện Tiến Xã Điện Hòa Xã Đ. Thắng Bắc Xã Đ. Thắng Trung Xã Đ. Thắng Nam Xã Điện Hồng Xã Điện Thọ Xã Điện Phước Xã Điện Quang Xã Điện Trung Xã Điện Phong

Xã Điện Phương

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn, năm 2019, tr.18 38

Công tác giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội được tập trung quan tâm chỉ đạo thực hiện; đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên khá rỏ rệt. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được tổ chức khá tích cực, công tác giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tập trung khá quyết liệt, tạo điều kiện các hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay, hỗ trợ sinh kế đầu tư phát triển sản xuất; Nhờ đó thu nhập bình quân đầu người đạt 42,39 triệu đồng/người/năm (tăng 26,97 triệu đồng/người/năm so với năm 2011); tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới, đến cuối năm 2019 số hộ nghèo giảm xuống còn 745 hộ nghèo, tỷ lệ 1,3% và 901 hộ cận nghèo, tỷ lệ 1,57 % [49].

Bảng 2.6: Tỷ lệ hộ dân cư nghèo và cận nghèo (Tính đến 31/12/2019)

ĐVT: tỷ lệ % TỔNG SỐ Thành thị Nông thôn TỔNG SỐ Thành thị Nông thôn Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn, năm 2019, tr.99-102

Công tác giáo dục, y tế được đầu tư: Năm học 2019 -2020 trên địa bàn thị xã 49 trường mần non, với 13.728 trẻ. Có 52 trường học phổ thông (29 trường tiểu học, 18 trường THCS và 5 trường THPT) với 890 lớp và 37.265 học sinh, hầu hết các trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và sau 5 năm, đạt kiểm định chất lượng mức độ 3. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chăm lo; toàn thị xã có 2 bệnh viện, 2 phòng khám, 20 trạm y tế và 80 cơ sở y tế khác với 978 gường bệnh,

Văn hóa lễ hội, tín ngưỡng, tập quán: Điện bàn là vùng đất có bề dày về văn hóa, có những tài nguyên văn hóa nằm trong hệ thống di sản văn hóa của khu vực như: Bài chòi, Bả tạo, hát tuồng dân ca Trung trung bộ. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội được qua tâm đầu tư, chất lượng như lễ hội Dinh trấn Thanh chiêm, lễ hội Thanh Minh và lễ hội văn hóa biển Điện Bàn…Đây là văn hóa truyền thống và tâm linh mang tính đặc trưng của Điện Bàn, là điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng và món ăn tinh thần của người dân.

Truyền thống lịch sử và công tác bảo tồn, bảo tàng: Điện Bàn được mệnh danh là “Địa linh nhân kiệt” với vinh danh “Ngủ phụng tề phi” “Tứ hỗ đăng khoa” gắn liền với các nhà khoa bảng, danh nhân nổi tiếng như: Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Nguyễn Đình Dĩnh, Phan Thành Tài, Lê Đình Dương, Phan Thanh, Phan Bôi…Điện Bàn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, là nơi căn cứ địa cách mạng và khốc liệt nhất trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ; nơi sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu của cả nước như: Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Nguyễn Phan Vinh, bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ…Toàn thị xã có 18.920 liệt sĩ, 7.236 thương binh, 492 bệnh binh và 1.611 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hiện nay Điện Bàn có một Khu Bảo tàng với 54.850m2 trưng bày các hiện vật phong phú, đa dạng mang tính văn hóa lịch sử. Có 2 nhà lưu niệm Tổng đốc Hoàng Diệu và Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Trõi. Có 49 di tích lịch sử, trong đó 5 di tích cấp quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh, như Tháp Bàn An, di tích Bồ Bồ, di tích Mộ Tổng đốc Hoàng Diệu, Chí sĩ Lê Đình Dương, Trần Cao Vân, Phạm Phú Thứ, các Đình Làng Bảo An, Đông Lãnh….được phủ khắc các địa bàn xã, phường, là địa điểm thu hút du lịch văn hóa lịch sử.

Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: Được duy trì và phát triển, các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, 100% thôn có nhà văn hóa, khu thể thao đảm bảo chuẩn; các hoạt động văn hóa được tổ chức thường xuyên đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, giải trí và đời sống tinh thần cho người dân ngày được nâng lên. Hằng năm có trên 90 % hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, trên 80% thôn đạt thôn văn hóa và 90 % cơ quan, doanh nghiệp văn hóa.

Công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững. Đảng bộ và chính quyền thị xã luôn tăng cường công tác chỉ đạo về công tác quốc phòng, an ninh, hằng năm luôn quan tâm thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng, tổ chức huấn luyện, diễn tập, xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc. Công tác tuyển quân đảm bảo 100% chỉ tiêu trên giao. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo ổn định, công tác điều động, bố trí công an chính quy về sơ sở xã, phường đảm bảo số lượng theo quy định.

Với điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi; trong quá trình triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM, thị Điện Bàn có điều kiện xuất phát điểm ở mức trung bình khá, đã tạo được nền tảng cơ bản thuận lợi nhất để sớm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 38 - 53)