Quan điểm và phương hướng về nâng cao hiệu quả chính sách xây dựng NTM

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 83 - 86)

dựng NTM tại thị xã Điện Bàn.

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo

Quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu và nhấn mạnh; tiếp tục triển khai thực hiện Chính sách xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn, sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025 xác định Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng bền vững; Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG về thực hiện xây dựng NTM đi vào thực chất, hiệu quả bền vững, đem lại sự chuyển biến tích cực đến cuộc sống của người dân nông thôn, tiến đến thực hiện chính sách xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kết nối chặt chẽ xây dựng NTM với quá trình đô thị hóa [17]. Xác định thực hiện chính sách xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc; đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng tham gia.

Thị xã Điện Bàn cần xác định quan điểm chỉ đạo duy trì, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng NTM trong thời gian tới, trước tình hình, điều kiện khó khăn chung do dịch bệnh covid-19 bùng phát trên phạm vi cả nước và thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH của địa phương. Điện Bàn đặt ra mục tiêu kép, tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai thực hiện vừa tập trung công tác phòng chống dịch bệnh covid-19 vừa thực hiện nhiệm vụ phát

triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của thị xã; trong đó, chú trọng tập trung đầu tư phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, chủ trương định hướng tổng thể về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong mối liên hệ về không gian, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn với phát triển đô thị, có kế hoạch đầu tư giữ chuẩn xã nông thôn mới, thực hiện chính sách xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng dựng các xã khu vực Gò Nỗi thành vùng nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với du lịch sinh thái làng quê, cộng đồng.

3.1.2. Phương hướng

Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn nhanh và bền vững. Xây dựng nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, có hạ tầng kinh tế -xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài. Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn và phát huy. Chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 13/03/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu của 39 thôn đã được UBND thị xã công nhận đạt chuẩn; Đồng thời, tập trung xây dựng đạt chuẩn Khu dân cư NTM của 23 thôn còn lại phất đấu đến năm 2023 có 15 thôn được công nhận đạt chuẩn và phấn đấu đến cuối năm 2025 thực hiện đạt chuẩn 8 thôn còn lại.

Tập trung xây dựng 8 xã (Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Hòa và Điện Tiến) đạt xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Tập trung xây dựng kế hoạch, lộ trình chỉ đạo triển khai thực hiện phấn đấu đến năm 2025 có 8/8 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và đạt xã NTM kiểu mẫu đến năm 2030, trong đó:

+ Về xây dựng đạt chuẩn xã NTM nâng cao: Chỉ đạo xã Điện Quang thực hiện đạt chuẩn vào năm 2022, đến năm 2023 phấn đấu 3 xã đạt chuẩn (Điện Trung, Điện Phong và Điện Tiến) và phấn đấu đến năm 2025 thực hiện đạt chuẩn xã NTM nâng cao đối với các xã còn lại (Điện Thọ, Điện Phước, Điện Hồng và Điện Hòa).

+ Về xây dựng đạt xã NTM kiểu mẫu: Phấn đấu đến năm 2024 triển khai thực hiện đạt chuẩn đối với xã Điện Quang; tiếp tục chỉ đạo 3 xã (Điện Trung, Điện Phong và Điện Tiến) thực hiện đạt chuẩn vào năm 2026 và phấn đấu đến năm 2028 các xã còn lại (Điện Thọ, Điện Phước, Điện Hồng và Điện Hòa) thực hiện đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.

Đối với 5 xã ( Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh và Điện Phương) tiến đến xây dựng trở thành phường sau năm 2021.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới theo hướng xã NTM nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu; chú trọng rà soát, đánh giá tổng kết đề án về nông nghiệp, nông thôn; điều chỉnh, bổ sung giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, trên cơ sở phát huy lợi thế, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, hệ sinh thái địa phương theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của thị xã.

Tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, giảm nghèo bền vững. Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất. Đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường ...đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Thực hiện đảm bảo nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, Khu dân cư NTM kiểu mẫu và phấn đấu các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Từ thực tiễn thực hiện Chính sách xây dựng NTM của thị xã Điện Bàn, với kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập trong thời gian qua, cũng như quan điểm và phương hướng thực hiện trong thời gian tới; để duy trì, nâng cao chất lượng xây dựng NTM và tiếp tục thực hiện đạt xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và đáp ứng nhu yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì các cấp cần phải quan tâm những vấn đề sau:

Cần phải có sự tập trung vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và nhất quán hơn nữa từ cấp Trung ương đến địa phương; các bộ, ngành Trung ương cần phải tăng cường hướng dẫn và có cơ chế mở, tạo điều kiện cho các địa phương linh hoạt thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu cho phù hợp với

điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương, vùng miền; trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách, thường xuyên khảo sát, đánh giá kết quả thực tế mà chính sách mang lại, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập.

Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, xem việc xây dựng NTM là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, được thực hiện thường xuyên, liên tục; vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của sự phát triển bền vững, nền tảng cơ bản để hướng đến thực hiện xây dựng nông thôn phát triển một cách toàn diện. Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện xây dựng NTM, thực hiện tốt quy chếdân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

và dân thụ hưởng”, người dân thực hiện được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm

trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

Mỗi địa phương cần phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch lộ trình cụ thể để thực hiện phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân một cách bền vững; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn mới sáng, xanh, sạch, đẹp và lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hướng đến xây dựng khu vực nông thôn giàu bản sắc, con người nông thôn văn minh, hiện đại.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w