THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 44 - 70)

2.1. Khái quát về TTYT quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng và các nhân

tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Khái quát chung về TTYT quận Sơn Trà

TTYT quận Sơn Trà nằm trên địa bàn quận Sơn Trà phía Đông thành phố Đà Nẵng, là một trong 8 quận, huyện của thành phố Đà Nẵng. TTYT quận Sơn Trà được thành lập theo Quyết định số 354/QĐ-UB ngày 24 tháng 02 năm 1997 của UBND thành phố Đà Nẵng, với chỉ tiêu giường bệnh kế hoạch Nhà Nước giao năm 2021 cho khối điều trị là 220 giường bệnh, khối phường là 49 giường, số lượng người làm việc được giao năm 2020 là 363 người. Bệnh viện đa khoa thuộc TTYT quận Sơn Trà được UBND thành phố Đà Nẵng công nhận là Bệnh viện hạng II theo Quyết định số 2487/QĐ-UB ngày 04 tháng 4 năm 2012 với chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

TTYT quận Sơn Trà là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. TTYT quận Sơn Trà có 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 05 phòng chức năng, 08 khoa lâm sàng, 06 khoa cận lâm sàng và 07 trạm y tế cơ sở.

Về năng lực thực hiện kỹ thuật khám chữa bệnh, TTYT quận Sơn Trà đã được Sở Y tế thành phố Đà Nẵng phê duyệt tổng số gần 3.000 kỹ thuật thuộc các chuyên khoa trong đó có nhiều dịch vụ kỹ thuật phân tuyến A&B. Trong những năm qua, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà được các cấp, các ban ngành quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, đào tạo cán bộ y tế, năng lực chuyên môn của bệnh viện ngày càng được nâng cao góp phần cải thiện chất

lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn quận Sơn Trà và các vùng lân cận.

Quận Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu ngạn sông Hàn, có diện tích tự nhiên 59,32 km2 và dân số năm 2021 vào khoảng 166,611 người trong đó có khoảng 8% là người nước ngoài. Quận Sơn Trà có 07 phường, phía Bắc, phía Đông giáp Biển Đông và bán đảo Sơn Trà với đầy đủ tiềm năng du lịch, dịch vụ và đầu tư. Phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn, phía Tây là Sông Hàn. Với việc tự do hóa thương mai và thu hút sự đầu tư từ các quốc gia trong khu vực thì vị trí địa lý của thành phố cảng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên, cả nước và với các nước trên thế giới.

Quận Sơn Trà có vị trí quan trọng về kinh tế, có khu công nghiệp An Đồn, có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các nước Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanma. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố xác định quận Sơn Trà là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ và kinh tế biển của thành phố. Bán đảo Sơn Trà có cảnh quan đẹp với bãi biển Sơn Trà là nơi đang có nhiều dự án du lịch và dịch vụ đang được triển khai xây dựng và đưa vào vận hành, là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển. Hiện nay, trên địa bàn quận Sơn Trà có nhiều khu đô thị cao cấp và hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Với thế mạnh như vậy, TTYT quận Sơn Trà có thể phát triển, mở rộng du lịch y tế (medical tourism). Đây là hình thức đi du lịch kết hợp mục đích khám chữa bệnh bằng hình thức phẫu thuật và không phẫu thuật (chỉ khám và điều trị), khác với du lịch sức khỏe (wellness tourism) thiên về nghỉ dưỡng và sử dụng các dịch vụ thư giãn tăng cường sức khỏe cả thể chất, tinh thần. Du lịch y tế tập trung phổ biến với một số hình thức gồm: phẫu thuật thẩm mỹ, điều trị sinh sản, chăm sóc nha khoa, điều trị ung thư.

Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức tại TTYT quận Sơn Trà PHÒNG CHỨC NĂNG, CHUYÊN MÔN CÁC KHOA LÂM SÀNG CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG KHỐI Y TẾ CƠ SỞ 1. Phòng Tổ chức- Hành chính; 2. Phòng Kế hoạch- Nghiệp vụ; 3. Phòng Điểu dưỡng; 4. Phòng Tài chính- Kế toán; 5. Phòng Dân Số; 1. Khoa Nội tổng hợp; 2. Khoa Nhi; 3. Khoa Ngoại tổng hợp; 4. Khoa Phụ sản- chăm sóc sức khỏe sinh sản; 5. Khoa Hồi sức- cấp cứu; 6. Khoa Khám bệnh; 7. Khoa Y học cổ truyền- Phục hồi chức năng;

8. Khoa Liên Chuyên Khoa.

1. Khoa Dược- Trang thiêt bị- Vật tư y tế; 2. Khoa Chẩn đoán hình ảnh;

3. Khoa Xét nghiệm; 4. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; 5. Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS; 6. Khoa Y tế công cộng- dinh dưỡng và An toàn thực phẩm. 1. TYT An Hải Đông; 2. TYT An Hải Tây; 3. TYT An Hải Bắc; 4. TYT Phước Mỹ; 5. TYT Nại Hiên Đông;

6. TYT Mân Thái; 7. TYT Thọ Quang.

Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính

2.1.2. Khái quát về số lượng, chất lượng viên chức ngành y tế tại TTYT

quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

2.1.2.1. Về số lượng viên chức tại TTYT quận Sơn Trà

Tính đến ngày 31/12/2015, tổng số người làm việc tại TTYT quận Sơn Trà là 314 người (trong đó có 202 nữ, chiếm 64,3%). Theo trình độ đào tạo, có 30 người có trình độ trên đại học (chiếm 9,5%), 47 người có trình độ đại học (chiếm 14,9%), 215 người có trình độ cao đẳng, trung cấp (chiếm 68,5%) và dưới trung cấp là 22 người (chiếm 7%)

Năm 2020, tổng số lượng viên chức và người lao động tại TTYT quận Sơn Trà

GIÁM ĐỐC

là 363 người tăng 1,2 lần so với năm 2015 (trong đó có 280 nữ, chiếm 77,1%). Theo trình độ đào tạo, 31 người có trình độ trên đại học (chiếm 8,5%), 144 người có trình độ đại học (chiếm 39,6%) 169 người có trình độ cao đẳng, trung cấp (chiếm 46,5%), và có 19 người dưới trung cấp (5,2%). Số lượng viên chức và người lao động dưới 45 tuổi là 248 người (chiếm 68,3%). Theo chức danh nghề nghiệp có 67 bác sỹ; 129 điều dưỡng, 27 hộ sinh, 26 kỹ thuật viên, 33 dược sỹ, 81 chức danh khác.

2.1.2.2. Về chất lượng viên chức TTYT quận Sơn Trà theo trình độ chuyên môn

Bảng 2.2. Chất lượng viên chức theo trình độ chuyên môn

Chức danh Năm2015 Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019 Năm2020

Bác sỹ Tổng số 44 48 47 65 69 67 Tiến sỹ/CKII 1 1 0 0 1 1 Thạc sỹ 2 2 2 2 2 2 CKI 24 23 24 22 25 18 Đại học 17 22 21 41 41 46 Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y, Y sỹ, y tế công cộng Tổng số 199 200 189 177 197 209 Sau đại học 0 0 0 0 1 4 Đại học 12 15 16 23 38 71 Cao đẳng 20 21 24 24 21 28 Trung cấp 167 164 149 130 137 106 Dược sỹ Tổng số 21 21 21 27 28 33 Sau đại học 0 0 1 1 1 1 Đại học 1 1 1 3 4 7 Cao đẳng 2 2 3 3 3 6 Trung cấp 18 18 16 20 20 19 Chức danh khác Tổng số 50 48 47 48 53 54 Sau đại học 3 4 4 3 4 5 Đại học 17 17 17 17 18 20 Cao đẳng 4 3 4 4 4 7 Trung cấp 4 3 3 5 8 3 Cán bộ khác 22 21 19 19 19 19 Tổng cộng 314 317 304 317 347 363

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ- TTYT quận Sơn Trà năm 2020

Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy rằng, tổng số lượng người làm việc đã tăng 1,15 lần so với năm 2015. Tỉ lệ có trình độ sau đại học và đại học cũng tăng đều qua các năm trong khi tỷ lệ có trình độ dưới đại học giảm dần (Năm 2015 có 30

người có trình độ sau đại học, 47 người có trình độ đại học; đến năm 2020 có 31 người có trình độ sau đại học, 144 người có trình độ đại học). Điều này cho thấy

trình độ của đội ngũ viên chức, người lao động tại TTYT quận Sơn Trà ngày càng được nâng cao. Điều này có được là do bệnh viện luôn chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân.

- Về cơ cấu theo độ tuổi:

Biểu đồ 2.1. Tình hình nhân lực TTYT quận Sơn Trà năm 2020 phân theo độ tuổi

Nhìn vào biểu đồ ta thấy độ tuổi của viên chức, người lao động tại TTYT quận Sơn Trà chủ yếu từ dưới đến 30 tuổi chiếm 38%, đây là độ tuổi lao động, cống hiến, năng suất lao động cao; đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh viện hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, song cũng cần đòi hỏi ngành phải có những kế hoạch cụ thể để thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực này trong những năm tiếp theo.

- Về cơ cấu viên chức theo hạng chức danh nghề nghiệp

Bảng 2.3. Cơ cấu viên chức theo hạng chức danh nghề nghiệp

TT Chia theo ngạch Tổng số

Số lượng Tỉ lệ %

1 CDNN hạng II và tương đương 13 3

2 CDNN hạng III và tương đương 151 42

3 CDNN hạng IV và tương đương 178 49

4 CDNN hạng V và tương đương 21 6

Tổng cộng 363 100

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu viên chức theo hạng chức danh nghề nghiệp

Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính năm 2020

Qua biểu đồ trên cho thấy, hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức, người lao động của TTYT quận Sơn Trà cơ bản đảm bảo cơ cấu viên chức theo yêu cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II còn quá thấp so với mặt bằng chung của thành phố Đà Nẵng.

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

a) Nhân tố khách quan

Trong nền kinh tế thị trường, sự phân cấp giữa người giàu và người nghèo dẫn đến y tế mang tính dịch vụ có điều kiện; người thầy thuốc phải mưu sinh, lợi ích đa dạng, đa chiều và phức tạp; các cơ sở y tế tự chủ một phần hoặc hoàn toàn phải hạch toán thu chi. Vì vậy, việc phát triển nền kinh tế thị trường ít nhiều ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà.

Bên cạnh đó, trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã có bước phát triển quan trọng, đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh. Người dân bước đầu được hưởng lợi từ các thành tựu ứng dụng CNTT trong hoạt động y tế. Ở Việt Nam hiện nay, trong hoạt động khám chữa bệnh đang sử dụng phầm mềm quản lý bệnh viện, bệnh án điện tử, y tế từ xa (telemedicine), đặt hàng khám bệnh trên điện thoại, thanh toán điện tử… giúp giảm thủ tục hành chính, giảm thiếu thời gian chờ đợi cho người dân, nhờ vậy, hiệu quả công việc cao hơn, người dân hài lòng hơn.

Ngành Y tế hiện đang đứng trước những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, khi mà dịch Covid-19 liên tục có những diễn biến phức tạp và khó lường, sự thay đổi mô hình bệnh tật với xu hướng gia tăng các bệnh không lây nhiễm, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ do già hoá dân số, các bệnh truyền nhiễm mới; ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; bệnh không lây nhiễm; môi trường dễ tổn thương; đề kháng kháng sinh; "Do dự vắc-xin"… Do đó, việc tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm và duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực y tế là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong thời gian tới, bên cạnh các kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng đang triển khai, cần tập trung thu hút bác sĩ đến làm việc lâu dài để bổ sung nhân lực cho TTYT quận Sơn Trà.

b) Nhân tố chủ quan

Trong những năm qua, TTYT quận Sơn Trà được các cấp, các ban ngành quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, đào tạo cán bộ y tế, năng lực chuyên môn của bệnh viện ngày càng được nâng cao góp phần cải thiện chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn quận Sơn Trà và các vùng lân cận.

TTYT quận Sơn Trà luôn nhận được sự quan tâm sâu sát tạo điều kiện thuận lợi của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố, UBND quận Sơn Trà, sự phối hợp của các sở, ngành có liên quan (Sở Nội vụ, Sở Y tế) về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực về quản lý nhân lực nói chung và nhân lực y tế nói riêng; bên cạnh đó tác động hiệu quả, tích cực của những thay đổi trong cơ chế, chính sách (tuyển dụng thu hút; đào tạo theo địa chỉ sử dụng; đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức) cùng với sự nỗ lực của toàn thể đội ngũ công chức, viên chức ngành Y tế TTYT quận Sơn Trà đã góp phần vào sự phát triển nhanh về số lượng, thay đổi về cơ cấu và nâng cao chất lượng nhân lực y tế trong giai đoạn 2015 – 2020.

Để đảm bảo nhân sự cán bộ y tế hoạt động, trong thời gian qua, TTYT quận Sơn Trà đã có nhiều giải pháp để tuyển dụng và phân công viên chức y tế phù hợp với từng khoa, phòng. Đặc biệt, TTYT quận Sơn Trà thực hiện tốt chính sách thu hút bác sĩ về công tác. Ngoài ra, để đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Trung tâm đã cử nhiều cán bộ, nhân viên y tế tham gia các lớp đào tạo sau đại học, đào tạo định hướng ở các Trường Đại học Y, Dược uy tín trên cả nước. Qua các năm đào tạo, số lượng cán bộ y tế có trình độ đại học và sau đại học tăng lên. Bên cạnh đó, Trung tâm luôn chú trọng thực hiện các chính sách đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, để tìm nguồn và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế; tạo sự chuyển biến nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người thầy thuốc, vì người bệnh mà phục vụ. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo môi trường làm việc và điều

kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ y tế thực hiện tốt nhiệm vụ, phát huy được khả năng chuyên môn nghiệp vụ.

Ngoài ra, vấn đề cải cách tiền lương, tăng thu nhập cho nhân lực y tế Trung tâm cũng góp phần hạn chế tình trạng biến động nhân lực y tế và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. TTYT quận Sơn Trà cũng đã thực hiện xã hội hoá về y tế, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập phù hợp với Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

2.2. Tình hình tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách và phổ biến tuyên

truyền chính sách

2.2.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 44 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w