QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 70 - 91)

3.1. Phương hướng tăng cường thực hiện chính sách phát triển viên chức

ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

3.1.1. Dự báo

Dự báo, trong năm 2022, tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước ta còn diễn biến phức tạp, khó lường; có thể còn bùng phát các đợt dịch mới với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Thế giới khó có thể kiểm soát dịch bệnh một cách tuyệt đối; do đó cần phải có chính sách, biện pháp phù hợp để phòng, chống, "thích ứng an toàn, linh hoạt" hoặc "sống chung" với dịch bệnh. Do vậy cần tập trung ưu tiên cho phòng, chống dịch Covid-19; nỗ lực cao nhất để kiểm soát dịch bệnh; ngăn chặn, không để dịch lan rộng, nhất là các địa bàn đặc biệt quan trọng, các khu đô thị lớn, khu công nghiệp; chủ động dự báo, hoàn thiện các kịch bản, phương án phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới; hoàn thành Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Đặc biệt là

cần quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực y tế.

3.1.2. Phương hướng

3.1.2.1. Phương hướng chung

Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nguồn lực y tế là nguồn lực quan trọng, quyết định tới chất lượng y tế. Do đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ đáp ứng đủ cả về số lượng, năng lực, trình độ về chuyên môn, kỹ năng làm việc cũng như quản lý. Xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, những năm qua, ngành Y tế thành phố đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên y tế, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân…Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và

nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017) xác định mục tiêu tổng quát: “Nâng cao sức khoẻ cả về thể

chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Để thực hiện mục tiêu đó, cần xây dựng hệ thống mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Đồng thời, cần xây dựng đội ngũ cán bộ y tế "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", có năng lực

chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế” [26]

Để thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà cần tập trung các phương hướng sau:

Thứ nhất, đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng, nhất là

người đứng đầu các khoa, phòng về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà, nhất là những quan điểm, quy định mới trong các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà; đề cao trách nhiệm của bộ phận tham mưu trong việc thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại Trung tâm.

Thứ hai, phải thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác thực thi chính sách

phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà.

Thứ ba, Giám đốc TTYT quận Sơn Trà cần chỉ đạo người đứng đầu các khoa,

phòng thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, quy trình và các bước thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách. Từ đó, kịp thời và chủ động phát hiện sớm những bất cập của chính sách để trên cơ sở đó có bước điều chỉnh phù hợp.

Thứ tư, Phòng Tổ chức – Hành chính tham mưu tích cực, chủ động theo dõi

việc thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế của Trung tâm một cách chặt chẽ, kịp thời phát hiện uốn nắn những sai sót. Phát huy vai trò, trách nhiệm, năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà.

Thứ năm, trong tổ chức thực hiện phải quan tâm sơ kết việc thực hiện chính

sách, đánh giá cụ thể mặt làm được và những điều chưa được trong thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế của cấp dưới và cấp mình, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp thực hiện công tác tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế trong thời gian tới. TTYT quận Sơn Trà có thể thực hiện việc sơ kết, đánh giá kết hợp khi tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức hằng năm.

b) Phương hướng của TTYT Quận Sơn Trà

Định hướng phát triển của TTYT quận Sơn Trà là “xây dựng TTYT quận Sơn Trà trở thành bệnh viện đa khoa hạng I giai đoạn 2021-2028, tầm nhìn đến năm 2050 có chất lượng cao, hiện đại và thân thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của người dân, đảm bảo mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển”

Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Liên Bộ Y tế- Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước; Thông tư số 23/2005/TT-BYT, ngày 25/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế và căn cứ vào tình hình thực tiễn tại đơn vị, TTYT quận Sơn Trà dự kiến nguồn nhân lực đến năm 2025, cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Phương hướng phát triển viên chức TTYT quận Sơn Trà

TT Trình độ chuyên môn Năm 2021 Năm 2023 Năm 2025

1 Giường kế hoạch 264 300 350 2 Bác sỹ 80 97 110 - Tiến sỹ, BsCKII 02 03 05 - Thạc sỹ, BcCKI 20 40 48 - Bác sỹ 50 45 45 - Bác sỹ y học dự phòng 10 11 12 3 Điều dưỡng 146 163 179 - Đại học 57 65 71 - Cao đẳng, Trung cấp 89 98 108 4 Hộ sinh 29 33 36 - Đại học 10 12 13 - Cao đẳng, Trung cấp 19 21 23 5 Kỹ thuật Y 30 39 50 - Đại học 10 15 20 - Cao đẳng, Trung cấp 20 24 30 6 Dược sỹ 35 40 45 - Đại học 7 10 15 - Cao đẳng, Trung cấp 28 30 30 7 Y tế công cộng 5 6 7 8 Y sỹ 12 7 7 9 Dân số viên 13 13 13 10 Chuyên ngành khác (Kĩ sư CNTP, CNTT, kế toán, QLCL, nhân sự, hành chính) 42 45 55 - Thạc sỹ 6 10 12 - Đại học 27 30 35 - Cao đẳng, trung cấp 9 5 8

9 Khác (bao gồm nhân viên hộ lý, bảo vệ, lái

xe, phục vụ) 21 22 25

Tổng cộng: 418 463 526

3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Đổi mới nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực

hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà

Việc đổi mới nhận thức có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng con người. Chính vì vậy, để làm tốt quá trình thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế của hệ thống chính trị các cấp, điều trước tiên cần làm là việc nâng cao nhận thức thông qua việc giáo dục chính trị tư tưởng đối với CBCC thực thi chính sách, đặc biệt là công chức các sở: Nội vụ, Y tế, viên chức phòng Tổ chức – Hành chính của Trung tâm , để cho những đối tượng này hiểu thật sâu sắc mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế là làm cho họ toàn tâm, toàn ý với công việc này.

Trước hết, cần quan tâm nâng cao nhận thức của CBCC thực thi chính sách trong việc thực hiện để tạo ra sự đồng thuận với mục đích, yêu cầu đặt ra của công tác cán bộ thời kỳ mới.

Các khoa, phòng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở các viên chức thuộc quyền chú trọng công tác tư tưởng trong thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà. Cuối cùng, đưa công tác thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế vào chương trình công tác thường kỳ của các khoa, phòng. Thường xuyên quan tâm, nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của CBCC thực thi chính sách để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ và định hướng tư tưởng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng nội dung các bước trong tổ chức thực hiện

chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà

- Thứ nhất, nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính

sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà

Kế hoạch thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế là cơ sở, là công cụ quan trọng triển khai đưa chính sách này vào thực tiễn quản lý viên chức tại TTYT quận Sơn Trà. Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phải xác định

được cụ thể, chính xác các nội dung, nhiệm vụ, cơ quan chủ trì, phối hợp trong kế hoạch tổ chức điều hành; thời gian triển khai thực hiện và thời gian hoàn thành; trong kế hoạch cung cấp các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho việc thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, phải xây dựng nội quy, quy chế tổ chức điều hành thực hiện chính sách. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phải đảm bảo tính chính xác, tính khả thi cao của bản kế hoạch, hạn chế tình trạng điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ CBCC tham mưu xây dựng phải hiểu và nắm chắc mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, quy mô, tầm quan trọng của chính sách. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, các nguồn nhân lực, vật lực, thời gian và giải pháp tổ chức thực hiện chính sách.

Xây dựng kế hoạch phát triển viên chức đến năm 2025, TTYT quận Sơn Trà đảm bảo nguồn nhân lực về tỷ lệ, cơ cấu, số lượng theo Thông tư 08 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định. Đảm bảo tuyển và đào tạo đủ số lượng nhân lực theo định biên với tỷ lệ điều dưỡng trên bác sĩ là 1:2 trở lên. Đảm bảo trên 60% trưởng, phó khoa, phòng đạt trình độ chuyên môn sau đại học trở lên. Đảm bảo trên 60% bác sĩ đạt trình độ sau đại học; trên 50% điều dưỡng/ nữ hộ sinh/ kỹ thuật viên đạt trình độ đại học. Tỷ lệ Dược sỹ đại học/Bác sỹ đạt từ 1/8 đến 1/10

- Thứ hai, đổi mới phương pháp tuyên truyền chính sách phát triển viên chức

ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà

Để tuyên truyền chính sách phát triển Viên chức ngành y tế hiệu quả đòi hỏi CBCC phải am hiểu chính sách; nắm chính xác, đầy đủ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, phạm vi, đối tượng của chính sách. Cần lựa chọn các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp cho từng đối tượng như thông qua các cuộc thi tìm hiểu chính sách, thông qua mạng xã hội như facebook, zalo; thông qua các lớp tập huấn; xây dựng văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện chính sách gửi cho các khoa, phòng để họ tự nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách. Ngoài ra, có thể đăng tải, tuyên truyền trên websiet để viên chức biết và thực hiện. Trong xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện chính sách cần đảm bảo chính

xác, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.

-Thứ ba, phân công, phối hợp chặt chẽ, hợp lý các cơ quan tham gia thực hiện

chính sách viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà

Để chính sách phát triển viên chức ngành y tế thực hiện có hiệu quả thì cần chú trọng việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện chính sách; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách. Thông qua việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách một cách khoa học, hợp lý sẽ phát huy được nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế.

Trong phân công nhiệm vụ cần đặc biệt chú ý đến khả năng, trình độ năng lực chuyên môn và thế mạnh của từng tổ chức, cá nhân, hạn chế tình trạng trùng chéo nhiệm vụ và không rõ trách nhiệm. Cụ thể, Sở Nội vụ sẽ thực hiện việc đề ra các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng viên chức nói chung; Sở Y tế đề ra giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng viên chức ngành y tế; Sở Tài chính đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện việc phát triển viên chức ngành y tế; TTYT quận Sơn Trà tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể để quản lý trực tiếp viên chức của mình… Việc tổ chức điều hành và phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chính sách phát triển Viên chức ngành y tế góp phần nhanh chóng chính sách vào thực tiễn cuộc sống.

- Thứ tư, chủ động đề xuất các giải pháp duy trì, điều chỉnh chính sách phát

triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà

Khi thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế gặp những khó khăn do môi trường thực tế biến động, đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực thi chính sách phải có năng lực kiến thức sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách; chủ động tham mưu, đề xuất với chủ thể ban hành chính sách điều chỉnh chính sách và áp dụng các giải pháp, biện pháp thực hiện chính sách phù hợp với hoàn cảnh mới. Việc đề xuất các giải pháp, biện pháp duy trì bảo đảm cho chính sách tồn tại và phát huy tác dụng là vô cùng quan

trọng trong thực hiện chính sách. Qua thực trạng thực hiện thì một số chính sách ban hành có ý nghĩa tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách không phù hợp dẫn đến hiệu quả thực hiện chính sách thấp, gây lãng phí, không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Để kịp thời đề xuất các giải pháp, biện pháp, duy trì bảo đảm sự tồn tại và phát huy tác dụng bền vững của chính sách đòi hỏi đội ngũ viên chức thực hiện chính sách phải am hiểu sâu sắc chính sách, phải nắm chắc mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, đối tượng, công cụ thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà.

Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế nếu gặp khó khăn do môi trường thực tế thay đổi, do chính sách còn những bất cập, hạn chế chưa phù hợp với thực tiễn cần phải có những điều chỉnh nhất định để đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với tình hình thực tế. Về nguyên tắc, thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách. Nhưng trên

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 70 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w