Thay lời kết luận

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT (Trang 29 - 31)

Từ những điều trình bày trên, chúng tôi nhận thấy rằng, dạy câu theo định hướng giao tiếp tức là đặt câu vào “môi trường sống” của nó. Về phương diện này, câu được nhìn nhận với tư cách là một đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ, câu được đặt trong môi trường của nó. Dạy học câu theo quan điểm giao tiếp là một cách thức giảng dạy chứa nhiều yếu tố tích cực. Việc tìm hiểu, nắm vững và tiến hành tổ chức một cách khoa học sẽ là nhân tố góp phần quan trọng vào việc cải thiện lỗi viết câu của học sinh.

Theo định hướng của tổ chức dạy và học câu theo định hướng giao tiếp, hệ thống bài tập được thiết kế “không dừng lại ở khắc sâu kiến thức, mà phải hướng tới rèn luyện năng lực viết câu, khả năng lĩnh hội, đánh giá câu của người khác, có khả năng chữa câu sai”. Bài tập được thiết kế ở nhiều dạng. Chẳng hạn, giáo viên cho một chủ đề, yêu cầu học sinh viết một đoạn về chủ đề đó; chọn một đoạn văn, bỏ trống một số câu, yêu cầu học sinh điền vào, tiến hành so sánh các câu của học sinh với các câu của văn bản gốc; cho một đoạn văn trong đó có một vài câu sai ngữ pháp, yêu cầu học sinh phát hiện và sửa lỗi; giáo viên cho trước một hay hai câu, yêu cầu học sinh viết các câu tiếp theo; yêu cầu học sinh sưu tầm những câu, theo các em, có cách diễn đạt hay, lí giải; phát hiện lỗi và sửa chữa các câu sai ngữ pháp đã được giáo viên gạch chân trong bài viết. Trong quá trình dạy học theo quan điểm giao tiếp, giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh nảy sinh các nhu cầu giao tiếp, hứng thú giao tiếp, dạy và học tiếng trong tình huống giao tiếp. Bởi, mục đích cuối cùng của việc dạy và học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp là luyện cho học sinh có được năng lực sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Vì vậy, nhân vật trung tâm của quá trình dạy và học là học sinh, giáo viên là người có nhiệm vụ dẫn dắt học sinh tới mục đích giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, giáo viên là người tư vấn đáng tin cậy của học sinh. Giáo viên xuất hiện mỗi khi học sinh gặp khó khăn về ngôn ngữ, sau đó lại để học sinh tự thực hành ngôn ngữ. Giáo viên không nên giúp nhiều mà chỉ giúp khi nào thật cần thiết.

Tóm lại, việc dạy và học tiếng Việt là một vấn đề được tất cả chúng ta, những người Việt yêu quí tiếng nói được cha ông ta gìn giữ từ ngàn đời nay quan tâm. Hãy dạy và học tiếng Việt thật như nó vốn có, như nó vốn được mọi người Việt nói và viết trong cuộc sống cũng như trong văn chương, ở gia đình, nhà trường cũng như trong xã hội.

Tài liệu tham khảo

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ dụng học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 – Ban cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 – Ban cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Lý Toàn Thắng (1998), Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ và dạy học tiếng Việt ở trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.

MỤC LỤC *******

1.Lý do chọn đề tài ……….1

2. Mục đích nghiên cứu ………..1

3. Phương pháp nghiên cứu ………1

1. Lí do chọn đề tài...1

2. Mục đích nghiên cứu...1

3. Phương pháp nghiên cứu...1

Chương 1. Cơ sở lí luận chung...2

Chương 2. Thiết kế hệ thống bài tập các bài dạy về câu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện hành ...5

2.1. Hệ thống bài tập về câu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện hành – đôi điều cần trao đổi ...6

2.2. Thiết kế hệ thống bài tập về câu theo quan điểm giao tiếp...7

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống bài tập theo quan điểm giao tiếp...7

2.2.2. Hệ thống bài tập về câu theo quan điểm giao tiếp...8

2.2.2.1. Bài tập nhận diện, phân tích...9

2.2.2.2. Bài tập chuyển đổi...10

2.2.2.3. Bài tập tạo lập (sáng tạo)...11

a)Tạo lập theo mẫu...12

b) Tạo lập sản phẩm theo những yêu cầu nhất định...12

c) Tạo lập sản phẩm chỉ dựa vào những yêu cầu nhất định ...12

2.2.2.4. Bài tập sửa chữa...13

2.2.3. Khảo sát hệ thống bài tập tiếng Việt về câu trong sách Ngữ văn 11 hiện hành...14

2.2.4. Thiết kế thể nghiệm...16

2.2.4.1. Ngữ cảnh...16

2.2.4.2. Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu...18

2.2.4.3. Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản...23

2.2.4.4. Nghĩa của câu...26

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w