c) Tạo lập sản phẩm chỉ dựa vào những yêu cầu nhất định
2.2.4.4. Nghĩa của câu
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
+ Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
+ Nhận biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu, biết diễn đạt được nghĩa của sự việc và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.
- Kỹ năng
+ Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu. + Tạo lập câu thể hiện được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. + Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
B. Phương pháp thực hiện:
Hướng dẫn học sinh ôn lại lí thuyết, làm bài tập thực hành củng cố bài học.
C. Thiết kế hệ thống bài tập
1. Chọn từ ngữ thích hợp thêm vào hai chỗ trống trong câu sau để câu thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. a) Ông Phó Nhụy thở phào: thuyền ông vừa
[…] đâm vào núi đá. (Bùi Hiển)
A. định B. toan C. suýt D. đang b) Thời vụ lại hết rồi. Qua giêng, mười ngày nghỉ, […] một ngày có việc. (Nam Cao)
A. tất B. Chưa chắc C. Hẳn D. phải
1. GV gợi ý cho HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để câu thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
a) C. suýt b) B. chưa chắc
2. Xác định thành phần nghĩa sự việc trong các câu sau đây:
a) Phải dán năm tem kia đấy.
b) Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu. (Tản Đà)
c) Trong đầm gì đẹp bằng sen.
d) Sức này đã dễ làm gì được nhau (Nguyễn Du)
e) Đêm hôm nay người ta bày cuộc đánh thơ ở nhà ông Kinh Lịch (Nguyễn Tuân)
g) Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá đánh huỳnh một cái. (Nguyễn Tuân).
2. GV tổ chức cho HS ôn lại lí thuyết, vận dụng lí thuyết vào luyện tập.
Ví dụ:
a) dán năm tem.
b) …
HS thực hiện các trường hợp còn lại.
3. Xác định thành phần nghĩa tình thái trong các câu sau đây:
a) Đằng nào cũng phải về cơ mà. May ra có lẽ mợ không mắng đâu. (Thạch Lam)
b) Quan cứ lệnh, lính cứ truyền, mau đi phá hủy dinh quận Huy anh em ơi! (Ngô gia văn phái). c) Giá họ đừng hiền lành như thế còn hơn. (Xuân Diệu).
3. GV tổ chức cho HS ôn lại lí thuyết, vận dụng lí thuyết vào luyện tập.
Ví dụ: a) có lẽ b) …
d) Hắn nhặt một hòn gạch cũ, toan đập vào đầu. (Nam Cao)
e) Nếu ba quân làm như thế, tất sẽ gây ra nhiều việc lôi thôi. (Ngô gia văn phái)
f) Nếu còn giữ chiếc giày ấy không khéo có ngày vợ con chết đói. (Ngô Tất Tố)
4. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong bài thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngỏ Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.
(Hữu Thỉnh)
4. Gv tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm 4 HS, thời gian: 5 phút.
Các nhóm thực hiện bài tập trên phiếu học tập.
câu Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái 1 Hương ổi: đặc điểm của sự vật
Bỗng: thái độ bất ngờ
2 … …
5. Đặt câu với mỗi từ tình thái sau đây: có lẽ, hình như, chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà, rõ ràng là, chắc, đã đành, thật là, dễ, hẳn, đã đành, dường như.
5. Mỗi HS sẽ đặt một câu theo số thứ tự từ 1 đến 20. Sau đó đến lượt thứ hai cũng tương tự như thế.
Thời gian làm việc 3 phút.
GV gọi một HS bất kỳ đọc câu mình vừa đặt. Sau đó, gọi một em khác có câu cùng một từ với em HS vừa gọi, trình bày…