7 đợt lũ lụt Thấp hơn trungbình
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CS QUẢN LÝ RRTT-TH TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 –
TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
3.1. Bối cảnh và quan điểm, mục tiêu QUẢN LÝ RRTT-TH tự nhiên
3.1.1. Bối cảnh
3.1.1.1. Tình hình TT-TH, dịch bệnh
Nằm trong lưu vực chịu tác động của thiên tai cũng như BĐKH thường xuyên, diễn biến thời tiết tại Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng có xu hướng cực đoan, thiên tai dị thường khốc liệt. Trung bình môi năm Quảng Bình có 1-2 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển, tần suất xuất hiện và cường độ bão ngày càng gia tăng, chỉ tính riêng thiệt hại do bão hàng năm đã lên đến vài chục tỉ đồng, số lượng người chết ngày càng tăng. Giai đoạn 2016 – 2020 là giai đoạn Quảng Bình phải chịu những trận thiên tai gây thiệt hại rất lớn trên địa bàn toàn tỉnh. Nếu như năm 2018, 2019, thiên tai, Quảng Bình hứng chịu là những trận hạn hán kéo dài nhất trong lịch sử thì các năm 2016, 2017 và 2020, các trận bão, lũ đã để lại cho người dân nơi đây những ký ức kinh hoàng. Theo dự báo, trong giai đoạn tiếp theo, diễn biến thời tiết vẫn vô cùng khắc nghiệp với vùng đất Quảng Bình.
Thêm vào đó, bắt đầu từ cuối năm 2019 - đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid
- 19 hoành hành khiến cho mức độ cảnh báo ở cấp “thảm họa kép” được đưa ra tại Quảng Bình. Dịch bệnh Covid 19 liên tục có những biến chủng mới, mức độ lây lan khó có thể lường trước. Đây là vấn đề mà toàn thế giới đang chịu ảnh hưởng, trong đó tỉnh Quảng Bình – Việt Nam là địa phương gặp phải những tác động nặng nề.
Có thể nói, tình hình TT-TH kết hợp với dịch bệnh đều đang có xu hướng gia tăng, phát triển phức tạp và mức độ khó lường. Những điều này có tác động vô cùng to lớn đến hoạt động thực hiện CS quản lý RRTT-TH tại tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 2021 - 2025).
3.1.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Giai đoạn 2021 – 2025 là giai đoạn thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm từ năm 2021 đến năm 2025.
Bắt đầu năm 2021, tỉnh Quảng Bình thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện có rất nhiều khó khăn. Tình hình khu vực và thế giới tiếp tục có những diễn biến khó lường, dịch Covid – 19 tiếp tục lan rộng và gia tăng mức độ lây nhiễm, tình hình kiểm soát và khống chế chưa đạt hiệu quả ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới và trong nước, đặc biệt tác động rất lớn đến tỉnh Quảng Bình. Do đó, kinh tế – xã hội giai đoạn này tiềm ẩn những khó khăn. Các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động du lịch, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng kinh tế đạt thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng; một bộ phận người lao động phải ngưng việc, dừng hợp đồng lao động, không hưởng lương hoặc rơi vào tình trạng thất nghiệp, nhiều tài sản, phương tiện sinh hoạt, sản xuất của người dân thiệt hại do mưa lũ cần nhiều thời gian mới có thể khôi phục. Trong khi đó, năng lực nội tại của nền kinh tế tỉnh Quảng Bình còn nhiều yếu kém và hạn chế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn được thực hiện theo đúng kế hoạch, nông nghiệp phát triển ổn định, thực hiện vốn đầu tư tăng khá mạnh; đời sống người dân của tỉnh Quảng Bình được quan tâm, đặc biệt là người dân ở các vùng khó khăn, vùng bị thiệt hại do bão lũ; tình hình an ninh trật tự được đảm bảo.
Có thể nói, mặc dù gặp nhiều khó khăn phát sinh từ dịch bệnh Covid – 19 kéo dài, kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình vẫn có những cột mốc tăng trưởng và ổn định, góp phần giữ vững nền an sinh xã hội cũng như những hoạt động kinh tế của địa phương này. Đây là một trong những động lực giúp tỉnh Quảng Bình có những kế hoạch, phương án, dự án thực hiện CS quản lý RRTT-TH trong giai đoạn tới.
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu giai đoạn 2021 -2025
3.1.2.1. Quan điểm
Quan điểm thực hiện CS quản lý RRTT-TH tự nhiên của tỉnh Quảng Bình, trước hết, nằm trong quan điểm chỉ đạo, chiến lược Quốc gia về PCTT của cả nước. Ngày 17 tháng 03 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 379/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quan điểm chỉ đạo PCTT là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội và công tác
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước, đồng thời huy động mọi nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước luôn là quan điểm nòng cốt trong các dự án phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng.
3.1.2.2. Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025
Là một tỉnh thường xuyên phải đối mặt với TT-TH, tỉnh Quảng Bình đặt những mục tiêu phù hợp với bối cảnh phát triển của địa phương, cụ thể là:
(1) Hoàn thiện đồng bộ, thống nhất các CS về phòng, chống thiên tai;
(2) Xây dựng các kế hoạch phòng, chống thiên tai dựa trên những kinh nghiệm sẵn có và những bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác, tận dụng sự hô trợ của Chính phủ, các cơ quan trung ương và các tổ chức trong và ngoài nước;
(3) Kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực hiệu quả các tổ chức, lực lượng làm công tác PCTT từ cấp tỉnh đến cấp địa phương, nhỏ nhất là đến các tổ dân phố, các hộ gia đình;
(4) Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra;
(5) 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; 100% các tổ chức, hộ gia đình đảm bảo các yêu cầu thương phương châm “bốn tại chô”;
(6) Nâng cao năng lực theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích thiên tai ngang tầm với tiêu chuẩn quốc gia;
(7) Hình thành cơ sở dữ liệu phụ vụ chỉ đạo điều hành PCTT theo hướng đồng bộ, liên thông, theo thời gian thực;
(8) Đảm bảo người dân được an toàn trước thiên tai; nâng cao khả năng chống chịu cơ sở hạ tầng, công trình PCTT, đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế. Nhìn chung, quan điểm và các mục tiêu tăng cường thực hiện hiệu quả các CS quản lý RRTT-TH đều hướng tới sự đồng bộ, thống nhất, kết hợp hiệu quả giữa nhà nước và nhân dân; tận dụng nguồn lực của nhà nước cũng như tại các địa phương; huy động mọi nguồn lực từ nhà nước đến nhân dân, từ cá nhân đến tổ chức không chỉ trong và ngoài nước. Kết hợp giữa các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội với các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý RRTT-TH tự nhiên chính là yếu tố căn bản trong quan điểm phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình, đảm bảo phát triển kinh tế và giữ vững, đảm bảo nền an sinh xã hội của địa phương.
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện CS quản lý RRTT-TH tự nhiên
3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách
Hiện tại, Bộ NNPTNT đã trình Quốc Hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều để phù hợp với tình hình hiện nay. Có nhiều công việc phải làm phục vụ cho công việc này.
Đầu tiên, các cơ quan chức năng cần rà soát tất cả các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai; xác định rõ các vấn đề cần được ưu tiên điều chỉnh. Các CS về quản lý rủi ro thiên tai cần giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ quan PCTT cấp huyện và cấp xã.
Tiếp theo, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý RRTT-TH cần quy định và phân cấp trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai thuộc cấp vùng và cấp tỉnh, thành phố. Hơn nữa, các quy định cũng cần xem xét, bổ sung quy định vai trò của phụ nữ trong việc tham gia xây dựng và giáp sát thực hiện kế hoạch PCTT, tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có lồng ghép nội dung PCTT. Các CS cũng cần hướng tới các chương trình PCTT cho các đối tượng dễ bị tổn thương như: phụ nữ, chủ hộ đơn thân, các hộ có người khuyết tật và tre em; đặc biệt là các CS nâng cao năng lực cho cán bộ về việc hô trợ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Tại tỉnh Quảng Bình, các văn bản cấp tỉnh, thành phố cũng cần được hoàn thiện, cụ thể hóa phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của địa phương. Nhiệm vụ trước hết trong việc xây dựng các giải pháp hiệu quả nhằm quản lý RRTT-TH là hoàn thiện việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ 2021 - 2025, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh Quảng Bình cần nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo tính bền vững và có tính tới yếu tố rủi ro thiên tai cũng như các diễn biến bất lợi của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Quy hoạch che phủ rừng đầu nguồn trên các sườn dốc, tăng diện tích rừng phòng hộ ở những nơi cần thiết để giảm nhẹ khí thải nhà kính và giảm tốc độ dòng chảy, giảm xói mòn
cho khu vực miền núi; thiết lập hệ thống cảnh báo cho cộng đồng; cải thiện hệ thống thu gom và xử lý chất rắn ở những khu vực không được đầu tư từ các dự án trong những năm tới.
Các quy hoạch năm tới cũng như diễn biến bất lợi của BĐKH, Quảng Bình cần nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo tính bền vững việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch; cần nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo tính bền vững việc xây dựng vàớc ngầm cho các khu vực có nguy cơ thiếu nước ngọt. Cần thiết đặt quản lý rủi ro thiên tai và thảm họa trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần xem xét các yếu tố tương đồng của hai chính sách quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thể chế cũng như đánh giá và giải quyết đầy đủ các hoạt động của các chính sách này.
Quảng Bình cần tạo điều kiện tốt hơn với các nguồn lực tại chô đầy đủ hơn cho triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển gắn với chủ động ứng phó với BĐKH, PCTT ở các cấp địa phương, đặc biệt là những vị trí xung yếu, đảm bảo cuộc sống an toàn và đảm bảo sinh kế cho người dân.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, các quy hoạch phát triển và phương án quy hoạch phòng chống và ứng phó với thiên tai cần được lồng ghép với công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Đây là nhiệm vụ cần thiết bởi những TT-TH kép này đều mang lại những rủi ro, hiểm họa khôn lường đối với đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2.2. Hoàn thiện các công cụ thực hiện chính sách
Công cụ truyền thông
Công cụ thực hiện CS quản lý RRTT-TH đầu tiên là công cụ truyền thông, trong đó cần tập trung vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về đường lối, CS pháp luật có liên quan đến rủi ro TT-TH. Trước hết cần tập trung, nâng cao công tác dân vận, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc dân chủ cơ sở, phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, tạo thành sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết
dân tộc. Xây dựng và phát triển các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các CS pháp luật cũng như các kỹ thuật, khoa học, các dự án, các đề án về quản lý rủi ro thiên tai đến từng người dân. Đẩy mạnh quản lý RRTT-TH dựa vào cộng đồng, phát huy tri thức địa phương trong phòng tránh thiên tai. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1324/UBND-KT ngày 23/7/2021 về việc thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” tỉnh Quảng Bình. Đây là văn bản quan trọng không chỉ định hướng dài hạn công tác truyền thông về phồng, chống thiên tai mà còn chỉ ra các hoạt động cụ thể cần thực hiện từ nay đến năm 2030 với các mốc thời gian cụ thể và mục tiêu cần đạt. Theo đó, đến hết năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có 100% đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp được trang bị đầy đủ kiến thức về thiên tai và năng lực để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng; 30% cán bộ, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; 35% người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai; 35% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai. Đến hết năm 2030 có 100% người dân ở các xã, phường, thị trấn thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn; 100% các bậc đào tạo phổ thông đưa nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy; 100% số xã, phường, thị trấn xây dựng, phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng và 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai, thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, từ năm 2021 - 2030, các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh được yêu cầu trước hết tập trung tại các khu vực nguy cơ rủi ro cao thuộc các xã, phường, thị trấn thường xuyên chịu tác động của thiên tai sẽ triển
khai thực hiện 03 hợp phần là phổ biến cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.Thực hiện Kế hoạch này cũng đồng thời đóng góp hình thành văn