Giải pháp chống tái nghèo

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 81 - 82)

Thứ nhất về khuyến nông - khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn:

Tuyên truyền, vận động các hộ dân trên địa bàn xã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.

Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Phối hợp với Phòng Kinh tế huyện tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến tất cả các hộ dân.

Đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Xây dựng các mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi cho các sản phẩm hàng hóa sản xuất tập trung.

Thứ hai về xây dựng nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo:

Thưc hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất và nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả đã và đang triển khai tại địa phương, các mô hình phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai thổ nhưỡng từng vùng, từng địa phương.

Từ thực tiễn triển khai chương trình giảm nghèo nhiều năm qua rút ra một trong những bài học kinh nghiệm để giảm nghèo bền vững là phát huy được nội lực và sự tham gia của cộng đồng, người nghèo. Thời gian tới cần đầu tư, nhân rộng những sáng kiến, mô hình giảm nghèo hay, nhằm khích lệ người dân, người nghèo, cộng đồng nâng cao vai trò, vị thế của mình trong cuộc chiến chống đói nghèo, không còn trông chờ vào chính sách cho không của Nhà nước mà tự mình cũng có thể vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)