Giải pháp khác

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 82)

Thứ nhất về công tác tuyên truyền:

Đẩy mạnh việc tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền và người dân đặc biệt là người nghèo hiểu rõ về quá trình chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, chuẩn nghèo đa chiều và chuẩn nghèo chỉ tiêu/thu nhập sẽ được sử dụng song song.

Xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thứ hai về huy động nguồn lực thực hiện đề án:

Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí trung ương, cân đối nguồn kinh phí địa phương phân bổ hàng năm cho hoạt động của giảm nghèo bền vững có hiệu quả.

Đảm bảo tính xã hội hóa cao, nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng xã hội để hỗ trợ có hiệu quả cho người lao động, người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn xã. Đồng thời, cần thực hiện tốt việc lồng ghép các chính sách, chương trình để giúp cho người nghèo có điều kiện tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Huy động nguồn lực tại chỗ thông qua tạo việc làm công, tăng cường sự giám sát của nhân dân nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết

yếu được đầu tư, góp phần giảm thiểu tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

Thứ ba về cơ chế chính sách:

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo hiện hành nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án (kế hoạch) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch của địa phương.

Hỗ trợ hộ thoát nghèo tiếp tục được tiếp cận các chương trình hỗ trợ như: Vay vốn tín dụng ưu đãi, tham gia các mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sinh kế... để giảm nghèo bền vững.

Thứ tư về công tác giám sát, đánh giá:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức thực hiện tốt các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, để giúp cán bộ có thêm kinh nghiệm làm công tác giảm nghèo.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã tạo nên một bước chuyển biến tích cực, làm thay đổi bộ mặt đời sống, kinh tế - xã hội của toàn thể nhân dân. Giảm nghèo bền vững là một nội dung quan trọng, đảm bảo sự thành công của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian vừa qua, nhiệm vụ giảm nghèo đã từng bước được thể chế hóa thông qua việc xây dựng pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu và chính sách cụ thể với phương châm mang tính nguyên tắc là “kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội”, “thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư”. Trong quá

trình nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện

Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” đề tài đã đạt được những mục tiêu đề ra:

- Đã hệ thống hóa được các nội dung cơ bản về mặt lý thuyết liên quan đến vấn đề giảm nghèo, bao gồm: khái niệm, định nghĩa về nghèo, hộ nghèo, người nghèo, giảm nghèo và những quy định của Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo; Các tiêu chí xác định hộ nghèo; Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói; Nội dung các chương trình giảm nghèo...

- Đã đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Cụ thể:

Chương Mỹ là một trong những huyện ngoại của thành phố Hà Nội có nền kinh tế trọng điểm của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ. Tuy nhiên do sản xuất nông nghiệp mang hình thức và quy mô nhỏ, sản phẩm làm ra chưa có tìm được đầu ra nền kinh tế của các hộ dân trên địa bàn huyện vẫn còn thấp, dẫn đến tình trạng nghèo đói trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỷ lệ cao trong toàn thành phố. Nên các chương trình chính sách giảm nghèo bền vững đối với người nghèo luôn luôn là vấn đề được Đản và cán bộ chính quyền địa phương quan tâm hàng đầu.

Được sự quan tâm của UBND nhân dân thành phố Hà Nội, quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sát xao nên cán cán bộ và nhân dân huyện Chương Mỹ luôn nhận được sự

quan tâm ưu ái của cấp trên trong việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối

với người nghèo trên địa bàn xã, các chương trình hỗ trợ được triển khai kịp thời đến toàn bộ người dân trong đó đặc biệt các đối tượng hộ nghèo như các chính sách

như vay vốn hỗ trợ làm nhà ở, chính sách hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội, chính sách hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm, y tế, giáo dục, điện, phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần...

Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã có những Nghị quyết hỗ trợ kịp thời nhanh chóng, đúng người, đúng đối tượng đối với các hộ chính sách xã hội không để xảy ra tình trạng bất cập, bất hợp lý và để xảy ra tình trạng tố cáo, khiếu nại trong việc triển khai các chính sách trợ giúp xã hội tại địa phương.

Trong công tác quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng đã được cán bộ chuyên môn giải quyết nhanh chóng, kịp thời không để xảy ra tình trạng hồ sơ tồn đọng, đối tượng hưởng sai chế độ chính sách.

Các chương trình hỗ trợ vay vốn của các cấp chính quyền địa phương đã được triển khai phổ biến đến toàn bộ nhân dân dân trong xã, việc thực hiện các chương trình đã đạt được hiệu qua cao trong công tác triển khai, tuy nhiên các nguồn vốn hỗ trợ vay vốn còn hơi thấp, đôi với các hộ dân vẫn chưa thực sự đầu tư được vào sản xuất, kinh doanh.

Chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm thì chưa đạt được hiểu quả thực sự cao, nhưng chưa thu hút được lực lượng lao động tham gia, bởi các lớp đào tạo được mở ra nhưng chương trình hỗ trợ việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của các học viên bởi chưa có đầu ra tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

Chương trình hỗ trợ y tế đã được triển khai phổ biến đến toàn bộ hộ nghèo, tất cả các đối tượng đều được cấp thẻ BHYT miễn phí đi khám chữa bệnh, tuy nhiên trong công tác cấp thẻ BHYT còn xảy ra nhiều sai sót như sai lệch, ngày, tháng, năm sinh gây khó khăn trong việc khám chữa bệnh đối với các đối tượng.

Còn một số hộ nghèo trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn trông chờ, ý lại vào các chính sách trợ giúp xã hội của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, chưa thực sự cố gắng vươn lên thoát nghèo. Đa số các hộ nghèo đều cho rằng nguyên nhân dẫn đến thực trạng nghèo đói của các hộ dân trên địa bàn xã là những nguyên nhân khách quan như thiếu vốn sản xuất, thiếu công cụ sản xuất và không có người trong độ tuổi lao động..đó là những nguyên nhân có thể khắc phục được, tuy nhiên các hộ nghèo trên địa bàn xã vẫn chưa thực sự cố gắng phấn đấu vươn lên làm giàu cho gia đình nói riêng và xã hội nói chung.

Chương Mỹ trong thời gian tới: cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về giảm nghèo; tăng cường phát triển về kinh tế - xã hội; cần phải tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; chống tái nghèo và làm tốt công tác tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Bình (1996), Lê Ngọc Hân, Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện

kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia.

2. Lê Xuân Bá (2001), Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông

nghiệp.

3. Đỗ Thị Dung (2011), Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông

Sơn, tỉnh Quảng Nam.

4. Phạm Ngọc Dũng (2015), Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

5. Bùi Thế Giang (1996), Vấn đề nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.

6. Nguyễn Hải Hữu (2005), Cuộc chiến chống nghèo đói thực trạng và giải pháp.

7. Nguyễn Hải Hữu (2005), Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề về nghèo đói ở

nước ta.

8. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta

hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia.

9. Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

10. Hồ Việt Hạnh, Bàn về khái niệm Chính sách công

11. Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp.

12. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2001), Xoá đói, giảm nghèo

vùng dân tộc thiểu số; phương pháp tiếp cận.

13. Nguyễn Thị Nhung (2012), Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh

tế xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam.

14. National Association of Social Workers (1983), Standards for Docial Service

Manpower, New York: NASW, Tr 4.

15. Lương Hồng Quang (2001), Văn hóa của nhóm người nghèo Việt Nam. Thực

trạng và giải pháp.

16. Richard Jones, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Anh Phong, Trương Thị Thu Trang

(2009), Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam,

Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Tr 14.

17. Mai Tấn Tuân (2015), Chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn Quận Liên

18. UBND huyện Chương Mỹ, (2018 -2020), Báo cáo công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

19. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) (2011), Báo cáo giảm nghèo ở Việt

Nam- Thành tựu và thách thức.

20. Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển (RCD) -Bộ LĐTB& XH (2015), Báo cáo

tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam.

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN NGƯỜI DÂN

Xin chào ông/bà !

Tôi là học viên trường Học viện khoa học Xã hội. Tôi đang thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu đánh giá về thực trạng thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chương Mỹ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong công giảm nghèo, tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người dân về các chương trình giảm nghèo. Rất mong ông/bà dành chút ít thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây theo quan điểm cá nhân của ông/bà. Tôi cam kết tất cả các thông tin liên quan đến ông/bà sẽ tuyệt đối bảo mật. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của ông/bà.

I, THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:... 2. Năm sinh:... 3. Giới tính: Nam  Nữ  4. Dân tộc:... 5. Địa chỉ:... 6. Trình độ học vấn:...

7. Số nhân khẩu của gia đình ông/bà:...

8. Số người tham gia lao động trong gia đình ông/bà là bao nhiêu người:...

9. Số người ăn theo:...

10. Nghề nghiệp:...

II: NỘI DUNG KHẢO SÁT 1. Gia đình ông bà thuộc diện hộ gia đình? Hộ nghèo 

Hộ cận nghèo 

2. Nghề nghiệp chính của ông bà là gì?

Trồng lúa 

Công nhân 

Xe ôm 

Chăn nuôi trang trại 

Chăn nuôi nhỏ lẻ 

Bán hàng tạp hoá 

Làm thuê 

3. Gia đình ông/bà đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở hộ nghèo chưa? ?(

Nếu có trả lời tiếp câu 3.1, nếu không chuyển sang câu 4)

Có  Không 

3.1. Gia đình ông/bà được hỗ trợ xây dựng nhà ở từ nguồn hỗ trợ nào?

Quỹ “Vì người nghèo” 

Nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố 

4. Gia đình ông/bà có nhu cầu vay vốn ngân hàng không?

Có.  Không . 

5. Thực tế gia đình ông/bà sử dụng vốn vay vào mục đích gì?

Mua phương tiện sản xuất  Đầu tư phát triển kinh tế 

Trả nợ 

Đầu tư cho con cái học hành 

Xây nhà 

6. Gia đình ông/bà có sử dụng BHYT để chữa bệnh tại các cơ sở y tế

không?

Có  Không 

7. Gia đình ông bà thường chữa trị như thế nào khi bị bệnh?

Không chữa trị, tự khỏi.  Tự mua thuốc . 

Đến trạm y tế xã.  Đến bệnh viện . 

8. Gia đình Ông/bà đã tham gia lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm hộ nghèo do UBND xã, huyện tổ chức không?

9. Gia đình ông/ bà có vận dụng kiên thức đã được tập huấn vào sản xuất hay không?

(Không phải trả lời câu hỏi này nếu chọn đáp án “Không tham gia” ở câu 14)

Có  Không 

10. Ông/bà có biết các chương trình, chính sách giảm nghèo của địa phương không?

Có  Không 

11. Gia đình ông/bà có được hưởng các chương trình, chính sách giảm

nghèo của địa phương không ? (Nếu có tiếp tục trả lời câu 14, nếu không tiếp tục

trả lời từ câu 15)

Có  Không 

12. Các chương trình, chính sách giảm nghèo hiện nay gia đình ông

bà đang được hưởng là gì? (có thể chọn nhiều đáp án)

Hỗ trợ các hoạt động đào tạo, tập huấn sản xuất kinh doanh 

Hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi sản xuất kinh doanh 

Hỗ trợ mua sắm máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh 

Hỗ trợ vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh 

Hỗ trợ phân bón, vật tư để sản xuất kinh doanh 

Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm 

Hỗ trợ nhà ở, xây dựng và sửa chữa nhà ở hiện tại 

Hỗ trợ về BHYT, khám chữa bệnh 

Hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm 

Hỗ trợ khác (ghi rõ)……….

Câu 13. Để phát triển kinh tế gia đình, vượt qua các khó khăn hiện nay,

Ông/bà mong muốn nhận được hỗ trợ nào sau đây? (có thể chọn nhiều đáp án)

Hỗ trợ các hoạt động đào tạo, tập huấn sản xuất kinh doanh  Hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi sản xuất kinh doanh  Hỗ trợ mua sắm máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh  Hỗ trợ vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh 

Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm 

Hỗ trợ nhà ở, xây dựng và sửa chữa nhà ở hiện tại 

Hỗ trợ về BHYT, khám chữa bệnh 

Hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm 

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)