a mô hình Vector tự hồi quy
Agnihotri (2015) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu tại Ấn Độ thông qua bộ dữ liệu các trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm đến 10 năm. Bằng mô hình hồi quy tuyến tính, bài viết cho thấy biến lạm phát có tác động cùng chiều với lợi suất trái phiếu của tất cả các kỳ hạn.
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại cho thấy lạm phát ít hoặc không có ảnh hưởng đến sự biến động lãi suất TPCP:
Acatrinei (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ
mô đến lãi suất trái phiếu ở 12 nước Châu Âu từ tháng 01/2008 đến tháng 08/2017. Sử dụng mô hình VECM, nghiên cứu cho thấy bất kỳ sự thay đổi nào của lạm phát thực tế cũng chỉ dẫn đến sự thay đổi nhỏ của lãi suất TPCP, đồng nghĩa với việc giá trái phiếu gần như không thay đổi.
Dewachter & cộng sự (2006) xác định nguyên nhân biến đổi cấu trúc kỳ hạn của lãi suất dựa trên chênh lệch GDP và lạm phát bằng cách sử dụng mô hình VAR, kết luận rằng chính sách lãi suất, lạm phát và hoạt động kinh tế không ảnh hưởng đến đường cong lãi suất.
Từ các kết quả đó, nhóm tác giả cho rằng kiểm định sự tác động của lạm phát đến lãi suất TPCP Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 là cần thiết. Bài nghiên cứu sử dụng tăng trưởng CPI hàng tháng để phản ánh mức độ lạm phát.
*Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng (INT)
Lãi suất liên ngân hàng (Interbank Offered Rate) là lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng khi xảy ra tình trạng thiếu vốn. Ở Việt Nam, NHTW chính là tổ chức công bố thông tin lãi suất liên ngân hàng. NHTW sẽ dựa vào những thay đổi của thị trường, các dữ liệu do các ngân hàng gửi lên để tính toán lãi suất theo từng ngày, từng tháng, từng quý, từng năm và quyết
downloadby :