định mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến qua phương pháp vif Hình 4.3. Kết quả kiểm định vif trên phần mềm Stata 14 Dựa trên kết quả mô hình vif từ phần mềm Stata 14, nhóm tác giả nhận thấy rằng các giá trị vif của các biến độc lập nằm trong khoảng (1;2) bé hơn so với 10, vậy nên
các biến độc lập không có mối tương quan với nhau, cũng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Vậy, với mức ý nghĩa 5%, mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
4.1.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Nhóm tác giả tiến hành kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định White trên phần mềm Stata 14.
Hình 4.4. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định White trên phần mềm Stata 14
download by :skknchat@gmail.com skknchat@gmail.com
Để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định White, nhóm tác giả đặt giả thiết:
Nhận thấy Prob. Chi-Square (27) = 0.0528 > α = 0.05Chấp nhận giả thiết H0.
Kết luận: Mô hình đề xuất không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi với mức ý nghĩa α = 0.05 (độ tin cậy là 95%)
4.2. Mô hình hồi quy cuối cùng
Thông qua 2 kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nhóm tác giả có được hàm hồi quy cuối cùng:
VN5Y = 6.8270 + 0.4660×US5Y - 0.6778×lnEXR - 0.4375×CPI
+ 0.3497×INT - 1.20e-06×BOT + 0.02×IIP + ei
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
- β0 = 6.8270: Giá trị trung bình của VN5Y là 6.8270 khi các biến độc lập US5Y, lnEXR, CPI, INT, BOT và IIP = 0
- β1 = 0.4660: Khi các yếu tố khác không đổi, biến độc lập US5Y tăng 1% thì biến phụ thuộc VN5Y tăng 0.4660%
- β2 = -0.6778: Khi các biến phụ thuộc VN5Y
- β3 = -0.4375: Khi các
biến phụ thuộc VN5Y
- β4 = 0.3497: Khi các
biến phụ thuộc VN5Y tăng 0.3497%
- β6 = 0.02: Khi các yếu tố khác không đổi, biến độc lập IIP tăng 1% thì biến phụ thuộc VN5Y tăng 0.02%
Hệ số xác định của mô hình hồi quy: R2 = 0.8102 đã cho thấy các biến độc lập US5Y, EXR, CPI, INT, BOT và IIP giải thích được 81.02% sự biến động của biến phụ thuộc VN5Y (còn 18.98% do các yếu tố chưa biết, chưa được đưa vào mô hình).
Kết quả chạy mô hình cho thấy, hầu hết các biến được đưa vào mô hình đều có ý nghĩa, ngoại trừ biến cán cân thương mại có ρ_value(BOT) = 0.203. Tuy nhiên, nhóm tác giả không quá kỳ vọng tác động của biến độc lập BOT lên biến phụ thuộc VN5Y, bởi vì biến này không ảnh hưởng trực tiếp đến biến phụ thuộc cũng như kết quả này đã xuất hiện trong một bài nghiên cứu tham khảo khác. Mô hình kiểm định cho thấy, lãi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 5 năm , tỷ giá VND/USD, tỷ lệ lạm phát, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp đều có ý nghĩa tác động đến lãi suất TPCP Việt Nam. Trong đó, lãi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 5 năm, tỷ giá VND/USD, lạm phát và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng là 4 biến có tác động đáng kể đến biến phụ thuộc, biến tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp cũng có tác động nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn. Từ đây, nhóm tác giả đã gợi ý một số giải pháp phát triển thị trường TPCP Việt Nam trong thời gian tới, với mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tài chính nói riêng.
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
Có thể thấy, lãi suất TPCP và hành vi đầu tư TPCP trên thị trường Việt Nam có thể gánh chịu những tác động lớn từ các chính sách tiền tệ và các định chế công của Nhà nước thông qua việc ảnh hưởng tới lãi suất liên ngân hàng, tỷ lệ lạm phát và cơ chế tỷ giá hối đoái. Đồng thời, Việt Nam cũng được xếp vào thị trường đang phát triển và mới nổi trong những năm gần đây nên dễ chịu tác động từ những cú sốc do các biến động tiền tệ trên khắp thế giới gây ra, điển hình là ảnh hưởng của Hoa Kỳ - thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới, lên thị trường trái phiếu của Việt Nam. Do đó, việc đề ra giải pháp nhằm khắc phục những tác động chủ quan và hạn chế tối đa ảnh hưởng của những biến động khách quan là vô cùng cần thiết trong thời điểm hiện tại.
5.1. Đối với biến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tháng
Kết quả phân tích dựa trên mô hình hồi quy cho thấy, khi lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tháng tăng 1% thì lãi suất TPCP Việt Nam tăng xấp xỉ 0.3497%. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm tác giả cũng như các bài nghiên
cứu tham khảo khác. Tại thị thị trường TPCP luôn chiếm đầu tư vào TPCP, các ngân hàng làm chi phí đầu vào. T mà việc sử dụng lãi suất kỳ
thường, lãi suất liên ngân hàng được niêm yết các kỳ hạn qua đêm, một tuần, hai tuần, ba tuần, một tháng, hai tháng, ba tháng và sáu tháng. Các ngân hàng đi vay lẫn nhau trên thị trường tiền tệ, trong đó, bên thiếu vốn là người đi vay còn bên dư vốn là người cho vay. Trong thời kỳ thanh khoản hệ thống liên ngân hàng kém dồi dào, các kỳ hạn ngắn như kỳ hạn qua đêm, một tuần, hai tuần có thể không được yết giá. Do đó, khi đầu tư vào TPCP, thông thường các ngân hàng sử dụng chi phí vốn là lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tháng để đảm bảo tính ổn định.
Mức độ quan trọng của biến này đặt ra yêu cầu to lớn cho các chính sách vĩ mô của nhà nước nhằm điều tiết và bình ổn thị trường trái phiếu. Cụ thể, công tác phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính cần được triển khai đồng bộ và xuyêt suốt, qua đó hỗ trợ kiểm soát tình hình lạm phát, ổn định thị trường trái phiếu nói riêng và nền kinh tế vĩ mô nói chung, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế trước những sự kiện bất lợi gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, ví dụ điển hình là dịch bệnh COVID-19.
NHNN là tổ chức Nhà nước có vai trò “đầu tàu” quyết định mức lãi suất theo kỳ hạn của các NHTM dựa trên những biến động của thị trường. Do đó, NHNN cần điều hành linh hoạt các công cụ, chính sách tiền tệ trong cả ngắn hạn và dài hạn nhằm duy trì mức thanh khoản hợp lý đối với các hệ thống tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội và các nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi các NHTM phải có sự phối hợp và tuân thủ nghiêm ngặt các quyết sách, thông tư, chỉ thị, hướng dẫn của NHNN. Cụ thể, theo kế hoạch sửa đổi thông tư mới, ban soạn thảo dự kiến bổ sung thêm một số quy định về ngày có hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất, thời hạn thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất, thanh toán ròng,... yêu cầu các NHTM phải tuân thủ và kê khai minh bạch khi thực hiện kinh doanh. Ngoài ra, NHNN cần có sự chú trọng nhất
định trong việc quản lý tính
khả năng vay vốn của doanh
gân hàng nhằm đảm bảo cho phiếu.
5.2. Đối với biến tỷ giá V Đây là một trong hai hịch biến trong mô hình hồi quy, đồng thời cũng là biến gây nên biên độ biến động lớn nhất đối với đối tượng khảo sát. Kết quả phân tích dựa trên mô hình hồi quy cho thấy, khi tỷ giá tăng 1% thì lãi suất TPCP Việt Nam giảm xấp xỉ 0.6778%. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trong thời kỳ hỗn loạn của thị trường, chi phí phòng ngừa rủi ro tỷ giá có xu hướng tăng lên, điều này có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài nới lỏng vị thế trái phiếu của họ bằng cách bán ra và tăng lãi suất trái phiếu nội tệ. Một quan điểm khác cho rằng, những thay đổi
của lãi suất trái phiếu thúc đẩy biến động của tỷ giá hối đoái từ các nhà đầu tư nước ngoài điều chỉnh phòng ngừa rủi ro ngoại hối của họ dựa trên hiệu suất trái phiếu. Thực chất, bên cạnh những tác động khách quan đến từ động thái “bán đại trà” trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài để bù đắp thua lỗ khi thị trường biến động, tỷ giá chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các chính sách công của nhà nước trong từng thời kỳ, tiêu biểu là nghị định ban hành yêu cầu thay đổi phương pháp xác định tỷ giá vào năm 2015.
Để điều chỉnh tỷ giá, nhà nước có thể điều chỉnh cung cầu qua việc mua vào hoặc bán ra ngoại tệ với số lượng thích hợp trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Cơ chế này có tính linh hoạt cao và rất phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tăng cường khả năng hòa nhập vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra, nhà nước cũng có thể điều chỉnh mức biến động của tỷ giá trong biên độ phù hợp nhằm cải thiện tình trạng vay vốn còn hạn chế của thị trường. Theo đó, NHNN nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tế của các NHTM. Phương án này tạo điều kiện cho việc giảm lãi suất của TPCP Việt Nam, từ đó khuyến khích, nâng cao khả năng đầu tư của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
downloadby : by :
skknchat@gmail.com il.com
Cuối cùng, cách thức các định chế mang tính áp nhiều hơn. Sự thay đổi này lãi suất, đồng thời góp phầ trường trái phiếu và ổn định
5.3. Đối với biến lãi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 5 năm
Kết quả phân tích dựa trên mô hình hồi quy cho thấy, khi lãi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 5 năm tăng 1% thì lãi suất TPCP Việt Nam tăng xấp xỉ 0.4660%. Đây là biến độc lập đồng biến có tác động mạnh mẽ nhất tới mức biến động của đối tượng khảo sát trong mô hình, thể hiện một trong số những tác động ngoại sinh khách quan lên lãi suất TPCP Việt Nam. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm tác giả và cho thấy thị trường TPCP Việt Nam đã có sự hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2016 - 2020. Do đó, nhà nước và các tổ chức tài chính công cần có những động thái nhất định nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của lợi suất trái phiếu Mỹ lên thị trường trái phiếu Việt Nam và phát huy các tác động tích cực. Cụ thể, xét trong bối cảnh lạm phát gia tăng ở Mỹ làm tăng áp lực lạm phát toàn cầu. Điều này buộc các nước khác nhìn chung phải luôn ở thế đề phòng, thắt chặt hơn chính sách tiền tệ của mình để phòng chống lạm phát và giữ chân dòng vốn nước ngoài, cũng như bảo vệ tỷ giá nội tê. Khi đó, Việt Nam cần phải thận trọng hơn trong việc nới lỏng tiền tệ. Nói cách khác, lãi suất TPCP tại Việt Nam sẽ có xu hướng đảo ngược và tăng lên nếu lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng trong điều kiện nêu trên, Từ đó triển vọng tăng trưởng kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Đồng thời, để tránh được cú sốc cung ngoại tệ đột ngột giảm khi các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn, các NHTW cần phải xây dựng một quỹ dự trữ ngoại hối đủ lớn làm dự phòng cho cú sốc tiềm năng này. Thực tế cho thấy, quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn còn tương đối mỏng nên để ổn định tỷ giá thì Việt Nam sẽ phải dựa thêm nhiều hơn vào công cụ lãi suất nhằm bình ổn giá cổ phiếu trong nước.
Mặt khác, hội nhập tài chính hay thị trường TPCP nói riêng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thị trường TPCP Việt Nam như mở rộng quy mô và tăng thanh khoản,
giảm chi phí vốn - lãi suất (M đa dạng cơ sở nhà đầu tư, c cải thiện cơ sở hạ tầng, kh trường, kỷ luật thị trường và các cơ quan quản lý thị trư
TPCP Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa vào thị trường khu vực cũng như thị trường thế giới.
5.4. Đối với biến lạm phát
Lạm phát là biến độc lập nghịch biến còn lại trong mô hình hồi quy, mức tác động của biến này lên đối tượng khảo sát khiêm tốn hơn một chút so với biến tỷ giá hối đoái. Kết quả phân tích dựa trên mô hình hồi quy cho thấy, khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất TPCP Việt Nam giảm xấp xỉ 0,4375%. Kết quả này trái ngược với kỳ vọng ban đầu về quan hệ đồng biến của nhóm tác giả. Theo lý thuyết và một số nghiên cứu đã đề cập ở các chương trước, khi lạm phát gia tăng sẽ làm mức lãi suất cũng tăng theo để đảm bảo lãi suất thực dương (Hiệu ứng Fisher). Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ yêu cầu mức lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro lạm phát. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Dewachter & cộng sự (2006) lại kết luận biến lạm phát không có tác động đến lợi suất TPCP. Về trường hợp của Việt Nam, nhóm tác giả cho rằng những biến động trong giai đoạn đại dịch năm 2020 là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự ảnh hưởng đến kết quả nghịch biến này, khi lãi suất được duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế và đồng thời nguy cơ lạm phát tăng cao do cú sốc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tất nhiên, nhà nước và các tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ đưa ra dự báo sơ bộ về mức lạm phát mỗi năm, thông qua đó điều chỉnh lãi suất kỳ vọng để hạn chế sức ảnh hưởng của lạm phát. Tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cần có những động thái quyết liệt hơn để đẩy lùi cú sốc lạm phát tại Việt Nam. Theo đó, để kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường trái phiếu, các NHTW chủ chốt cần tái hoạch định chính sách tiền tệ nới lỏng theo hướng cắt giảm dần các gói hỗ trợ tài chính, nhưng vẫn tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp thêm một
thời gian. Thêm vào đó, NH rủi ro cho các nhà đầu tư và trợ thanh khoản và tạo điều nước với chi phí thấp, làm cơ
Thường xuyên theo d
và ngoài nước để chuẩn bị phương án ứng phó nếu lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến. Bên cạnh đó, lãi suất TPCP cần được điều chỉnh, cân đo hợp lý để phù hợp với tình hình quản lý cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường, chi phí vốn cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
5.5. Đối với biến tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp
Kết quả phân tích dựa trên mô hình hồi quy cho thấy, khi biến tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 1% thì lãi suất TPCP Việt Nam tăng xấp xỉ 0.02%, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm tác giả. Đây là một trong hai biến độc lập có tác động ít nhất tới mức biến động của biến phụ thuộc trong mô hình, tuy nhiên vẫn có những ý nghĩa nhất định đối với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Như đã biết, chỉ số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh nhanh tình hình phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung; tốc độ phát triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng và tăng trưởng sản lượng đầu ra của nền kinh tế. Rất nhiều bài nghiên cứu sử dụng biến tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp để thể hiện mức độ hoạt động kinh tế của quốc gia được xem xét. Theo lý thuyết, các mức