1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng Hoà
- Về điều kiện tự nhiên
Huyện Quảng Hòa nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 37 km theo quốc lộ 3 với tổng diện tích tự nhiên khoảng 66.166 ha. Phía Bắc giáp với huyện Hòa An; Phía Nam giáp với huyện Long Châu của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), giao thương qua cửa khẩu quốc tế Tà Lùng; Phía Đông giáp huyện Hạ Lang; Phía Tây giáp huyện Thạch An và huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng và có đường biên giáp với tỉnh Quảng Tây vừa là thế mạnh cũng vừa là khó khăn trong việc thực hiện các chính sách PTDLBV. Huyện có thể thực hiện các chính sách du lịch hợp tác quốc tế, bên cạnh đó cũng cần chú ý đến sự phù hợp của chính sách đối với các thông lệ và quy định của luật pháp quốc tế để đảm bảo các chính sách hợp tác mang lại lợi ích và công bằng chung cho cả hai quốc gia.
Huyện có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Cao Bằng, là huyện nằm trong vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng, được tỉnh lựa chọn xây dựng tuyến du lịch cụm phía Đông với tên gọi “Trải nghiệm văn hóa bản địa, xứ sở thần tiên”. Với vị trí địa lý thuận lợi, huyện có khả năng thực hiện các chính sách liên kết phát triển kinh tế, phát triển du lịch trọng điểm khác của tỉnh, của vùng.
trọng giữa huyện Quảng Hòa, Cao Bằng với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có khả năng triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến hợp tác phát triển du lịch qua cửa khẩu.
Nằm trong khu vực của nhiều tuyến giao thông quan trọng trong vùng và tỉnh Cao Bằng như: Quốc lộ 3 (Tuyến du lịch Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội – Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ), QL 4A (Hà Nội – Lạng Sơn – Thạch An – Quảng Hòa – Thành phố Cao Bằng) , đường tỉnh 209 kéo dài, đường tỉnh 205, 206, 207 đi các huyện Trùng Khánh – nơi có khu du lịch Thác Bản Giốc nổi tiếng là điểm dừng nghỉ lý tưởng của khách du lịch, rất thuận lợi về phát triển du lịch dịch vụ.
Tài nguyên du lịch thiên nhiên, du lịch nhân văn: Huyện Quảng Hòa không được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, nhưng có những dòng thác đẹp như Thác Thoong Rung (xã Độc Lập), thác Đầu nguồn (Xã Cai Bộ), sông Sầm Xuyên (Thị trấn Hòa Thuận); có những hang động đẹp như Ngườm Lồm, Nặm Khao (xã Mỹ Hưng), Ngườm Riềm (xã Tiên Thành), có bản sắc văn hóa độc đáo, toàn huyện có 21 lễ hội truyền thống và có trên 10 làn điệu dân ca đặc trưng của dân tộc Tày, Nùng; có những món ăn ngon đậm chất dân tộc; có nhiều ngôi làng còn giữ nguyên được kiến trúc nhà sàn cổ trên 100 năm. Toàn huyện trên 5 làng nghề truyền thống (làm đường phên, làm ngói, làm giấy bản, làm hương, nhất là làng nghề rèn Pác Rằng (xã Phúc Sen) là một làng nghề với kỹ thuật rèn dao vô cùng độc đáo, kế thừa tinh hoa của những tay thợ rèn trong hoàng cung thời kỳ nhà Mạc ở Cao Bằng. Bên cạnh đó, huyện còn có những di tích, dấu tích liên quan đến lịch sử dân tộc như thành Nhà Mạc (Thị trấn Hòa Thuận); đền thờ Trần Hưng Đạo; nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Biên giới năm 1950 khi Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo Trung ương làm việc, chỉ đạo chiến dịch (Khu ATK thị trấn Quảng Uyên); nơi Bác Hồ đến thăm công nhân khai thác gỗ Tà Vẹt phục vụ kháng chiến (Xã Mỹ Hưng); Bệnh viện dã chiến (xã Tiên Thành); quê
hương của anh hùng liệt sỹ Bế Văn Đàn…
Là huyện biên giới, có cửa khẩu quốc tế với nhiều giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai huyện Quảng Hòa và huyện Long Châu, Trung Quốc. Điều này đòi hỏi huyện có biện pháp quản lý tốt (tuần tra, kiểm soát, xử lý các vụ việc phát sinh), đảm bảo an ninh trật tự để khách du lịch có thể an tâm khi đến lưu trú tại địa phương.
- Điều kiện kinh tế - xã hội + Kết cấu hạ tầng cơ sở
Hệ thống giao thông toàn huyện, liên huyện đảm bảo thông suốt, 98% xã có đường bê tông đến trung tâm xã; 50% thôn, bản có đường trục GT cứng hoá theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải. Hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, phương tiện vận tải đảm bảo phục vụ khách du lịch tại địa phương.
Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng thu hút trên 38 công ty, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, trong đó có 08 công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nước ngoài. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn năm 2019 đạt 132 triệu USD.
Hạ tầng du lịch cũng đã có bước phát triển, đến nay đã 30 khách sạn với hơn 500 phòng nghỉ, (trong đó có 10 khách sạn 4 sao và 20 khách sạn 3 sao) và nhiều cơ sở du lịch khác đủ năng lực để tổ chức các sự kiện trong nước và các sự kiện đối ngoại với nước bạn Trung Quốc.
+ Tình hình phát triển kinh tế:
Huyện nằm trong tiểu vùng phía Đông, là vùng có nhiều tiềm năng phát triển với đặc trưng là kinh tế cửa khẩu, thương mại dịch vụ, du lịch và công nghiệp chế biến nông sản. Là điểm trung chuyển của hành lang kinh tế phía Đông của tỉnh. Trong những năm qua, kinh tế huyện Quảng Hòa ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân huyện giai đoạn 2015 - 2020 đạt 3,51%. Năm 2020, tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt 1914,82 tỷ
đồng, cao gấp gần 1,5 lần so với năm 2015 (1425,12 tỷ đồng).
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã có sự dịch chuyển nhẹ, trong đó nông lâm ngư nghiệp giảm nhẹ, công nghiệp – xây dựng và thương mại-dịch vụ tăng nhẹ trong gian đoạn 2015 – 2020. Nhìn chung, ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính trên huyện Quảng Hòa (chiếm 43,89%); trong đó thương mại – dịch vụ chiếm 23,88%. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện theo hướng hàng hóa: Cây mía, cây lạc, cây sắn...
Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 36 triệu đồng/năm, cao hơn mức bình quân đầu người toàn tỉnh Cao Bằng (23,5 triệu đồng) và thấp hơn mức bình quân của cả nước (53,5 triệu người). Nhìn chung, kinh tế của huyện Quảng Hòa mặc dù có sự tăng trưởng nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì đây vẫn là vùng kém phát triển, mức sống của người dân còn thấp, chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, lực lượng lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp không có thu nhập cao và chưa ổn định, còn mang tính thời vụ và bấp bênh. Các chính sách PTDL có thể thu hút thêm lực lượng lao động còn nhàn rỗi trong lĩnh vực nông lâm nghiệp để tạo công việc và tăng thêm thu nhập cho người dân.
Sự tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu cũng là một yếu tố tích cực ánh hưởng đến công tác thực thi chính sách, trước hết là có thể tạo thêm nguồn thu ngân sách để huyện hỗ trợ cho các dự án PTDL, sau nữa là góp phần thay đổi cơ sở hạ tầng của địa phuơng taọ cơ sở để huyện thực hiện PTDL một cách đồng bộ và cân bằng giữa các yếu tố sinh thái – xã hội - kinh tế.
+Điều kiện văn hóa, xã hội
Theo số liệu thống kê dân số của tỉnh Cao Bằng năm 2019, số người trong độ tuổi lao động (15 đến dưới 65 tuổi) trên toàn huyện là khoảng trên 40.000 người trong đó nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm khoảng 2,4% chiếm khoảng trên 1000 người (Kết quả Tổng điều tra dân số 2019, tỉnh Cao Bằng). .
Đồ thị 1.1. Phân bổ lao động ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống 2% Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống 98%
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, 2019)
Do địa hình không thuận lợi, các hoạt động dịch vụ, hậu cần cũng không thể phát triển, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành dịch vụ vì vậy khá thấp chỉ chiếm khoảng trên 2% trên tổng số nguồn nhân lực.
Đồ thị 1.2. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Hòa
Lao động có việc
1% làm
Lao động thất nghiệp
99%
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, 2019
Quảng Hòa là huyện miền núi, đa số người dân sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp, đặc biệt các xã xa trung tâm, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp vì hầu hết người dân đều theo nghề nuôi trồng truyền thống. Tuy nhiên, nguồn thu từ các hoạt động nông lâm nghiệp trên thực tế chưa cao, chưa giúp người dân đảm bảo cuộc sống ổn định. Các dự án du lịch có thể góp phần làm chuyển dịch phân công lao động để tăng thu nhập, huy động lực lượng lao động nhàn rỗi và giúp người dân tiêu thụ các sản phẩm địa phương.
1.2.2 Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững của huyện
- Đối với cấp Tỉnh: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh về công tác phát triển du lịch; trong đó Phòng Quản lý du lịch là phòng chuyên môn tham mưu trực tiếp cho Sở về công tác phát triển du lịch có 05 biên chế, trong đó có 02 lãnh đạo và 03 chuyên viên tham mưu, giúp việc. Trực thuộc Sở VHTTDL còn có các đơn vị sự nghiệp tham gia vào công tác phát triển du lịch như Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh; Ban quản lý các khu, điểm du lịch, Hiệp hội du lịch tỉnh…
- Đối với cấp huyện: UBND huyện phân công có 01 lãnh đạo (Phó chủ tịch) phụ trách mảng Văn hoá – xã hội, trực tiếp chỉ đạo về lĩnh vực du lịch. Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan tham mưu trực tiếp cho UBND huyện về công tác phát triển du lịch và các phòng ban liên quan phối hợp chỉ đạo, thực hiện các chính sách liên quan đến PTDLBV như Phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng LĐ-TB&XH, Trung tâm Văn hoá và Truyền thông và các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…Hiện nay phòng Văn hoá và Thông tin có 01 Trưởng phòng và 03 công chức có trình độ đại học chuyên ngành Quản lý văn hoá, Công nghệ thông tin; không có công chức được đào tạo chuyên ngành quản lý du lịch cho nên công tác tham mưu phát triển du lịch, nhất là thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững gặp nhiều khó khăn.
- Cấp xã: Hiện nay mỗi xã có 01 lãnh đạo (Phó chủ tich UBND xã) và 01 công chức Văn hoá – Xã hội phụ trách công tác phát triển du lịch tại địa phương. Tuy nhiên cũng giống như cấp huyện, đội ngũ công chức văn hoá – xã hội của 19 xã, thị trấn có trình độ đại học chuyên ngành Quản lý văn hoá không được đào tạo chuyên ngành quản lý du lịch, do vậy công tác triển khai, thực hiện các chính sách về phát triển du lịch bền vững chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Số lao động hiện đang tham gia vào ngành du lịch tại địa bàn huyện được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Lực lượng lao động hoạt động trong ngành du lịch trên địa bàn huyện Quảng Hòa
STT Loại hình lao động
1 Quản lý nhà nước về DL
2 Lao động trực tiếp
Tổng số
Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin huyện Quảng Hòa
Bảng 2.1. cho thấy tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch là 237 người, trong đó lao động trực tiếp là 200 người chiếm 84% tổng số lao động du lịch. Số lượng nhân viên lễ tân tại các cơ sở lưu trú du lịch là 100 người; còn lại tại các khu, điểm du lịch là 100 người (chủ yếu là kiêm nhiệm); lao động lữ hành hầu như không có.
Về trình độ chuyên môn, nguồn nhân lực du lịch của huyện có khoảng 20% lao động qua đào tạo. Có thể thấy, nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Quảng Hòa hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và nhất là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu về ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung, phục vụ cho việc phát triển du lịch qua biên giới.
Nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đào tạo chuyên ngành; số lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ khác chỉ mới chỉ qua tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và tự đào tạo. Hiện nay, huyện Quảng Hòa không có cán bộ quản lý hoặc chuyên viên có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, do đó công tác tham mưu triển khai thực hiện chưa có hiệu quả cao. Hơn nữa tỉnh Cao Bằng chưa có chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo nguồn lực lao động du lịch nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân cũng như thúc đẩy nhu cầu đào tạo nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và
chuyên viên giúp việc trong công tác du lịch. Đây là một hạn chế lớn cho việc thực hiện các chính sách về phát triển du lịch bền vững tại tại địa phương.
Hộp 1: Phỏng vấn cán bộ huyện Quảng Hòa
Hiện nay, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển các dự án du lịch, tuy nhiên, vẫn chưa có cán bộ hay chuyên viên có đủ chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhiệm các hoạt động về PTDLBV để tham mưu, hỗ trợ cho BCĐ. Chúng tôi mong muốn trong tương lai có thể có các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ để khắc phục hạn chế này
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững nói chung, về thực hiện chính sách PTDLBV nói riêng để tổng quan lại cơ sở lí thuyết liên quan tới chính sách PTDLBV theo đúng lý thuyết chuyên ngành Chính sách công. Đồng thời chương 1 cũng đã phân tích làm rõ cơ sở thực tiễn của việc thực hiện chính sách PTDLBV tại huyện Quảng Hoà; trong đó phân tích ưu điểm, hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng bộ máy thực hiện chính sách PTDLBV… làm tiền đề để tác giả nghiên cứu và đánh giá quá trình thực hiện chính sách PTDLBV tại huyện Quảng Hòa trong chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG 2.1 Khái quát thực trạng phát triển du lịch tại huyện Quảng Hòa
Trong những năm qua, hoạt động du lịch của huyện Quảng Hòa đã đạt được những kết quả đáng kể, nhận thức về sự nghiệp phát triển du lịch đã có chuyển biến tích cực. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch từng bước được đầu tư; công tác quảng bá xúc tiến về du lịch ngày càng được chú trọng và phát huy tác dụng. Việc huy động có hiệu quả các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển du lịch bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh về du lịch của huyện, tạo ra những sản phẩm du lịch thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, chất lượng các dịch vụ du lịch tăng lên. Với tiềm năng lớn, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo được nhiều việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu ngân sách địa phương, giữ gìn bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
- Đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất
kỹ thuật:
Thực hiện Chương trình số 09-Ctr/TU về phát triển hạ tầng giao