vững tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
2.3.1. Ưu điểm trong thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững
Công tác xây dựng, quy hoạch và công khai, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, trên cơ sở thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đánh giá được tình hình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, đồng thời xác định được yếu tố ảnh hưởng, các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của du lịch địa phương qua đó định hướng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như xác định được các định hướng chiến lược trong phát triển du lịch thời gian tới nhằm khai thác hiện quả hơn những tiềm năng, thế mạnh của địa phương và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Các quy hoạch đánh giá được thực trạng và xu thế phát triển của du lịch tỉnh nhằm làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch đem đến cho cộng đồng, môi trường địa phương.
Mặc dù các chính sách của tỉnh chưa cụ thể, rõ nét về phát triển du lịch bền vững, nhưng bằng sự linh hoạt trong thực hiện chính sách, huyện
Quảng Hòa đã tập trung nguồn lực cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hóa và xây dựng các Chương trình, đề án, dự án để phát triển du lịch và bước đầu có những hoạt động cụ thể cho phát triển du lịch bền vững.
Một trong những dự án đóng góp tích cực cho chính sách PTDLBV là dự án du lịch cộng đồng, huyện đã phần nào phát huy được các thế mạnh sẵn có và phát huy được yêu cầu phát triển bền vững theo như chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Quảng Hòa là huyện tập trung nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số, là nguồn tài nguyên văn hóa để khai thác PTDLBV như làng làm hương Phia Thắp, làng Rèn Pác Rằng, làng làm giấy bản Dìa Trên (dân tộc Nùng An, xã Phúc Sen); Bản Giuồng (dân tộc Tày, xã Tiên Thành). Hoặc dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Thang Hen, dựa vào cảnh quan môi trường để phát triển du lịch đồng thời nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái.
Ngoài ra, nắm bắt được thế mạnh cũng như các tài nguyên du lịch hiện có, huyện Quảng Hòa nhanh chóng tìm hiểu, học hỏi để có thể chọn lọc và thực hiện các dự án mang tính khả thi cao (như làng du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái).
2.3.2. Tồn tại, hạn chế trong chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại huyện Quảng Hòa.
- Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan liên quan và cộng
đồng nhận thức chưa đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của chính sách phát triển du lịch bền vững và thực hiện chính sách. Nhận thức của các cấp chính quyền địa phương chưa thật sự sâu sắc trong triển khai các nhiệm vụ về phát triển du lịch bền vững, cho nên chưa chỉ đạo quyết liệt thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện còn yếu và thiếu, chưa chú trọng về công tác tuyên truyền, phố biến chính sách. Trong kế hoạch phát triển du lịch, UBND huyện Quảng Hòa chú trọng đề cao loại hình du lịch công đồng, tuy nhiên kế hoạch thực hiện còn mang tính hình thức. Theo như kết quả điều tra, đa số người dân trong công đồng không tích cực tham gia,
lãnh đạo các xã chưa theo dõi sát sao, khiến cho các dự án trở nên manh mún, không có sự quản lý chặt chẽ.
- Công tác tuyên truyền quảng bá chính sách phát triển du lịch bền vững chưa đa dạng và đạt hiệu quả cao. Huyện chưa xây dựng được chiến lược tuyên truyền chính sách PTDLBV có trọng tâm và mục tiêu rõ ràng, phần lớn các nội dung tuyên truyền chỉ hạn chế ở việc tuyên truyền các dịch vụ du lịch mà thiếu điểm nhấn và sự cần thiết phải tuyên truyền các chính sách về PTDL đặc biệt DLBV.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững còn thiếu sự liên kết giữa các bên liên quan, chưa có cơ chế cụ thể, còn thiếu nội dung liên kết, phối hợp giữa các bên.
- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách có triển khai thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Hàng năm chỉ thực hiện công tác này vào cuối năm để tổng kết mà chưa thực hiện đánh giá theo tháng, quý. Cơ chế kiểm tra, giám sát, tổng kết, báo cáo còn mang nặng tính hình thức, còn chung chung, chưa có văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bên tham gia. - Nội dung đánh giá chưa đi sâu, chú trọng vào tính bền vững, chưa đánh giá được một cách toàn diện các yếu tố môi trường – kinh tế - xã hội để tổng kết được một cách có hệ thống tính bền vững.
- Việc thực hiện các chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế
- Nhiều chính sách của Trung ương chưa được tỉnh Cao Bằng cụ thể hóa bằng các chính sách riêng để thúc đẩy phát triển du lịch trong toàn tỉnh, do vậy, huyện Quảng Hòa chưa triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển du lịch bền vững.
- Một số chính sách PTDLBV mà huyện đưa ra không phù hợp với
điều kiện kinh tế hiện có, và huyện chưa ban hành song song chính sách thu hút đầu tư, huy động vốn từ cộng đồng, doanh nghiệp cho du lịch, do đó, tính hiệu quả không cao.
- Chưa có chính sách ưu đãi để thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn cho các dự án du lịch đã được xác định trong các đề án, kế hoạch của địa
phương để thu hút khách đến du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân, chưa có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp địa phương.
- Chưa thực hiện chính sách quản lý tốt vệ sinh môi trường tại một số điểm du lịch, còn hiện tượng xả rác thải bừa bãi, ô nhiễm nguồn nước. - Chưa thực hiện chính sách phân phối lợi ích hài hòa, công bằng, hợp lý giữa các bên. Thực tế cho thấy người dân hưởng lợi từ chính sách phát triển du lịch còn thấp; thu nhập từ du lịch chưa đảm bảo góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương, trong khi tỷ lệ hộ nghèo ở đây vẫn còn cao.
2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế
Có thể chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trong thời gian qua tại huyện Quảng Hòa như sau:
- Sự không đồng bộ và chưa chặt chẽ của hệ thống chính sách là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách phát triển du lịch lịch bền vững ở huyện Quảng Hòa; thiếu các cơ chế chính sách cụ thể của tỉnh để triển khai thực hiện phát triển du lịch bền vững.
- Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn khó khăn chưa cân đối được kinh phí để chủ động đầu tư, xây dựng hạ tầng du lịch.
- Sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp rất mờ nhạt, huyện chưa xây dựng được cơ chế khuyến khích và thu hút đầu tư của các nhân tố này để tạo nguồn lực cho các chính sách PTDLBV.
- Chưa đề cao vai trò của người dân trong thực hiện chính sách, huyện, xã chưa tìm ra phương thức, hướng đi để khuyến khích người dân tích cực tham gia vào các nhiệm vụ phát triển du lịch bền vững tại địa phương.