Bên cạnh việc thực hiện các nội dung của chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận; thì việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá thực hiện chính sách cũng đóng vai trò nhất định giúp chính sách được thực hiện, thể hiện tại các nội dung:
Công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC GPMB dẫn đến phát sinh nhiều khúc mắc khiếu nại và tranh chấp đất đai nhiều nhất, từ đó dẫn tới đơn thư kiến nghị, khiếu kiện. Vì thế, việc giải quyết đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu kiện có liên quan đến công tác bồi thường, GPMB ở quận Gò Vấp thời gian qua về cơ bản đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Các quyết định giải quyết sau khi ban hành cơ bản được thực hiện góp phần làm ổn định tình hình quản lý sử dụng đất, không bị tồn đọng và vướng mắc về chính sách. Điều này càng quan trọng hơn trong điều kiện đẩy mạnh đô thị hoá như hiện nay, đất đai ngày càng có giá trị lớn, vấn đề đất đai và xung đột liên quan đến đất đai ngày càng nhiều; ngoài ra, những bất cập do công tác QLNN về đất đai, do việc không tuân thủ quy hoạch và quy định về sử dụng đất đai dẫn đến thực tế tình trạng sử dụng đất sai mục đích, tự ý lấn chiếm đất, xây nhà trái phép trên đất đã quy hoạch để lấy tiền bồi thường diễn ra khá phổ biến nhưng chưa giải quyết triệt để.
Việc thanh tra, kiểm tra xây dựng, trồng cây cối hoa màu trên đất đã có quyết định và thông báo thu hồi đất chưa hiệu quả, còn trình trạng chuyển mục đích không đúng quy định. Thời gian qua, cơ bản công tác này đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, hạn chế được nhiều tình trạng xây dựng và sử dụng đất trái phép.
Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến 2020, UBND quận, thanh tra quận, Ban Bồi thường GPMB đã tiếp nhận hơn 600 đơn thư khiếu nại, kiến nghị, phản
ánh liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và TĐC thuộc thẩm quyền phải xem xét giải quyết. Sau khi tiếp nhận đơn đã xem xét giải quyết, tỉ lệ bình quân giải quyết đơn của người dân hàng năm đều đạt trên 95%. Trong quá trình xem xét, giải quyết đơn thư đã giúp CBCC, viên chức qua nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ các nội dung người dân khiếu kiện, phản ánh kiến nghị về chính sách bồi thường đề qua đó kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung chính sách, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất. Từ đó tăng niệm tin của nhân dân cũng như góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị trên địa bàn quận và khu vực có dự án.
Song song đó, trong quá trình thực hiện chính sách, UBND quận đã có sự theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn tham mưu tổ chức thực hiện. Qua công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, chuyên đề đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý các thiếu sót của CBCC, viên chức và của các đơn vị có liên quan; kịp thời phát hiện những hạn chế, vướng mắc, để từ đó báo cáo đề xuất các cấp có thẩm quyền có hướng giải quyết cụ thể; tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, dư luận xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn việc thực hiện kiểm tra, giám sát đôi lúc còn chưa sâu rộng, việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm có lúc còn chưa kịp thời, chủ yếu nhắc nhở để khắc phục và điều chỉnh.
Khi nghiên cứu trong năm 2020, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học nhằm khảo sát thực trạng công tác kiểm tra, kiểm tra đánh giá thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa bàn Quận. Theo đó, đề tài khảo sát với các mức đánh giá từ 1 đến 5 (gồm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Kết quả được tổng hợp tại Bảng 2.6, như sau:
Bảng 2.6. Kết quả điều tra thực trạng công tác kiểm tra, kiểm tra đánh giá thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa bàn Quận S TT Đánh giá Tiêu chí 1 2 3 4 5 Điểm TB 1
Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch
13,33 22,38 32,1 23,3 8,89 3/5
thường xuyên 3 Có sự phân công rõ ràng giữa các ban ngành, tránh tình trạng chồng chéo nhau 8,08 20,2 22,12 33,7 15,9 3,37/5
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, năm 2020
Phân tích, đánh giá số liệu tại Bảng 2.6 cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách, bồi thường hỗ trợ TĐC chưa thực sự hiệu quả. Thể hiện qua các nội dung khi điều tra, khảo sát đến năm 2020: thực hiện “nghiêm, túc, công khai và minh bạch” chỉ đạt điểm trung bình là 3/5, tỷ lệ mới đạt 60%. Tuy nhiên, khi được khảo sát về “công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên” thì mức đánh giá là khá tốt, đạt mức điểm trung bình lên tới 3,81/5, tỷ lệ là 76,2%, từ đó, sẽ giúp cho việc triển khai các văn bản được diễn ra nhanh chóng, kịp thời hơn. Trong khi đó, việc đánh giá “sự phân công rõ ràng giữa các ban ngành, tránh tình trạng chồng chéo nhau” lại đạt mức điểm trung bình khá cao, là 3,37/5, tỷ lệ là 67,4%. Mặt khác, thực tiễn tại Quận cũng cho thấy kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường được thông tin trước nên các cơ quan có liên quan luôn có sự chuẩn bị trước khi Đoàn thanh tra đến; việc xử lý các vi phạm, thiếu sót chưa thực sự hiệu quả. Ngoài ra, thời gian qua, các hình thức và phương pháp kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện chính sách cũng chưa đa dạng.