7. Kết cấu của luận văn
3.1. Yêu cầu và quan điểm tăng cườngthực hiện chính sách pháp luật vềquản lý viên chức
3.1.1. Yêu cầu tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục
Việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức xuất phát từ các yêu cầu như sau:
Thứ nhất, nền hành chính đang chuyển từ mô hình hành chính truyền thống
sang mô hình chính sách công mới, xây dựng nền hành chính phát triển và phục vụ, trong đó công dân là “khách hàng”. Ngoài chức năng quản lý xã hội, nền hành chính nhà nước còn có chức năng cung cấp dịch vụ công cho người dân Các đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị trực tiếp cung cấp các dịch vụ công và giáo dục là một trong những dịch vụ công quan trọng hiện nay. Đặc biệt với một quốc gia có truyền thống hiếu học, coi trọng bằng cấp, trình độ như Việt Nam. Mặt khác, với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước., Nhà nước không thể để cho thị trường điều tiết hoàn toàn hoạt động cung cấp dịch vụ công (trong đó có dịch vụ sự nghiệp) và chính đội ngũ viên chức là lực lượng thực hiện trực tiếp vai trò này của Nhà nước;
Thứ hai, do nhu cầu của xã hội phát triển, đòi hỏi người dân có quyền tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao. Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ công của người dân càng cao và họ có quyền tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ đó. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng viên chức ngành giáo dục là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu này. Mặt khác, do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi chất lượng của viên chức giáo dục phải được nâng cao để nắm bắt và áp dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Thứ ba, do thực trạng chất lượng viên chức ngành giáo dụchiện nay còn nhiều bất cập, xét trên các giác độ trình độ, đạo đức nghề nghiệp và thái độ ứng xử.Vì vậy,
khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng của viên chức ngành giáo dục ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quyết định đến sự lớn mạnh, trưởng thành của nền giáo dục, đào tạo nước nhà, cũng như sự trưởng thành vững chãi của đội ngũ viên chức ngành giáo dục. Vì vậy việc tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là một yêu cầu, một nhiệm vụ đặt ra với các chủ thể có thẩm quyền. Đây là yêu cầu chủ quan, xuất phát từ nội tại đội ngũ viên chức ngành giáo dục hiện nay.
3.1.2. Quan điểm tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục
Việc tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục hiện nay ở Việt Nam là điều cần thiết nhưng cũng là công việc khó khăn và lâu dài và cần quán triệt các quan điểm chủ đạo sau:
Thứ nhất, tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục phải tuân thủ các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý viên chức
Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức nói chung trong đó có viên chức ngành giáo dục giáo dục nói riêng chính là sự thể chế hóa các quan điểm,chủ trương, đường lối của Đảng ta về quản lý viên chức thông qua các văn bản pháp luật áp dụng với các nội dung như: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức ...
Mặt khác, quá trình tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục hiện nay phải gắn với sự đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ của đất nước trong tình hình mới, đó là “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhà nước ta thực sự là của dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của
Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật, kỷ cương. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc” [10;
tr.246,247]. .Việc tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục hiện nay phải gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể và khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật về quản lý viên chức giáo dục.
Thứ ba, tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục. Trong nền kinh tế thị trường, lao động của lĩnh vực giáo dục được coi là hàng hóa đặc biệt, là trí tuệ cao. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ bối cảnh quốc tế hiện nay, đó là “cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước”. Trong Hiến pháp 2013 cũng nhấn mạnh: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy, muốn phát triển giáo dục và đào tạo thì không thể không có chính sách nâng cao vai trò của đội ngũ viên chức phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quan điểm, mục đích của tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục phải trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục. Theo đó, cần xây dựng được các chính sách cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ viên chức giáo dục; tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để đội ngũ này phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình.
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lýviên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk