thị quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Yếu tố chủ thể và đội ngũ thực hiện chính sách quản lý đô thị và thực trạng.
Các chủ thể chính sách quản lý đô thị đó là: cơ quan lập, ban hành và thực thi chính sách quản lý đô thị, Quốc hội và ủy ban chuyên trách, Chính phủ và các bộ ngành, chính quyền địa phương và các sở ngành, đội ngũ cán bộ công chức - viên chức, doanh nghiệp, người dân đô thị...
Sự tham gia của các bên với tư cách là các chủ thể, đó là quá trình biểu hiện ở mối quan hệ thể chế chính sách quản lý đô thị. Không thể chỉ có khối Nhà nước, chính quyền và đội ngũ cán bộ, mà phải đề cập một cách khách quan đến sự tham gia của cộng đồng cư dân đô thị, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà tư vấn, chuyên gia, báo giới,... Sự tham gia đầy đủ của các bên được xem là biện pháp dân chủ, thông tin công khai và minh bạch, tham vấn, thảo luận/ phản biện, giám sát và trách nhiệm giải trình của chính quyền đô thị để lựa chọn đúng đắn nhằm đưa ra quyết định thành công của chính sách quản lý đô thị.
Hệ thống chính trị ở các cấp.
Đây là yếu tố chi phối cả nội dung và hình thức của quy trình xây dựng và triển khai chính sách quản lý đô thị. Ở đó, vai trò của đảng cầm quyền và nhà nước quản lý bằng hệ thống pháp luật là yếu tố quan trọng và mở đường trong hoạch định chính sách quản lý đô thị. Sự đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ta đối với hệ thống chính trị; thể chế chính quyền cùng với hệ thống phápluật và chính sách lấy Hiến pháp làm nền tảng
19
theo mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Điều này tạo dựng văn hóa chính trị của tổ chức (chính quyền và cơ quan nhà nước), đội ngũ cán bộ công chức và đảng viên trong quá trình hoạch định chính sách quản lý đô thị. Do vậy, toàn bộ quá trình chính sách quốc gia và quá trình chính sách quản lý đô thịcó mục đích là giải quyết những mâu thuẫn và bất công xã hội, phát huy dân chủ để đảm bảo vì dân mà phục vụ và quyền lợi được đảm bảo thuộc về số đông người dân. Hệ thống chính trị quận Ngũ Hành Sơn dưới sự lãnh đạo của Quận ủy trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền đô thị. Trong đó, khối UBND quận cùng các phòng, ban, ngành và đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn quận điều hành hướng dẫn và triển khai thực hiện chính sách quản lý đô thị như:
- Phòng quản lý đô thị hiện có 07 cán bộ bao gồm 02 lãnh đạo và 05 chuyên viên. Với chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; giao thông vận tải; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn quận theo quy định của pháp luật; và phân công, phân cấp của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Đội Kiểm tra quy tắc đô thị có 45 cán bộ chuyên trách, viên chức, nhân viên, gồm 01 Đội trưởng; 02 Phó Đội trưởng; 42 nhân viên thực hiện công tác chuyên môn. Với chức năng được quy định tại Quyết định số 4307/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng về Đề án
20
kiện toàn tổ chức hoạt động của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận, huyện và Tổ Kiểm tra quy tắc đô thị phường: Kiểm tra, phát hiện, lập biên bản các hành vi vi phạm về lĩnh vực xây dựng, nhà đất, trật tự đô thị, trật tự vỉa hè, công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận, huyện; báo cáo, tham mưu UBND quận, huyện, Chủ tịch UBND quận, huyện biện pháp xử lý theo đúng thẩm quyền. Tổ chức thực hiện, phối hợp các lực lượng, địa phương có liên quan trong việc cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dụng vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm quy định của pháp luật, giải phóng mặt bằng theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
- Các phòng ban chuyên môn khác như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Văn hóa- Thông tin, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản quận, Ban Giải phóng mặt bằng quận…
- UBND 04 phường Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý mỗi phường có 04 cán bộ địa chính – xây dựng.
2.1.3. Đối tượng chịu tác động của chính sách quản lý đô thị.
2.1.3.1. Yếu tố tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội
Với vị trí địa lý phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ, Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, quận Ngũ Hành Sơn có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là trong phát triển du lịch của thành phố, là cầu nối trong hoạt động liên kết du lịch giữa Đà Nẵng - Quảng Nam.
Với vị trí địa lý chiến lược và hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống các tuyến đường giao thông huyết mạch, quận Ngũ Hành Sơn giữ vị trí chiến lược quan trọng đối với phát triển chung của thành phố Đà Nẵng. Quận Ngũ Hành Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo không gian kết nối với các quận
21
và huyện trong thành phố Đà Nẵng, kết nối Đà Nẵng với phố cổ Hội An và là cầu nối giữa Đà Nẵng với các tỉnh phía Nam miền Trung và Tây Nguyên.Đây là những điều kiện, tiền đề quan trọng để Ngũ Hành Sơn phát triển trở thành một cực tăng trưởng mới của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Ngoài ra, Quận giữ một vị trí quan trọng trong vấn đề quốc phòng, an ninh của Thành phố.
Trung bình hàng năm có khoảng 14 - 16 đợt gió mùa Đông - Bắc ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng. Gió mùa Tây - Nam thường mang theo không khí khô và nóng, xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng 2 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9, tháng 10, song tập trung chủ yếu vào các tháng 6 - 8. Chế độ gió mùa này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của quận.
Nhiệt độ trung bình là 27,70C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 31,370C và trung bình tháng thấp nhất là 22,40C. Tổng số giờ nắng là 2.319 giờ, tháng 6 là tháng có số giờ nắng chiếu nhiều nhất và thấp nhất là tháng 12.
Lượng mưa trung bình năm 2019 là 2.150 mm. Độ ẩm không khí trung bình là 78,3%. Hướng gió chính là gió mùa Đông - Bắc, tốc độ trung bình khoảng 40m/s. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, hướng gió chính là Đông - Nam với tốc độ trung bình khoảng 15 - 20m/s.
Về thủy văn, trên địa bàn Ngũ Hành Sơn có 3 con sông chảy qua, đó là sông Hàn, sông Cổ Cò và sông Vĩnh Điện. Đặc biệt, sông Cổ Cò hiện có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường của vùng đô thị liền kề hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng, nhất là các khu vực ven sông góp phần gia tăng thêm giá trị, tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng ven biển, tăng cường khả năng thoát lũ, giữ gìn môi trường sinh thái cho cả thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
22
Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 quận Ngũ Hành Sơn
Trong những năm qua, quận Ngũ Hành Sơnđã đạt được những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Quy mô kinh tếc ủa quận tăng trưởng theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Về giá trị tăng thêm (VA), tính theo giá so sánh 2010, giá trị tăng thêm của quận tăng nhanh từ 3.514 tỷ đồng vào năm 2011 lên 4.578 tỷ đồng vào năm 2015, và ước đạt mức 4.925 tỷ đồng vào năm 2020. Theo đó, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm giai đoạn 2011-2015 cao hơn so với tốc độ tăng giai đoạn 2016-2019 với số liệu tương ứng lần lượt là 8,1% và 4,9%, riêng năm 2020 là -11,3%. Điều này cho thấy đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nền đến tăng trưởng kinh tế của quận.
Quy mô kinh tế của quận ở mức tương đối nhỏ và chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cấu thành nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Năm
23
2015, quy mô giá trị tăng thêm của quận chiếm khoảng 9,72% tổng giá trị tăng thêm của thành phố, đến năm 2020 giảm nhẹ xuống còn 8,11%.Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của quận trung bình giai đoạn 2011-2019 đạt 6,7%/năm.
24
Bảng 2.1: Giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: Tỷ đồng; %
CHỈ TIÊU 2011 2015 2019 2020
Tốc độ tăng trưởng
2011-2015 2016-2019 2011-2019 2020
Tổng giá trị tăng thêm (giá SS2010) 3.514 4.578 5.552 4.925 8,1 4,9 6,7 -11,3
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 27.0 34,6 37,2 39,2 5,9 1,8 4,1 5,5
- Công nghiệp, xây dựng 1.365 1.203 1.006,5 865,2 0,7 -4,4 -1,6 -14,0
Trong đó:
+ Công nghiệp 596,4 625,0 274,1 224,0 3,5 -18,6 -7,0 -18,3
+ Xây dựng 768,2 577,9 732,5 641,3 -1,8 6,1 1,6 -12,5
- Dịch vụ 2.122 3.340 4.508 4.021 11,9 7,8 10,0 -10,8
Tổng giá trị sản xuất (giá SS2010) 4.299 11.274 11.443 12.190 21,26 0,4 6,53
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 86 65 69 72 -5,48 1,5 4,35
- Công nghiệp, xây dựng 2.701 5.444 3.392 3.597 15,05 -11,2 6,04
Trong đó:
+ Công nghiệp 248 3.418 861 969 69,02 -29,2 12,54
+ Xây dựng 103 2.026 2.531 2.628 81,44 5,7 3,83
- Dịch vụ 1.513 5.766 7.982 8.520 30,69 8,5 6,74
25
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của quận thời kỳ 2011 – 2020 đạt mức khá, với mức trung bình hàng năm đạt 10,89%, thấp hơn so với mức tăng trưởng của các quận khác trong thành phố. Trong đó: công nghiệp tăng bình quân hàng năm 2,91%; thương mại, dịch vụ tăng bình quân 18,87%/ năm, nông lâm ngư nghiệp giảm bình quân hàng năm là 1,78%.
Giai đoạn 2011-2015: Giai đoạn này, quận Ngũ Hành Sơn tập trung thực hiện các chuyên đề, đề án và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ dân doanh vượt qua khó khăn, thách thức, tổ chức sản xuất, kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt ở mức cao là 21,26%. Ngoài ra, với việc tập trung khai thác các lợi thế phát triển của quận đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến tổ chức sản xuất, kinh doanh tạo ra giá trị sản xuất rất lớn.
Giai đoạn 2016-2020:Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, khó khăn đan xen, UBND quận đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt, kịp thời các giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế gắn với tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch, dịch vụ; nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội quận đạt nhiều kết quả tích cực. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của thành phố, quận về đẩy mạnh phát triển lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch; qua đó, mức tăng trưởng của ngành được tăng lên đáng kể. Tổng giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, riêng giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 1,57%.
Về cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2020 phát triển đúng hướng và duy trì nhịp độ tăng trưởng. Tiếp tục phát triển mạnh các ngành kinh tế trên địa bàn quận theo cơ cấu dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông - lâm nghiệp - thủy sảngắn với việc chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng từ 59,4% năm 2011 lên 80,5%
26
vào năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng giảm tương ứng từ 39,8% xuống còn 18,6% và nông - lâm nghiệp - thủy sản có tăng 0,2 điểm phần trăm từ 0,8% lên 1%.Như vậy, so với giai đoạn trước, cơ cấu kinh tế của quận Ngũ Hành Sơn đã chuyển dịch mạnh từ công nghiệp – xây dựng sang dịch vụ theo đúng định hướng phát triển của thành phố (tỷ lệ tương ứng của thành phố năm 2020 là 64,2% - 22,8% - 1,9% và thuế sản phẩm 1,1%).
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)
2011 2015 2019 2020 2011 2015 2019 2020 Tổng giá trị
tăng thêm (giá HH) 4.152 6.385 8.212 7.255 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp, thủy sản 34,1 53 63,8 71,5 0,8 0,8 0,8 1,0 Công nghiệp - Xây dựng 1.653 1.673 1.551 1.346 39,8 26,2 18,9 18,6 Tr.đó: Công nghiệp 738,0 900 455,6 371,6 17,8 14,1 5,5 5,1 Xây dựng 914,9 773 1.095 974 22,0 12,1 13,3 13,4 Dịch vụ 2.465 4.659 6.598 5.838 59,4 73,0 80,3 80,5 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
Xét về cơ cấu ngành dịch vụ, ngành có mức đóng góp trên 80% giá trị tăng thêm cho toàn quận, lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống (50%), thông tin và truyền thông (32,2%), giáo dục và đào tạo (10,2%) và bán buôn, bán lẻ (9,2%) lần lượt những lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tăng thêm ngành dịch của quận. Riêng tỷ trọng dịch vụ thông tin và truyền thông tăng gấp 4,6 lần trong giai đoạn 2011-2019, từ 7% lên 32,2% tổng giá trị tăng
27
thêm ngành dịch vụ năm 2019. Ba lĩnh vực con lại nêu trên đều đã tăng tỷ trọng gấp đôi trong cùng giai đoạn. Đây là những lĩnh vực thế mạnh của quận và cần có những định hướng phát triển trong thời kỳ tới.
2.1.3.2. Dân cư và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình của quận năm 2020 là 94.070 người (chiếm khoảng 8,08% dân số Đà Nẵng), trong đó, nam khoảng 45. 648 người (chiếm 48,6%), nữ khoảng 48.422 người (chiếm 51,4%).
Quy mô dân số toàn quận có xu thế tăng nhanh, năm 2007, dân số trung bình quận là 54.066 người, đến năm 2020 là 93.816 người, tăng trung bình 4,33%/năm cho cả giai đoạn. Ngũ Hành Sơn cũng là một trong những quận có mức độ đô thị hóa nhanh nên tỷ lệ dân số tăng và mật độ dân số cũng tăng theo. Năm 2007 mật độ dân số là 1.174 người/km2 đến năm 2020 là 2.340 người/km2. So với các quận, huyện khác, mật độ dân số của quận Ngũ Hành Sơn chỉ cao hơn huyện Hòa Vang và chỉ bằng khoảng 1/9 mật độ của quận Thanh Khê (quận có mật độ dân số cao nhất thành phố).
Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo phường
ĐVT: Người 2015 2016 2017 2018 2019 2020 TỔNG SỐ 79026 82178 84882 87491 90 902 94 070 Phường Mỹ An 23490 24471 25049 25419 25 941 26 650 Phường Khuê Mỹ 15001 15673 16408 16815 17 911 18 873 Phường Hòa Quý 16328 17385 18115 18615 19 381 20 163
Phường Hòa Hải 24207 24649 25310 26642 27 669 28 384
28
Hình 2.2: Tỷ lệ tăng dân số các năm 2016-2020
Tổng diện tích đất tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn là 4018,85ha; trong đó