Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách quản lý đô thị trên địa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 55 - 66)

thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

3.3.1. Lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền thực hiện chính sách

Thường xuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng, gắn với vai trò giám sát của cả hệ thống chính trị, của quần chúng nhân dân trong việc đầu tư xây dựng đô thị. Củng cố và kiện toàn các ban chỉ đạo cấp phường về phát triển, quản lý đô thị; nâng cao năng lực, hiệu lực của các ban chỉ đạo theo hướng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm và quyết liệt. Công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý đô thị phải được tăng cường hơn nữa. Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu, ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức trong việc triển khai thực hiện Chính sách quản lý đô thị của Chính phủ và quy định của của quận và thành phố Đà Nẵng

Cần quan tâm chú trọng việc tuyên truyền, các quy định liên quan về công tác quản lý đô thị để nâng cao hiểu biết, ý thức của tổ chức, doanh nghiệp và người dân tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành nghiêm túc, đầy đủ phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, đưa chính sách đạt hiệu quả cao hơn. Thực hiện tốt việc công khai quy hoạch, cắm mốc giới thực địa, trên cơ sở quy hoạch được công bố, xem xét thúc đẩy tiến độ thực hiện, triển khai các dự án trên địa bàn một cách phù hợp để tạo điều kiện, hướng dẫn cho nhân dân khi có nhu cầu xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở; tổ chức thực hiện công khai, đơn giản hóa, minh bạch các thủ tục cấp phép trong nhân dân biết giám sát thực hiện, công khai các đường dây

49

nóng, các hệ thống tiếp nhận thông tin phản ánh của các tổ chức, công dân để kịp thời xử lý các nội dung liên quan đến lĩnh vực đô thị.

Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin và chuyên môn nghiệp vụ với các Sở, ngành của thành phố để tổ chức triển khai đạt hiệu quả các yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhất là trong các quản lý quy hoạch, xử lý các sai phạm tại các công trình, dự án lớn, cao tầng trên địa bàn quận.

3.3.2. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển đô thị

a) Cơ chế chính sách về đất đai đô thị:

* Chính sách về khai thác và phát triển đất:

Công khai thông tin cơ sở dữ liệu về quỹ đất, định hướng phát triển quỹ đất làm cơ sở nghiên cứu lập các dự án phát triển trên địa bàn quận; Lập quy hoạch xây dựng phát triển đô thị trên cơ sở kết quả báo cáo điều tra, đánh giá đất đai quy định tại Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 về Quy định điều tra đánh giá đất đai. Trong đó cần đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế sinh lợi từ đất, xác định các khu vực hạn chế xây dựng, các khu vực ưu tiên, phù hợp với phát triển theo lĩnh vực (nông nghiệp, công nghiệp, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản…), tránh lãng phí tài nguyên đất hoặc khai thác tài nguyên đất không hiệu quả.

Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất và quản lý phát triển quỹ đất theo quy hoạch phải dựa trên nhu cầu phát triển; quản lý phát triển quỹ đất đô thị theo quy hoạch đô thị, lộ trình phù hợp với giai đoạn phát triển, nhu cầu sử dụng.

Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ quỹ đất, sử dụng đất đúng chức năng; phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát, ban hành khung giá, điều chỉnh giá đối với thị trường bất động sản đảm bảo sát với thực tế ở địa bàn quận.

50

* Chính sách tài chính và tín dụng về đất đai:

Thực hiện các chính sách tài chính về đất đai một cách minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn quận.

Bên cạnh các chính sách về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, hệ thống chính sách thuế đối với đất đai, cần áp dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư của nhà nước đối với các đối tượng sử dụng đất cần ưu đãi và chủ trương xã hội hoá (chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các nghĩa vụ tài chính về đất khác) theo quy định của Nhà nước.

3.3.3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư

Thực tiễn của quận, nhu cầu đầu tư hàng năm cho phát triển đô thị nhìn chung đều cao hơn khả năng đáp ứng của ngân sách. Mức thiếu hụt do chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng vốn quận là một vấn đề mỗi đô thị cần phải giải quyết, thông qua việc tìm ra các biện pháp và cách thức có thể bù đắp chênh lệch trên. Trong những năm tới, quận cần đẩy mạnh việc huy động tối đa nội lực từ nền kinh tế, chú trọng đặc biệt đến việc khuyến khích và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ các thành phần kinh tế theo từng lĩnh vực cụ thể như:

Thu hút vốn đầu tư: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh: Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Phổi biến rộng rãi các quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của thành phố; ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với một số ngành nghề thực hiện các chương trình phát triển kinh tế của quận theo chỉ đạo của thành phố. Tạo môi trường thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục trong đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

51

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư: Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác với các quận khác của thành phố và ngoài thành phố Đà Nẵng. Chú trọng cung cấp thông tin, quảng bá những tiềm năng thế mạnh, những cơ hội làm ăn và định hướng phát triển của quận cho các nhà đầu tư. Xây dựng và cập nhật thường xuyên tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng và phát triển gói thông tin và trang web chất lượng cao dành cho các nhà đầu tư: cung cấp đầy đủ và minh bạch hệ thống các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, danh mục các lĩnh vực ưu tiên và ưu đãi đầu tư, thông tin chi tiết về các ưu đãi đầu tư theo danh mục lĩnh vực được ưu tiên, trao đổi, thông tin hỗ trợ giải đáp thông tin cho các nhà đầu tư theo quy định của Chính phủ và thành phố Đà Nẵng.

Chính quyền đô thị cần thiết lập cơ chế huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư, kết hợp nguồn tài chính - ngân sách gắn với các chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế và trong nhân dân. Tập trung triển khai quyết liệt các dự án trọng điểm, dự án động lực trong giai đoạn 2021-2030 nhằm hoàn thành kế hoạch đầu tư và có sự đột phá trong thu hút đầu tư với các dự án đầu tư lớn của khu vực tư nhân. Phối hợp, khẩn trương thực hiện công tác đền bù giải toả, giải pháp mặt bằng để sớm triển khai các dự án đầu tư công đã được thành phố phê duyệt trên địa bàn quận. Tăng cường thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của quận. Các công trình mang tính chất động lưc, trọng điểm trên địa bàn quận như: Trung tâm chăm sóc người cao tuổi, Tổ hợp công trình phục vụ Lễ hội Pháo hoa quốc tế, nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò, cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý, Làng Đại học, Công viên văn hóa - lịch sử Ngũ Hành Sơn... Các công trình này UBND Thành phố Đà Nẵng đã bố trí vốn cho các công trình và nhóm công trình trọng điểm mang tính động lực

52

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 đã được HĐND thông qua theo Nghị quyết số 29 ngày 12/8/2021.

Thực hiện công khai, minh bạch và nhất quán các quan điểm, chủ trương, chính sách kêu gọi đầu tư. Thúc đẩy cải cách hành chính, giảm các trình tự thủ tục hành chính, thời gian liên quan đến đầu tư để tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư. Cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. Đa dạng hóa các nguồn với những nhóm giải pháp như: tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích người dân, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư các dự án, các công trình, có các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển thông qua các nguồn khác nhau như ngân hàng, vốn tín dụng nhân dân, quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ đầu tư phát triển của thành phố. Muốn tranh thủ nguồn FDI, cần khẩn trương có kế hoạch và xây dựng các dự án kêu gọi FDI, ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn xuyên quốc gia. Chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư FDI trong thủ tục xin cấp phép đầu tư và cấp đất xây dựng, giảm thời gian xét duyệt dự án xuống mức thấp nhất… Bên cạnh đó, quận cần rà soát lại các dự án sử dụng vốn FDI hiện đang triển khai trên địa bàn quận để có kế hoạch điều chỉnh và cơ cấu lại hợp lý theo định hướng của thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn 2045. Đối với nguồn vốn viện trợ không chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Quận cần vận dụng linh hoạt các nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay ODA từ các tổ chức quốc tế trên cơ sở xây dựng các dự án khả thi và đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Đây sẽ là nguồn vốn hiệu quả cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại của quận trong thời gian tới.

53

Chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực thực hiện chính sách quản lý đô thị. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở ngang tầm với yêu cầu quản lý và phát triển đô thị trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ chuyên môn phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về quản lý đô thị, đảm bảo đủ phẩm chất, trình độ, năng lực thực tiễn để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu cho chính quyền địa phương cơ sở trong quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị.

Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng, khuyến khích du học tự túc để tăng nhanh lực lượng lao động, quản lý và đội ngũ công chức có năng lực. Dành một khoản kinh phí hợp lý, thỏa đáng để khuyến khích đào tạo cán bộ, thu hút nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài vào làm việc tại quận.

Coi trọng công tác phát hiện bồi dưỡng tài năng trẻ trong hàng ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và quản lý kỹ thuật. Ưu tiên đào tạo tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ trẻ để làm việc lâu dài trong lĩnh vực này nhằm thực hiện tốt các chủ chương chính sách về quản lý đô thị.

Thực hiện tốt công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về quản lý đô thị. Công tác tuyển dụng phải đi đôi với rà soát, sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế để nâng cao năng lực thực thi công vụ và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạch định chính sách, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức thực thi chính sách quản lý đô thị trên địa bàn quận. Như việc kiện toàn bộ máy, nhân sự ở các cơ quan, đơn vị; nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ trên lĩnh vực quản lý quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng. Các năm qua thực hiện Quyết định số 4307/QĐ-UBND ngày

54

07/8/2017 của UBND thành phố về ban hành Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận và tổ kiểm tra quy tắc đô thị phường; Công văn số 2642/SNV-XDCQ ngày 19/9/2017 và Công văn số 1412/SNV-XDCQ ngày 18/5/2018 của Sở Nội vụ về việc triển khai Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận và tổ kiểm tra quy tắc đô thị phường. Trên cơ sở đó, UBND quận đã chỉ đạo Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận và Ủy ban nhân dân các phường xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của lực lượng kiểm tra quy tắc đô thị; tổ chức thành lập Tổ kiểm tra quy tắc đô thị phường đảm bảo đúng thành phần, số lượng theo quy định của Đề án.

Căn cứ Đề án của UBND thành phố và nhu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận, UBND quận đã xây dựng kế hoạch thi tuyển viên chức và được Sở Nội vụ thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1052/QĐ-SNV ngày 03/10/2017. Trên cơ sở đó, năm 2017 đã tổ chức thi tuyển được 11 viên chức đáp ứng tiêu chuẩn, trình độ.

Thực hiện Quyết định số 429/QĐ-SNV ngày 18/6/2018 của Sở Nội vụ thành phố về việc Phê duyệt Kế hoạch thi tuyển viên chức tại Đội Kiểm tra quy tắc đô thị thuộc UBND quận năm 2018, ngày 21/6/2018 UBND quận ban hành Thông báo số 245/TB-UBND thông báo nhu cầu, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn và hồ sơ đăng ký thi tuyển với số lượng 15 chuyên viên có chuyên ngành xây dựng, quản lý đô thị, quản lý đất đai, môi trường, luật. Trên cơ sở đó, năm 2018 đã tổ chức thi tuyển được 11 viên chức đáp ứng tiêu chuẩn, trình độ.

Thực hiện Quyết định số 716/QĐ-SNV ngày 09/12/2020 của Sở Nội vụ thành phố về việc Phê duyệt Kế hoạch xét tuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND quận Ngũ Hành Sơn năm 2020, ngày 09/12/2020 UBND quận ban hành Thông báo số 759/TB-UBND thông báo

55

nhu cầu, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn và hồ sơ đăng ký thi tuyển với số lượng 14 chỉ tiêu có chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, quản lý đất đai, luật. Trên cơ sở đó, năm 2021 đã tổ chức thi tuyển được 14 viên chức đáp ứng tiêu chuẩn, trình độ. Bên cạnh đó, UBND quận cũng cần cử lực lượng kiểm tra quy tắc đô thị tham gia các lớp bồi dưỡng đạo đức công vụ và nghiệp vụ như nguyên tắc tổ chức và hoạt động, đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, ứng xử khi thi hành công vụ, nghiệp vụ về kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm của lực lượng kiểm tra quy tắc đô thị…

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm, kỷ cương, đạo đức, xử lý các tổ chức cá nhân trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận, UBND quận cần chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung như: Có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm việc đôn đốc, kiểm tra tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn. Phát hiện và xử lý kịp thời, kiên quyết dứt điểm các hành vi vi phạm trật tự xây

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 55 - 66)