6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.3. Đánh giá chung về việc tổ chức, thực hiện chính sáchthi đua, khen thưởn gở
2.3.1. Những ưu điểm
Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2015 - 2020, Huyện Cư Jút đã tổ chức thực hiện chính sách thi đua khen thưởng đạt được nhiều kết quả đáng kể, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các nội dung của chính sách thi đua khen thưởng đã được triển khai đầy đủ và nâng dần hiệu
quả. Phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những thành quả nổi bật. Các chủ trương, chính sách, hệ thống văn bản quy định về công tác thi đua, khen thưởng ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương ở từng thời điểm khác nhau.
Các phong trào thi đua yêu nước có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức, thiết thực và hiệu quả hơn. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đã chủ động, phối hợp để tổ chức các phong trào thi đua, bám sát nhiệm vụ chuyên môn, được đông đảo hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực.
Công tác thi đua, khen thưởng đã có tác dụng khuyến khích, động viên, cổ vũ, khích lệ kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc. Các đơn vị, địa phương cơ sở đã chủ động khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc. Tỷ lệ khen thưởng các cấp cho đối tượng là tập thể nhỏ, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất, công tác ngày càng tăng. Việc khen thưởng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến được tập trung thực hiện, cơ bản hoàn thành.
Công tác tuyên truyền, tôn vinh, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới tiêu biểu, gương người tốt việc tốt được quan tâm và thực hiện tốt; từ đó chất lượng và hiệu quả khen thưởng được nâng lên.
Đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng đa phần là công chức trẻ có nhiệt huyết, biết vận dụng sáng tạo, phát huy khả năng của mình, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.
Công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng kịp thời, phù hợp với đặc điểm tình tình của địa phương. Hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tiếp tục được quan tâm, đổi mới, hoạt động có hiệu quả. Đảm bảo 100% thành viên tham gia các cuộc họp của Hội đồng và tham gia đóng góp ý kiến đối với các nội dung cần xin ý kiến thành viên Hội đồng.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về thi đua, khen thưởng của Trung ương ban hành rất nhiều, thường xuyên thay thế, sửa đổi. Hiện nay, áp dụng đồng thời 03 Luật Thi đua, Khen thưởng gây khó khăn trong việc nghiên cứu, áp dụng.
Một số phong trào thi đua chưa đồng đều, còn hình thức, chưa xác định được mục tiêu, chưa xây dựng được tiêu chí cụ thể, chưa phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Chưa chủ động tham mưu trong triển khai thực hiện chính sách thi đua khen thưởng, và chưa kịp thời đưa ra hướng xử lý những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách thi đua khen thưởng trong đơn vị mình.
Chất lượng công tác khen thưởng chưa đáp ứng yêu cầu, một số tập thể, cá nhân được khen thưởng nhưng thành tích chưa thật sự tiêu biểu, còn xãy ra tình trạng sau khi được khen thưởng thì bị các cơ quan có thẩm quyền phát hiện vi phạm trong thời gian được khen thưởng. Một số gương điển hình tiên tiến được phát hiện trong các phong trào thi đua nhưng chưa được khen thưởng kịp thời, xứng đáng với thành tích đã lập được. Tỷ lệ khen thưởng cấp Nhà nước đối với tập thể nhỏ, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất, công tác vẫn còn thấp.
Các cơ quan truyền thông chưa chủ động trong việc phát hiện, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, gương điển hình tiên tiến.
Tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp thường xuyên thay đổi, năng lực tham mưu còn hạn chế, chủ yếu tham mưu công tác khen thưởng.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một số lãnh đạo đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng và công tác tổ chức phát động phong trào thi đua; tình trạng khoán cho hội đồng thi đua khen thưởng; chưa quan tâm đúng mức trong công tác chỉ đạo về thi đua, nặng về khen thưởng; có một số đơn vị chưa dành nhiều thời gian để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách thi đua khen thưởng trong phạm vi cơ quan, đơn vị phụ trách.
Công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm từ các phong trào chưa được thực hiện tốt, từ đó những tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục kịp thời.
Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về thực hiện chính sáchthi đua, khen thưởng chưa được thường xuyên, và hiệu quả chưa cao.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã giới thiệu khái quát về công tác thi đua khen thưởng ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, trình bày tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Trên các cơ sở phân tích các bước thực hiện chính sách thi đua khen thưởng, tác giả phân tích những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách thi đua khen thưởng ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Cùng với chương 1, chương 2 sẽ làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông được trình bày trong chương 3.
Chương 3
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆNCHÍNH SÁCH THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở CƯ JÚT,
TỈNH ĐAK NÔNG ĐẾN NĂM 2025
3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đến năm 2025