Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchthi đua, khen thưởn gở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRÊN địa bàn HUYỆN cư jút, TỈNH đắk NÔNG (Trang 68 - 73)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchthi đua, khen thưởn gở

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đến năm 2025 khen thưởng ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đến năm 2025

3.2.1. Giải pháp về mục tiêu chính sách

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phong trào thi đua

Công tác thi đua là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của tất cả các cấp, các ngành, của mỗi cơ quan, đơn vị; là một phương pháp tích cực để phát huy toàn diện khả năng sáng tạo của người lao động. Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Cư Jútđến năm 2025, Huyện Cư Jútcần tập trung thực hiện tốt giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của các phong trào thi đua, cụ thể là:

Trên cơ sở những kết quả đạt được cần tiếp tục quán triệt tinh thần và phương châm “Chủ động, sáng tạo, chất lượng và hiệu quả”, huyện Cư Jút nói chung, các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện nói riêng cần tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước sao cho thật thiết thực, tránh hình thức; nội dung, tiêu chí thi đua phải cụ thể, thiết thực, rõ ràng, có tính định lượng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, không hình thức, tập

trung, bám sát chỉ đạo của cấp trên, nhiệm vụ chính trị của huyện và từng địa phương, đơn vị để thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ; khi các mục tiêu kinh tế xã hội có thay đổi phải điều chỉnh kịp thời để phụ hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Đối tượng thi đua cần phải rộng rãi; bảo đảm hài hoà các lợi ích: Lợi ích của người lao động; lợi ích của địa phương, cơ quan, đơn vị; lợi ích của xã hội. Triển khai phong trào thi đua kịp thời, từ đầu năm, gắn các phong trào thi đua với việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải tiến công tác quản lý, cải tiến lề lối làm việc đảm bảo minh bạch và hiệu quả; thực hiện tốt kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, tổ chức bồi dưỡng và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: “Phát triển, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến” với nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể, các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch, Chương trình phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực. Đẩy mạnh và tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động gồm: Phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” theo Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính Phủ; Phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” theo Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính Phủ. Tổ chức các đợt thi đua chuyên đề, từng đợt và đột xuất để vừa tạo điểm nhấn của phong trào thi đua vừa tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, cốt lõi đang đặt ra để đảm bảo phát

triển kinh tế, ổn định quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội. Coi đây là một trong những nội dung thường xuyên, quan trọng và là tiêu chí để chấm điểm, đánh giá thi đua, bình xét khen thưởng.

Ngoài ra, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách thi đua khen thưởng; phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội trong việc vận động cán bộ công chức, viên chức và người lao động tham gia các phong trào thi đua yêu nước để thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nghị quyết đã đề ra.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng

Khen thưởng để nhằm động viên, khích lệ người lao động, do đó phải được thực hiện trên cơ sở kết quả phong trào thi đua, từ hiệu quả thi đua của từng tổ chức, cá nhân; do đó việc xét khen thưởng phải cân nhắc kỹ càng, không làm qua loa, chiếu lệ; phải kết hợp giữa khuyến khích, động viên tinh thần và tặng thưởng vật chất theo đúng nguyên tắc, quy định tài chính của Nhà nước. Cấp ủy các cấp và lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị phải lấy kết quả khen thưởng để làm căn cứ nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên hàng năm, cũng như phục vụ cho công tác xét lên lương trước thời hạn quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp trong huyện.

Quan tâm phát hiện các điển hình, nhân tố mới, khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất; khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề; tăng cường phát hiện các điển hình tiên tiến để động viên, khen thưởng kịp thời. Khen thưởng phải phù hợp với thành tích và kết quả đạt được.

3.2.2. Giải pháp về công cụ chính sách

Thứ nhất, tiếp tục tăng cường sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vị trí, vai trò người đứng đầu trong thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện trong việc chỉ đạo, lãnh đạo công tác thi đua khen thưởng. Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp phải chủ động, sáng tạo, tích cực đề xuất, tham mưu, triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng một cách nghiêm túc, đầy đủ, mang lại hiệu quả cao. Thường xuyên tiến hành tổng kết, sơ kết, đánh giá kết quả các phong trào thi đua để từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng

Lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện; các địa phương, cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện phải nhận thức công tác phổ biến, tuyên truyền là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng.

Các cấp, các ngành trong toàn huyện phải thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gương điển hình tiên tiến, các phong trào thi đua yêu nước và trong cán bộ công chức, viên chức và nhân dân để tạo sự chuyển biến tích cực hơn về chính sách thi đua khen thưởng hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 -2025 đề ra.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua, phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt, nhằm thúc đẩy, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, góp phần tạo động lực thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của huyện hàng năm và cả nhiệm kỳ 2021 -2026.

Đầu tư các phương tiện vật chất, đào tạo cán bộ các cơ quan tuyên truyền, truyền thông của huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp thực hiện chính sách thi đua khen thưởng

Phòng Nội vụ huyện phải triển khai thực hiện tốt hơn vai trò, phối hợp chủ trì, với các cơ quan trong khối tuyên truyền như Trung tâm Văn hóa, thể thao & truyền thông, Đài truyền thanh huyện, Cổng thông tin điện tử huyện đẩy mạnh công tác truyên truyền tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua khen thưởng để nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về vai trò, vị trí cũng như tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng trong tình hình mới.

Thứ tư, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng

Để công tác thi đua khen thưởng đạt kết quả tốt, đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đồng thời phù hợp với thực tế của địa phương, huyện Cư Jút cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác thực hiện chính sách thi đua khen thưởng các cấp nhằm nâng cao năng lực, trình độ. Đây là yếu tố hết sức quan trọng quyết định chất lượng công tác tham mưu và kết quả triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

Thứ năm, đẩy mạnh các hoạt động thi đua yêu nước của cụm, khối thi đua trên địa bàn

Tiếp tục xây dựng phương thức sinh hoạt mới của cụm, khối thi đua, nâng cao trách nhiệm, vai trò và xây dựng tiêu chí hoạt động của các cụm, khối thi đua làm cho cụm, khối thi đua trở thành nơi học tập kinh nghiệm, phấn đấu và để tôn vinh những thành tích xuất sắc. Các cụm, khối thi đua cần

tổ chức sơ kết, tổng kết kịp thời về công tác thi đua khen thưởng và tổ chức ký kết giao ước thi đua, đăng ký danh hiệu thi đua, phát động các phong trào thi đua yêu nước

Thứ sáu, nâng cao kết quả hoạt động của Hội đồng thi đua, khen thưởng

Tiếp tục kiện toàn Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả và bảo đảm năng lực, trình độ làm công tác khen thưởng. Phát huy trách nhiệm, vai trò của các thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRÊN địa bàn HUYỆN cư jút, TỈNH đắk NÔNG (Trang 68 - 73)