HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 40 - 64)

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Đông Giang cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 145 km về phía Tây Nam, cách thành phố Đà Nẵng 95 km về phía Đông. Có vị trí địa lý theo tọa độ từ 15050’ đến 16010’ độ Vĩ Bắc và từ 107035’ đến 107056’ độ Kinh Đông. Phần lớn các trung tâm hành chính của xã, thị trấn trong huyện đều nằm trên trục đường 14G và đường Hồ Chí Minh.

Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên: 81.263,23 ha (812,63 km2). Ranh giới được xác định:

- Phía Đông giáp: huyện Hòa Vang - Thành phố Đà Nẵng - Phía Tây giáp: huyện Tây Giang - Quảng Nam

- Phía Nam giáp: huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc - Quảng Nam - Phía Bắc giáp: huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Địa hình đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió Mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 dương lịch và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch.

Đông Giang có địa hình hầu hết là núi cao, độ dốc lớn và bị chia cắt thành nhiều vùng: hình thành nên hệ thống các sông lớn là: Sông Vàng, sông Kôn, sông A Vương và sông Boung. [68, tr.1, 2]

Trong những ngày đầu mới tái lập, Đảng bộ và nhân dân Đông Giang phải đối mặt với bộn bề khó khăn, xuất phát từ một huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện; đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Đông Giang đã có những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, hạ tầng kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân, bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi. Ngay sau tái lập huyện, được sự quan tâm của các cấp chính quyền với sự đầu tư của các dự án như: Đường Zà hung-ARooi; đường Zà Hung-Jơ Ngây; đường An Điềm-Kà Dăng-A Xờ; Đường xã Ba-xã Tư, hệ thống hạ tầng khu Trung tâm huyện được quy hoạch chỉnh trang một cách bài bản, đầu tư các tuyến đường nội thị, xây dựng tuyến trục cảnh quan, cầu A Vương 3 ... qua đó góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng- kinh tế xã hội trên địa bàn, tạo động lực tốt cho kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.

Các cấp chính quyền địa phương xây dựng cơ chế, chính sách kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào địa bàn, phát triển du lịch sinh thái – văn hoá; lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao, sản xuất nông nghiệp hàng hoá được chú trọng, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường; tổng đàn gia súc 23.024 con, tổng đàn gia cầm đạt 45.870 con, từng bước nâng cao đời sống nhân dân tại các địa phương trên địa bàn huyện.

Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ được tập trung phát triển, thu hút được các dự án đầu tư vào địa bàn triển khai thực hiện như: Xây dựng nhà máy gỗ keo xã Ba, dự án gạch Tuynel thôn Dốc Kiền xã Ba, nhà máy

gạch Tuynell-ALV chủ yếu sử dụng đất đồi và phế phẩm công nghiệp; dự án điểm du lịch sinh thái suối khoáng nóng A Păng xã Sông Kôn; dự án du lịch Dốc Gợp- lòng hồ A Vương; dự án trồng rừng gỗ lớn và chế biến ván gỗ xuất khẩu…. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, năng động, tăng cả về số lượng, chất lượng; thị trường được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của huyện.

Kết quả 10 năm triển khai phát triển kinh tế xã hội với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân đã đột phá xây dựng hạ tầng nông thôn, nâng cao thu nhập của người dân đạt 26,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,31 triệu đồng so với chỉ tiêu đề ra. Qua đó thể hiện quyết tâm vượt lên mọi khó khăn, thử thách của Đảng bộ và nhân dân trong huyện. Nêu cao truyền thống văn hoá, cách mạng của quê hương, tăng cường đoàn kết, phát triển kinh tế, an sinh xã hội bền vững, xây dựng thành công nông thôn mới, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. [68, tr.3, 4, 5]

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế, xã hội phát triển đã tạo nhiều điều kiện để cho các cấp chính quyền triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng trên địa bàn huyện đạt hiệu quả. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã tác động lớn đến quá trình triển khai thực hiện tại địa phương.

2.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng

Thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện là trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn đã thường xuyên quan tâm, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công bằng những chính sách cụ thể, thiết thực và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Trên cơ sở quy định Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NCC với cách mạng và Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 của UBTV Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.

Ngay khi có Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Huyện uỷ đã tổ chức Hội nghị quán triệt đến cán bộ chủ chốt, các TCCS đảng, chỉ đạo các TCCS đảng tổ chức quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị cho CB, đảng viên, CC, VC, lao động từ huyện đến cơ sở và trong các tầng lớp nhân dân về pháp luật đất đai, nhà ở và các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; Huyện uỷ đã ban hành Chương trình hành động và HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND của HĐND huyện Đông Giang về giảm nghèo nhanh, bền vững. Theo đó, 100% Đảng bộ xã, thị trấn có Chương trình hành động và các chi, đảng bộ cơ quan, cơ quan có Nghị quyết thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng ở các địa phương trên địa bàn huyện.

UBND huyện xây dựng Kế hoạch, cụ thể hóa những chủ trương của tỉnh như Công văn số 2254/UBND-KTN ngày 24/4/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 03/10/2019 của HĐND tỉnh; Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 03/10/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam Quy định mức hỗ trợ đối với người có công cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 11/2019/NQ-

HĐND quy định mức hỗ trợ đối với người có công cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/8/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp, ủy quyền thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 1100/QĐ-UBND ngày 16/4/2020 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác kết nghĩa, giúp đỡ các huyện, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn khó khăn, xã biên giới đất liền tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2020-2025.

UBND huyện đẩy mạnh việc phổ biến, quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định nêu trên, qua đó nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, hội, đoàn thể và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Thường xuyên triển khai thực hiện Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương, tỉnh, huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công thông qua các hình thức như: sinh hoạt cộng đồng dân cư; tổ chức các hội thảo, hội thi, hội diễn quần chúng…

Bảng 2.1. Danh mục các dự án phát triển nhà ở tái định cư trên địa bàn huyện Đông Giang giai đoạn 2019 - 2020

TT Tên dự án Địa điểm Quy mô dự án (ha) Năm 2019 Năm 2020 Sau năm 2020

1 Khu tái định cư thôn Brùa

Xã Jo

Ngây 2,40 2,40

2 Khu tái định cưthôn Tu Ngung Xã ARooi 3,00 3,00

3

Khu tái định cư thôn Bờ Hôồng 2

Xã Sông

Kôn 2,00 2,00

4 Khu tái định cư thôn A Réh

Xã Tà

5 Khu tái định cư thôn A Chôm 1

Xã Kà

Dăng 3,00 3,00

6 Khu tái định cư Cút Chrun

Xã Mà

Cooih 3,00 3,00

7 Khu tái định cưthôn A Rớch Xã ATing 1,50 1,50

8 Khu tái định cư thôn A Dung

Xã A

Rooi 2,00 2,00

9 Khu tái định cư thôn Bồn Gliêng Xã KàDăng 3,50 3,50 10 Khu tái định cư

thôn Bút Tưa

Xã Sông

Kôn 1,50 1,50

11 Khu tái định cưthôn Chờ Nét Xã ATing 2,40 2,40

12 Khu tái định cư thôn Gừng

Thị trấn

Prao 1,50 1,50

13

Khu tái định cư thôn Bờ Hôồng 1

Xã Sông

Kôn 1,80 1,80

14 Khu tái định cư thôn Pà Nai 1

Xã Tà

Lu 2,00 2,00

15 Khu tái định cư thôn Bút Nga

Xã Sông

Kôn 1,50 1,50

Nguồn: Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 16/01/2019 của UBND tỉnh Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho NCC với cách mạng theo Nghị quyết 494/NQ-UBTVQH13, Quyết định 22/2013/QÐ-TTg; Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 của UBTV Quốc hội là một chính sách xã hội quan trọng được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân đồng thuận, hoan nghênh và tích cực hưởng ứng, tổ chức thực hiện.

Nhìn chung, việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho NCC với cách mạng theo Nghị quyết 494/NQ-UBTVQH13 và Quyết định 22/2013/QÐ-TTg đã được các cơ quan, ban ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trên địa bàn huyện xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, tập trung xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, kịp thời có văn bản hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để các địa phương triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng được nguyện vọng của NCC và gia đình NCC với cách mạng.

Các địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để triển khai nhanh chóng, kịp thời với sự tham gia của các cấp, các ngành chuyên môn có liên quan. Về cơ bản, hầu hết các địa phương đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ trong giai đoạn 1, có nhiều địa phương đã hoàn thành 100% kế hoạch như thị trấn Prao, xã Sông Kôn, xã Ba, xã Tư… Đặc biệt, đời sống của NCC với cách mạng sau khi được hưởng chính sách, hỗ trợ theo Nghị quyết 494/NQ-UBTVQH13, Quyết định 22/2013/QÐ-TTg; Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 của UBTV Quốc hội đã được nâng cao hơn trước, nhà ở khang trang, bền chắc, có diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo vệ sinh môi trường, chắc chắn, kín đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết, đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt của người dân. [69, tr.1, 2]

2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng và chính sách nhà ở cho NCC với cách mạng được tiến hành thường xuyên, sâu rộng với sự tham gia của các cấp, các ngành, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở. Phòng LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Nội vụ thường xuyên tuyên truyền các văn bản pháp luật mới, các chính sách thiết thực với đời sống nhân dân tại địa phương, nhất là

chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với CM. Trên cơ sở đó, có định hướng chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả, bên cạnh đó tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị những vấn đề liên quan đến đất đai, nhà ở cho người dân nói chung và nhà ở cho NCC cách mạng nói riêng để đề xuất các biện pháp tham mưu cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền lợi của các gia đình chính sách, NCC về những nội dung liên quan đến nguồn kinh phí, mức được hưởng và nhu cầu xây mới hoặc sửa nhà....

Thông qua các hoạt động, chương trình thiết thực đã đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, vận động việc thực hiện các nội dung, chương trình thực hiện chính sách giữa ngành LĐTHB&XH với chính quyền địa phương các cấp, các hội, đoàn thể ngày càng chặt chẽ, đã tạo động lực, sức mạnh tổng hợp từ huyện đến cơ sở đồng lòng, quyết tâm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng đạt được nhiều kết quả, thực hiện thành công các mục tiêu chính sách đã đề ra hàng năm và từng giai đoạn cụ thể trên địa bàn huyện. [69, tr.3]

2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng

UBND huyện là cơ quan quản lý cao nhất, thực hiện phân công cho các ngành liên quan trong có các ngành LĐTB&XH chủ trì, Nội Vụ, Tư pháp phối hợp thực hiện quản lý các đối tượng người có công với cách mạng, thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; Phòng hạ tầng kinh tế, Phòng Tài chính, Ban quản lý dự án huyện Đông Giang triển khai thực hiện tổng hợp hồ sơ, đấu thầu, thiết kế xây dựng, tham mưu bố trí, phân bổ nguồn ngân sách để đảm bảo thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng. Ngoài việc phân công nhiệm vụ, UBND huyện còn chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan thực hiện theo trình tự, thủ tục với từng trường hợp cụ thể tại các địa phương.

Đối với các tồn tại, vướng mắc, UBND huyện, xã tập trung giải quyết theo định hướng như đối với các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ có tên trong Đề án được phê duyệt nhưng chưa được Nhà nước cấp kinh phí mà đã tự ứng

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 40 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w