CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Định hướng thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng
Phát triển nhà ở xã hội nói chung, trong đó có nhà cho NCC với cách mạng mang lại ý nghĩa lớn về kinh tế-xã hội, là chủ trương rất nhân văn của Chính phủ, thực hiện quyền về nhà ở của người dân đã được thể hiện trong Hiến pháp. Chính vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải định hướng chủ trương, nội dung, thời gian triển khai thực hiện đồng thời xác định việc hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho NCC là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với người có công với cách mạng theo các Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25-7-2017 và Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 27-6-2019 của Chính phủ; quán triệt các cơ quan, ban ngành liên quan và UBND các xã tiếp tục tiến hành rà soát, lập danh sách và đề xuất cơ quan cấp trên phê duyệt gia đình có công cách mạng thuộc diện hỗ trợ kinh phí cải thiện nhà ở tại các địa phương trên địa bàn huyện.
Đề án được duyệt nhưng chưa được Nhà nước cấp kinh phí mà đã tự ứng trước kinh phí để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, thì tiếp tục cấp kinh phí từ ngân sách để hoàn trả cho các hộ gia đình này; trường hợp một người đã chết nhưng vợ (hoặc chồng) còn sống, có hộ khẩu thường trú và đang ở tại nhà ở đó thì được hỗ trợ theo mức quy định tại QĐ 22 để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở. Nếu NCC với cách mạng mà cả vợ và chồng đều đã chết, giao các địa phương rà soát lại, xem xét cụ thể từng trường hợp.
Trường hợp thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án đã được phê duyệt nhưng chuyển đổi hình thức hỗ trợ từ xây mới sang sửa chữa hoặc ngược lại mà không làm phát sinh thêm kinh phí từ ngân sách Trung ương thì cho phép tiếp tục thực hiện; các trường hợp khác thì địa phương cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách hằng năm của địa phương hoặc huy động từ nguồn đóng góp của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân khác để thực hiện hỗ trợ.
Ban quản lý dự án chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính huyện cân đối nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, tỉnh và báo cáo UBND huyện xem xét, quyết định việc ứng trước kinh phí từ ngân sách để cấp cho các địa phương triển khai thực hiện hỗ trợ giai đoạn 2. Đồng thời Phòng Tài chính tham mưu UBND huyện chủ động phân bổ và cấp phát ngay kinh phí được bổ sung cho các địa phương để triển khai thực hiện hỗ trợ cho NCC với cách mạng. Bên cạnh đó, kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư tích cực tham gia cùng với Nhà nước để hỗ trợ NCC với cách mạng nhằm nâng cao chất lượng nhà ở được xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà trên địa bàn huyện Đông Giang.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng là rất quan trọng, cần làm ngay và phải thật sự quyết liệt. UBND huyện đề nghị các địa phương, các ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ, khẩn trương rà soát, kiểm tra thực tế, đảm bảo đối tượng được xét phải thật sự khó khăn về nhà ở, tạo được sự đồng thuận của nhân dân, đảm bảo sự công bằng đối với NCC cách mạng.
Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng, đòi hỏi cả hệ thống trị phải vào cuộc quyết liệt, đồng thời phải phát huy hết nội lực, chung tay chăm lo cho gia đình có công với cách mạng. Các ngành, các cấp phải thực hiện một cách quyết tâm, chặt chẽ, kịp thời, đúng đối tượng, để chính sách hỗ trợ của nhà nước thật sự phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống của các gia đình chính sách trên địa bàn huyện. [70, tr.1]
3.1.1. Tiếp tục thực đề án về tiếp tục hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, giai đoạn 2019 - 2021
Trong những năm qua, cùng với tỉnh Quảng Nam, huyện Đông Giang đã triển khai xây dựng nhà ở đối với NCC theo Quyết định số 22/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019, chính sách này sẽ kết thúc. Chính vì vậy các cấp chính quyền địa phương đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu, cũng như xây dựng phương án tiếp tục thực hiện khi nguồn hỗ trợ kết thúc.
Quyết định số 22/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây dựng mới nhà ở cho đối tượng chính sách đã hết hiệu lực. Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xây dựng phương án mới đề xuất Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh báo cáo với Trung ương nhằm tiếp tục có chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC. Quảng Nam cũng đã dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho gia đình chính sách toàn tỉnh vào thời điểm hiện tại là hơn 335 tỷ đồng, trong đó 85% là ngân sách cấp tỉnh, còn lại là ngân sách cấp huyện. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo, chính quyền các cấp trong thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” ở vùng đất cách mạng Quảng Nam.
Tiếp tục chỉ đạo, triển khai việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình NCC với cách mạng đã được duyệt; thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng và đến từng hộ gia đình NCC đủ tiêu chuẩn chưa thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở biết thời gian thực hiện đăng ký để được hỗ trợ theo quy định.
Các địa phương tiếp tục rà soát các gia đình NCC với CM gặp khó khăn về nhà ở, đảm bảo đúng đối tượng, yêu cầu và sắp xếp thứ tự ưu tiên hỗ trợ; xây dựng Đề án hỗ trợ gia đình có công với cách mạng gặp khó khăn về nhà ở một cách cụ thể, trong đó có kế hoạch huy động nguồn lực xã hội để đảm bảo kinh phí thực hiện; lồng ghép có hiệu quả các chương trình nhà ở; đảm bảo tính công khai, minh bạch khi thực hiện Đề án; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai hỗ trợ; giải quyết kịp thời những đề xuất, kiến nghị hợp lý của gia đình NCC với cách mạng.
Xây dựng, hoàn chỉnh đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công của mỗi địa phương, trong đó nêu rõ kế hoạch thực hiện, chỉ rõ nguồn lực, kế hoạch huy động nguồn lực xã hội của người dân. Đồng thời cần rà soát lại để lồng ghép một cách hài hoà các chương trình nhà ở hiện đang triển khai trên địa bàn, tránh dàn trải, lãng phí.
Các cơ quan, ban ngành, địa phương các cấp phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, chống thất thoát trong quá trình phát triển nhà ở cho người có công và các chương trình nhà ở xã hội khác.
Chính quyền địa phương các cấp xây dựng cơ chế chính sách thực hiện Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Đông Giang từ nguồn kinh phí vận động xã hội hóa là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm thiết thực của Đảng, chính quyền và toàn xã hội với các gia đình chính sách, cựu chiến binh nghèo và hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo ở các xã biên giới có khó khăn về nhà ở của huyện Đông Giang.
Đông Giang là một huyện còn gặp nhiều khó khăn. Hy vọng rằng các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp cả nước tiếp tục chung tay với Đông Giang hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, người nghèo, tạo sinh kế cho người dân thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, an sinh xã hội bền vững. [25]
3.1.2. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 46/NQ-CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với NCC với cách mạng theo quy định của Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ đến hết ngày 31/12/2019; việc kéo dài thời hạn giải ngân vốn đã bố trí trong năm 2018 để thực hiện chính sách hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ.
Đối với các hộ gia đình có tên trong Đề án đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến ngày 31/5/2017, đã tự ứng trước kinh phí để xây dựng nhà ở, nhưng không báo cáo với UBND cấp xã để kiểm tra, lập danh sách và thanh toán theo quy định thì địa phương phải rà soát, đối chiếu về đối tượng, về việc xây mới, sửa chữa nhà ở, nếu đáp ứng theo quy định của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở thì được hỗ trợ.
Đối với các hộ gia đình có tên trong Đề án đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến ngày 31/5/2017, đã tự ứng trước kinh phí để xây dựng nhà ở nhưng đã chuyển đi nơi khác, các hộ gia đình đã xây dựng xong nhà ở hoặc đang trong quá trình xây dựng mà đã bán nhà ở này cho người khác thì không thực hiện hỗ trợ.
Đối với các hộ gia đình có tên trong Đề án đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến ngày 31/5/2017, nhưng đã được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà ở, nếu hiện nay nhà ở đã hư hỏng đáp ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quyết định số 22/2013/QĐ- TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở thì tiếp tục được hỗ trợ.
Đối với các địa phương còn dư thừa kinh phí mà ngân sách trung ương đã cấp để thực hiện hỗ trợ NCC về nhà ở cho giai đoạn 2, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện hoàn trả ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho NCC, Cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện được xác định sử dụng nguồn kinh phí của nhà nước phân bổ và các nguồn kinh phí từ vận động xã hội hóa và huy động nguồn vốn từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ bằng tiền 60 triệu đồng/hộ, cùng với sự đóng góp công
lao động của cộng đồng dân cư và các lực lượng khác, trong đó giai đoạn 2019 – 2021, các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng công an, quân sự, bộ đội biên phòng, đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ tại các địa phương là nòng cốt. Nhà ở của các gia đình sau khi được hỗ trợ xây dựng phải đảm bảo vệ sinh môi trường và đúng tiêu chí “3 cứng”: nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng. [11]
3.1.3. Thực hiện mức hỗ trợ đối với người có công với cách mạng về nhà ở, giai đoạn 2019-2021
Đối tượng áp dụng
Là hộ gia đình có NCC với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Thân nhân liệt sỹ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.
Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày có hiệu lực của Nghị quyết này tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau: Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới tại vị trí nhà đang ở; Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung, tường và thay mới mái nhà.
Việc xây dựng nhà ở phải được thực hiện trên nền diện tích nhà ở mà người có công đang ở. Trong trường hợp bất khả kháng không thể xây dựng trên phần diện tích này, người có công được phép xây dựng trên phần diện tích đất ở hợp pháp tại địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Các trường hợp bất khả kháng được quy định cụ thể như sau: Nhà ở tại khu vực có nguy cơ sạt lở nhưng chưa được hỗ trợ bằng các chương trình hỗ trợ di dời nhà ở, tái định cư;
Đối tượng người có công là người già, người khuyết tật có nhu cầu ở gần người thân để được chăm sóc, phụng dưỡng.
Các trường hợp NCC với cách mạng đảm bảo các quy định tại Nghị quyết này đã được các huyện, thị xã, thành phố lập danh sách đề nghị thực hiện theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhưng không nằm trong danh sách được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm tra thời điểm tháng 10/2016 và chưa được Trung ương chấp thuận bổ sung, đã tự ứng kinh phí để thực hiện cải thiện nhà ở. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết về thành phần hồ sơ, quy trình thực hiện đối với các trường hợp này.
Các trường hợp NCC với cách mạng đảm bảo các quy định tại Nghị quyết này và được phê duyệt thực hiện theo Quyết định số 22/2013/QĐ- TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa thực hiện cải thiện nhà ở trong giai đoạn 2013-2019.
Các hộ gia đình đã được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà ở (trừ các trường hợp nêu tại khoản 7 Điều này), tại thời điểm thực hiện hỗ trợ nhà ở đáp ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Những trường hợp đã được hỗ trợ theo các chương trình khác không được hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này:
a) Hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
b) Hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
c) Hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
d) Hộ thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 48/2014/QĐ- TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ hộ nghèo