2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân liên quan đến công tác xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường: môi trường văn hóa trong nhà trường:
Từ những vấn đề trên và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hóa trong sạch và lành mạnh trong nhà trường nên trong những năm vừa qua trường Tiểu học Bến Cảng đã tiến hành nhiêm vụ xây dựng nhà trường văn hoá, giáo viên mẫu mực, học sinh có thói quen lễ giáo, phụ huynh có trách nhiệm, cũng như đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện qua những biện pháp sau:
2.4.1. Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường:
Cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch tổng thể, chương trình hoạt động cho năm học và tập thể tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch chi tiết trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, chia sẻ.
Nhà trường và công đoàn cùng phối hợp để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội, đối tượng tham gia và điều kiện thực tế của địa phương như: giao lưu văn nghệ các ngày lễ hội của Quận, địa phương; Ủng hộ các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”,...; Tham quan các di tích lịch sử tại địa phương; Tổ chức các hoạt động văn nghệ, các ngày lễ hội trong năm,...
Xây dựng các quy tắc văn hóa đạo đức cốt lõi làm chuẩn, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.
Tổ chức đội xung kích thường xuyên luyện tập về công tác thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao thể lực, giáo dục thế chất cho học sinh và xây dựng môi trường an toàn, thân thiện.
Tổ chức thi đua về trang trí lớp, góc xanh, thư viện mini của các lớp. Tổ chức thi giao lưu văn nghệ của học sinh giữa các khối lớp, các chuyên đề phát triển vận động với các bài tập thể dục thể thao.
Phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh, phụ huynh các lớp, các ban ngành đoàn thể xã hội cùng xây dựng môi trường văn hóa trường học.
Tăng cường công tác kiểm tra – giám sát công tác xây dựng môi trường văn hóa, biểu dương khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác xây dựng và thực hiện môi trường văn hóa trong trường học.
Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hoá trong trường học.
Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thông qua việc thực hiện bộ Quy tắc của nhà trường nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường thân thiện gần gũi đối với học sinh. Có nếp sống cởi mở, văn minh, trách nhiệm, trung thực, dân chủ trong nhà trường, trong giao tiếp với phụ huynh, đồng nghiệp, khách, nhân dân,...
2.4.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của cán bộ quản lý nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa:
Đây là giải pháp có tính chất quyết định tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa ở trường Tiêu học Bến Cảng trong thời kỳ hiện nay.
Xây dựng môi trường văn hóa nhằm đáp ứng những nhu cầu văn hóa, giáo dục học sinh góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp cần thiết có sự chỉ đạo và tham gia của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của cán bộ quản lý nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa.
Cán bộ quản lý luôn giữ vai trò dẫn dắt tập thể, luôn làm gương trong cuộc vận động xây dựng văn hóa nhà trường.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn đoàn kết, chấp hành nội quy cơ quan, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại nơi cư trú, chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước.
Tập thể luôn nêu cao tinh thần dân chủ trong tổ chức và quyền làm chủ tập thể trong đơn vị. Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên và công khai trong Hội đồng Sư phạm.
2.4.3. Phương hướng đổi mới văn hóa:
Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và toàn thể học sinh, phụ huynh trong nhà trường nhằm xây dựng môi trường văn hóa trong sạch và lành mạnh thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Quan tâm đến tâm tư nguyện vọng, quá trình công tác của giáo viên, cũng như tâm tư nguyện vọng của phụ huynh khi gửi con đến trường của mình để người quản lý có thể tìm ra những giải pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc và giáo dục học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội.
Chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về xây dựng môi trường văn hóa trong đơn vị thông qua việc tổ chức triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên thông qua các cuộc họp hội đồng, các buổi sinh hoạt Công đoàn, Đoàn thanh niên để mỗi cá nhân đều thấy được ý nghĩa to lớn, vai trò quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.
Từng bước nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng say mê nghề nghiệp, sự hy sinh vì lợi ích tập thể trong mỗi cá nhân. Đồng thời qua đó phát huy tinh thần dân chủ, tập trung trí tuệ của mọi cá nhân vào công tác xây dựng môi trường văn hóa, hình thành những thành viên tích cực trong công tác tuyên truyền thực hiện. Phát huy vai trò của Ban đại diện Cha mẹ học sinh trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân quan tâm đến giáo dục, đến nhà trường.
Tôn trọng và lắng nghe ý kiến trao đổi của phụ huynh trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, xây dựng các phong trào thi đua trong nhà trường. Đặc biệt là cùng với phụ huynh học sinh đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng để khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên thi đua dạy tốt, đồng thời có ý thức tham gia xây dựng và bảo vệ nhà trường.
Nhà trường thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh về văn hóa giao tiếp, trang phục, thái độ và cách ứng xử thông qua những buổi hội họp, bảng tin, băng rôn, trang web của nhà trường,… để phụ huynh có sự phối hợp với nhà trường cùng nhau thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh.
2.4.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của giáo viên và học sinh trong trường làm chuyển biến mạnh mẽ cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa ở nhà trường:
Xây dựng môi trường văn hóa cần phải huy động được sức mạnh của toàn trường, trong đó giải pháp giáo dục nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh là cực kỳ quan trọng. Nó mang tính chất bao quát các hoạt động nhằm tạo ra sự chính xác trong nhận thức đối với văn hóa, hiểu biết toàn diện hơn về văn hóa, về vai trò của văn hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Từ đó, biến hoạt động xây dựng môi trường văn hóa thành hoạt động mang tính chất tự giác, thường xuyên của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường.
Cán bộ quản lý nhà trường, Ban Chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên, Liên Đội luôn năng động, sáng tạo, có nhiều biện pháp tích cực góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị; phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hóa”; “Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình”, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các cuộc vận động của ngành: “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Tập hợp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hưởng ứng, tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nhà trường gắn kết cuộc vận động với các phong trào của các tổ chức đoàn thể; gắn kết việc học tập với việc vận dụng trong thực tiễn công việc của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đảm nhiệm.
Nói không với bạo lực trong trường học, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn tự rèn luyện đạo đức lối sống, không có biểu hiện giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp.
2.4.5. Tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất cho các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa ở nhà trường:
Nguồn lực đầu tư cho các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa chính là nhân lực, vật lực và tài lực. Và tài lực là một trong những nhân tố quyết định tới kết quả của mọi hoạt động. Đối với hoạt động xây dựng môi trường văn hóa ở trường Tiểu học Bến Cảng trong nhiều năm qua thì cần việc đầu tư kinh phí là khá lớn, song để duy trì tốt hoạt động này, cần có sự đầu tư kinh phí một cách hợp lý.
Để thực hiện được giải pháp này cần phải huy động nguồn lực từ hai nguồn: nguồn do Ngân sách Nhà nước và nguồn huy động từ trong nhân dân, địa phương đóng góp. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa – giáo dục, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia đóng góp.
Trên thực tế, nhà trường đã luôn chú trọng đầu tư kinh phí trang bị cơ sở vật chất như: có đầy đủ các phòng học cho học sinh, các thiết bị dạy và học
tối thiểu, sân chơi có cây xanh tạo bóng mát,... tạo một khung cảnh sư phạm nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp.
Khuyến khích cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường và làm cho họ hiểu rõ vai trò của mình.
Nhà trường luôn phổ biến công khai các chương trình hoạt động của nhà trường đến cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, tiếp thu ý kiến đóng góp và tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong các chương trình hoạt động của nhà trường.
Bồi dưỡng năng lực cho Tổng phụ trách Đội: Tạo điều kiện cho Tổng phụ trách Đội tham quan học tập kinh nghiệm, tham gia tập huấn các lớp: cán bộ Tổng phụ trách Đội, Tổng phụ trách giỏi năng lực giao tiếp, hoạt náo và khả năng giáo dục học sinh tốt.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: hàng năm, cán bộ quản lý tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác tổ chức hoạt động giáo dục thông qua các chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn,...
Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho học sinh cốt cán của lớp, khối: hướng dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng vai trò tích cực cho các hoạt động xây dựng văn hóa tại nhà trường. Tuy nhiên, cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tiến hành hoạt động, cách ứng xử, giải quyết.
2.4.6. Xây dựng một môi trường đạo đức tích cực, trong sáng, lành mạnh trong nhà trường:
Muốn xây dựng được môi trường đạo đức trong nhà trường với những tiêu chí này cần phải chú trọng tới các biện pháp sau:
Xây dựng cho mỗi cá nhân giáo viên và học sinh những ý thức và hành vi đạo đức mới phù hợp với những chuẩn mực giá trị của một xã hội văn minh và tiến bộ.
Xây dựng môi trường đạo đức nuôi dưỡng các giá trị nhân văn.
Mặt khác, cần không ngừng phấn đấu, học hỏi, vươn lên trong cuộc sống để tiếp thu, tiếp cận những cái mới, cái tốt và cái hiện đại hơn, khoa học hơn. Việc xây dựng môi trường đạo đức phải được cụ thể hoá trong các chương trình hành động và kế hoạch hoạt động của nhà trường.
2.4.7. Bài học kinh nghiệm:
Sau khi học chuyên đề 14 và phân tích thực trạng xây dựng môi trường văn hóa tại nhà trường, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Hiệu trưởng có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển văn hóa nhà trường. Tư duy phát triển giáo dục của người hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến văn hóa nhà trường.
Hiệu trưởng phải xác định, tập hợp, tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường, xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của trường với đội ngũ.
Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin. Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến việc gì sẽ ảnh hưởng chi phối đến văn hóa nhà trường ở việc đó.
Hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng phải đúng người, đúng việc.
Khả năng biết lắng nghe của hiệu trưởng sẽ nuôi dưỡng bầu không khí, tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc. Hiệu trưởng cần chú ý đến nhu cầu của giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh để thực hiện các hoạt động phù hợp.
Hiệu trưởng phải có phong cách lãnh đạo dân chủ, có kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đàm phán, kĩ năng giải quyết vấn đề,... tăng cường đối thoại với tập thể, tham gia cùng tập thể trong tất cả các hoạt động, phân công trách nhiệm rõ ràng trong tập thể (phải đúng người, đúng việc, đúng nhu cầu, đúng sở thích, đúng khả năng,...).
Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường phải có bản mô tả công việc nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ.
Hiệu trưởng phải thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp; lắng nghe tất cả mọi người.
Hiệu trưởng luôn suy nghĩ để học hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong nhà trường.
2.4.8. Những tình huống văn hóa ở nhà trường:
2.4.8.1. Tình huống 1:
Công tác tuyển sinh cơ bản đã hoàn tất, số hồ sơ đăng ký nhập học đã đủ theo quy định. Bộ phận tuyển sinh đã lập danh sách và phân bổ lớp thì xảy ra một tình huống khó xử. Cô Hiệu trưởng nhận được hồ sơ của bé Nguyễn Ngọc Anh Thy sinh năm 2014 – cháu của cô Hiệu trưởng cũ của nhà trường – gửi gắm, xin trường nhận bé vào học lớp Một.
Cách giải quyết tình huống:
Tìm phương án tốt nhất để làm sao vẫn tiếp nhận trẻ vừa không làm sai nguyên tắc vừa không mất lòng Hiệu trưởng cũ nhà trường.
Xin ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo, trình bày trường hợp là bà con cán bộ quản lý của của trường, trong Quận mình nên xin thêm một chỉ tiêu. Có thể không vi phạm quy chế tuyển sinh, vì tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, bổ sung thêm chỉ tiêu, báo cáo từng trường hợp phát sinh cụ thể, tranh thủ được sự thống nhất của Phòng Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo thực hiện tốt quy chế tuyển sinh. Điều này sẽ không tạo ra dư luận không tốt trong phụ huynh, giáo viên, nhân viên nhà trường. Vì sự việc được giải quyết công khai, minh bạch, tranh thủ ý kiến đồng thuận của nhiều cấp, không tự quyết theo ý kiến cá nhân, chủ quan. Nếu được thông qua, nhà trường không phải giải