Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG xây DỰNG môi TRƯỜNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG tại TRƯỜNG TIỂU học bến CẢNG – QUẬN 4 năm học 2021 – 2022 (Trang 37 - 41)

4.1. Nhận định chung về vấn đề cần nghiên cứu:

Có thể nói thực trạng hoạt động xây dựng môi trường văn hóa tại trường Tiêu học Bến Cảng Quận 4 trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan và chủ quan như: trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, một số phụ huynh vẫn còn lo làm ăn kinh tế nên đã xem nhẹ việc giáo dục, uốn nắn con em mình. Để phát huy những mặt đã đạt được và tiếp tục khắc phục những tồn tại trong hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Bến Cảng Quận 4, người quản lý cần phải có những giải pháp cụ thể.

Người quản lý phải hiểu xây dựng môi trường văn hóa là một trong những nhiệm vụ vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần vào xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, biến văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Việc xây dựng môi trường văn hóa phải được tiến hành một cách đồng bộ, rộng khắp, gắn liền với những nội dung thiết thực, cụ thể và phải bắt đầu từ cơ sở, từ cộng đồng dân cư, trường học.

Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường (tất nhiên nhà trường chịu trách nhiệm chính) mà còn phải mở rộng phạm vi từ gia đình đến xã hội. Nền tảng ấy sẽ được tiếp tục củng cố và phát triển thêm với những nội dung phong phú, mức độ cao hơn ở các bậc học tiếp theo.

Phải thấy rằng giáo dục văn hóa nhà trường là giai đoạn quan trọng đầu cấp học phổ thông nên phải tiến hành một cách đồng bộ, nhất quán, tiến hành có nội dung, có kế hoạch, có phương pháp và thật kiên trì thì mới có hiệu quả. Nếu

thiếu nhất quán sẽ xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì sẽ phản tác dụng. Không thiếu trường hợp ở nhà, ở trường thì “con ngoan, trò giỏi”, ra ngoài xã hội lại vi phạm đạo đức, có hành vi thiếu văn hóa. Phải chăng đó một phần là do tình trạng giáo dục không đồng bộ, nhất quán, thiếu sự giám sát chặt chẽ. Vì vậy, sự liên kết, phối hợp trong đội ngũ nhà trường là rất quan trọng.

Cần hết sức chú ý và coi trọng đúng mức đến vai trò xây dựng môi trường văn hóa nhà trường từ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị là nồng cốt đầu tiên và từ đó giáo dục học sinh để có phương pháp khai thác hiệu quả. Giáo viên là người trực tiếp thực thi nhiệm vụ cao quí “Vì lợi ích trăm năm

trồng người” cho xã hội. Vì vậy, người giáo viên trước hết phải là người hoàn hảo nhất về tất cả mọi phương diện, là “tấm gương sáng” cho học sinh soi vào. Trong vấn đề xây dựng môi trường văn hóa nhà trường, đạo đức học đường, văn hóa học đường thì bộ mặt văn hóa tinh thần của giáo viên phải thật sáng sủa (tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm,… trong sáng).

Rõ ràng, muốn xây dựng văn hóa nhà trường thì trước hết đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phương pháp và kế hoạch dạy – học thật cụ thể. Chương trình phải xuất phát từ chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam “đức – tài”, “vừa hồng vừa chuyên”, đặc biệt chú trọng các vế trước “đức, hồng”. Đồng thời, phải xuất phát từ thực tiễn văn hóa học đường của chúng ta lâu nay và việc tiếp thu những giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới, đặc biệt phải biết kế thừa những di sản văn hóa truyền thống nhằm giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.

Trường Tiểu học Bến Cảng Quận 4 trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tích, có những chuyển biến rõ rệt trong việc giáo dục toàn diện học sinh, phát triển kiến thức, năng lực, phẩm chất. Việc xây dựng môi trường văn hóa nhà trường phải được thực hiện từ những việc làm rất đơn giản, rất thường nhật như: việc thực hiện nội quy, quy định của đơn vị, của ngành; tác phong trong việc thực hiện giờ giấc, sử dụng điện thoại trong các buổi hoạt động giáo dục, lên lớp, hội họp. Thực hiện tốt công tác phòng, chống

tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm ngăn chặn lãng phí, tham nhũng, tăng cường công tác tuyên truyền tiết kiệm trong đơn vị,... tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ – giáo viên – nhân viên.

Yếu tố quyết định để triển khai phong trào một cách tích cực và mang lại hiệu quả là vai trò lãnh đạo của cấp ủy chi bộ, sự điều hành của cán bộ quản lý nhà trường, đồng thời phát huy vai trò vận động của các tổ chức chính trị, chuyên môn nhà trường được thực hiện lồng ghép với việc phát động phong trào thi đua nhà trường để cùng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của nhà trường.

Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thức được rằng xây dựng môi trường văn hóa có ý nghĩa quan trọng ở nhà trường tiểu học. Hoạt động này đa dạng, phong phú cùng với các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ, nối tiếp nhau tạo nên một kết quả tổng hợp góp phần xây dựng, phát triển và tạo thương hiệu cho nhà trường. Vì vậy, nhà trường nào có tâm huyết trong việc xây dựng văn hóa nhà trường thì nhất quyết sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giáo dục.

4.2. Những kiến nghị:

4.2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Chỉ đạo các trường lập kế hoạch xây dựng và phát triển môi trường văn hóa trong nhà trường.

Tăng cường đầu tư bổ sung nguồn ngân sách Nhà nước cho các trường. Mở nhiều buổi hội thảo, chuyên đề nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường được giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác xây dựng môi trường văn hóa nhà trường.

Kiên quyết chống tiêu cực và bệnh thành tích. Tăng cường quản lý, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ quản lý giáo dục, giáo viên và nhân viên nhà trường.

Xây dựng quy chế văn hóa để thống nhất và hướng dẫn hành vi ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định.

Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hóa tổ chức nhà trường như không gian, trang thiết bị làm việc, trang phục,... sẽ giúp giáo viên và học sinh dễ cảm nhận vì tính trực quan, hữu hình của nó, giúp cho phụ huynh tin tưởng và gắn bó hơn với nhà trường.

Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường trong việc học tập nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp trong việc thực hiện văn hóa nhà trường.

Thường xuyên duy trì, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên, liên tục, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong nhà trường để động viên toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực tham gia xây dựng và nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác giáo dục học sinh của nhà trường ngày càng tốt hơn.

4.2.3. Đối với lãnh đạo địa phương:

Cần có chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người hiệu trưởng thực hiện tốt các biện pháp chăm lo phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường, đời sống về vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên.

Cần tăng cường và chủ động hơn nữa trong sự chỉ đạo, hỗ trợ, phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội ở địa phương với nhà trường để làm đa dạng hóa, phong phú các hoạt động ở nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và số lượng các hoạt động tại nhà trường, góp phần xây dựng môi trường văn hóa nhà trường ngày càng lành mạnh, tích cực,... hơn để nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *********

1. Quốc hội – Luật Giáo dục, Hà Nội, 2020.

2. Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Hải Khoát, Cơ sở tâm lý học của công tác quản lý trường học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981.

3. Trần Trọng Thủy, Tâm lý học lao động, Viện khoa học Giáo dục, 1996. 4. Phạm Minh Hạc, Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 1997.

5. Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Ngọc Uyển, Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.

6. Nguyễn Bá Dương, Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Học viện chính trị quốc gia HCM, phân viện Hà Nội, 1999.

7. Học viện quản lý giáo dục, Tài liệu tập huấn giảng viên cấp quốc gia thuộc Đề án bồi dưỡng 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore, Hà Nội, 2008.

8. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018.

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG xây DỰNG môi TRƯỜNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG tại TRƯỜNG TIỂU học bến CẢNG – QUẬN 4 năm học 2021 – 2022 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w