tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu
2.1.1. Vài nét sơ bộ về tỉnh Lai Châu
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 400 km về phía Đông Nam; diện tích tự nhiên 9068,8 km2; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Dân số toàn tỉnh có trên 405 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống.
Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm năng về thủy điện. Lai Châu có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm là 22 - 25 0C.
Kinh tế xã hội có bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,61%; cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản 24,51%, công nghiệp - xây dựng 22,95 %; dịch vụ 46,96%; tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người ước đạt 16,27 triệu đồng.
Toàn tỉnh có 07 huyện, 01 thành phố trực thuộc tỉnh và 106 xã, phường, thị trấn (94 xã, 05 phường, 07 thị trấn); trong đó có 82 xã đặc biệt khó khăn, 23 xã biên giới; có 1.144 thôn, bản, tổ dân phố, 108 đảng bộ xã, phường, thị trấn, 1555 chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở với 12.604 đảng viên;
2144 cán bộ, công chức cấp xã và 6481 những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Với đặc trưng là tỉnh miền núi, về cơ cấu thành phần dân tộc, dân số Lai Châu chủ yếu là người dân tộc thiểu số, gồm 20 dân tộc anh em: Thái; Mông; Kinh; Dao; Khơ Mú; Hà Nhì; Lào; Hoa (Hán); Kháng; Mường; Cống; Mảng; La Hủ; Si La; Nùng; Phù Lá; Thổ; Tày; Sán Chay và dân tộc khác. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Lai Châu.
Sau hơn gần 20 năm chia tách, thành lập tỉnh, Tỉnh ủy Lai Châu và các cấp ủy đã tập trung lãnh đạo, xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các huyện, thị; thực hiện cơ bản đồng bộ, toàn diện các mặt, các khâu của công tác cán bộ theo quy trình, quy định phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và trong nước ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước để truyền đạo trái pháp luật, tuyên truyền “Nhà nước Mông”. Cùng với những hạn chế, yếu kém đã chỉ ra trong đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ… tiếp tục vẫn là những khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp phát triển của tỉnh, có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ.
Bước vào thời kỳ phát triển mới, với những chủ trương, định hướng lớn được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII xác định sẽ tạo ra động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; đó là những yếu tố có tính chất nền tảng, là điều kiện và cơ hội quan trọng để tỉnh phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới. Đồng
vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống làng mạnh, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; công tác cán bộ phải tiếp tục được đổi mới toàn diện, đồng bộ về tư duy, quy trình, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh và từng địa phương.
Tuy nhiên, so với tốc độc tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung, thì quy mô nền kinh tế của tỉnh vẫn còn nhỏ. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn trong trong phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở vật chất hạ tầng,…. Và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển chính là do quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của Lai Châu vẫn còn nhiều hạn chế; chất lượng đội ngũ cán bộ công chức còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở cơ sở còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đồng đều về chất lượng như: Trình độ học vấn thấp, nhiều cán bộ lớn tuổi không còn khả năng để học tập nâng cao trình độ trong khi lực lượng lao động trẻ, được đào tạo cơ bản là người dân tộc thiểu số lại rất khó khăn trong tìm kiếm cơ hội việc làm trong tổ chức bộ máy Đảng, chính quyền,… . Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, giữ vừng an ninh quốc phòng, Lai Châu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách Nhà Nước xác định xem việc nâng cao dân trí, giáo dục đào tạo là “mũi nhọn”. Trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng tới việc thực hiện chính sách nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Và với những nỗ lực của Đảng bộ và các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, trong giai đoạn vừa qua, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức Lai Châu nói chung nói chung và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng được thực hiện một cách đồng bộ, qua đó chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương và các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
2.1.2. Đặc điểm chung về đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu
2.1.2.1. Về số lượng
Tính đến thời điểm tháng 12/2020, tổng số cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số: 8.705 người (chiếm 37,3% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh), trong khi các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh chiếm gần 90%. Điều đó cho thấy: mặc dù các cấp, các ngành trong tỉnh đã quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, song đội ngũ cán bộ này nhìn chung còn quá ít, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của dân tộc.
Số lượng ít và phân bổ không đều giữa các cấp các ngành. Tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã cao hơn cấp huyện, cấp huyện cao hơn cấp tỉnh; tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số khối Đảng, đoàn thể cao hơn khối chính quyền.
2.1.2.2. Về chất lượng * Phẩm chất đạo đức
Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, từ đấu tranh giành độc lập đến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay, chủ yếu trưởng thành qua cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng CNXH trong thời kỳ bao cấp trước đây và những năm đổi mới vừa qua, họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, không dao động trước những âm mưu diễn biến Lai Châu của các thế lực thù địch, trước những biến động phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế.
Là tỉnh có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống nhưng không xảy ra tình trạng mất đoàn kết giữa các cán bộ dân tộc khác nhau. Không có biểu hiện dân tộc hẹp hòi, kỳ thị hoặc thành kiến dân tộc trong đội ngũ cán bộ của các cấp, các ngành mà luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, bên cạnh những phẩm chất tích cực, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số còn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Một bộ phận sa sút về
tác ở cơ sở (cán bộ ở cấp tỉnh và huyện) do đường xá đi lại khó khăn, thiếu hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc.
Có nhiều hiện tượng chạy theo chủ nghĩa thực dụng, quan liêu độc đoán. Tình trạng tương đối phổ biến là cán bộ có tư tưởng lựa chọn vị trí công tác, không muốn làm ở cơ quan của Đảng và đoàn thể mà muốn chuyển sang công tác ở cơ quan quản lý nhà nước. Một số cán bộ nóng vội chạy theo lợi ích trước mắt mang tính cục bộ cá nhân "chạy" chức quyền, học vị bằng cấp, kèn cựa địa vị, ngôi thứ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
* Về trình độ:
- Trình độ chuyên môn: trên đại học 57 người (0,65%); đại học 2.012 người (23,12%); cao đẳng 1.344 người (15,44%); trung cấp 4.368 người (50,18%); sơ cấp, công nhân kỹ thuật, chưa qua đào tạo 924 người (10,61%).
- Trình độ lý luận chính trị: cử nhân, cao cấp 211 người (2,42%); trung cấp 1.225 người (14,07%); sơ cấp 1.013 người (11,64%); chưa qua đào tạo 6.256 người (71,87%).
Qua khảo sát thông tin về cơ cấu trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị của 200 cán bộ DTTS tỉnh Lai Châu cho thấy so với 5 tỉnh Tây Bắc thì Lai Châu là tỉnh có tỷ lệ cán bộ DTTS có trình độ học vấn còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.1. Trình độ học vấn của Cán bộ DTTS tỉnh Lai Châu (%) Địa bàn khảo sát TH/THC S THPT Cao đẳng/ Trung cấp/sơ cấp Đại học Thạc sỹ Lai Châu 10,0 21,5 35,5 29,0 4,0 Chung 5 tỉnh 2,2 14,3 21,5 58,3 3,7
Nguồn: Kết quả khảo sát (2020)
Bảng 2.2. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBDTTS (%)
Cao cấp chính trị Cử nhân chính trị Trung cấp lý luận chính trị Sơ cấp và tương đương Chưa qua đào tạo Lai Châu 7,0 2,9 28,7 29,2 32,2 Chung 5 tỉnh 4,7 2,8 36,4 38,4 17,7
Bảng 2.3. Trình độ quản lý hành chính nhà nước của cán bộ là người DTTS tỉnh Lai Châu
Trình độ quản lý hành chính nhà nước Tỷ lệ %
Chuyên viên 39,0
Chuyên viên chính 2,8
Chuyên viên cao cấp 0,7
Chưa qua bồi dưỡng 57,4
Nguồn: Kết quả khảo sát (2020)
Một số lượng lớn cán bộ trưởng thành trong môi trường quân đội và lao động sản xuất trực tiếp, có trình độ chuyên môn thấp đã được đào tạo, bồi dưỡng dần trong quá trình công tác, song kiến thức không hệ thống và cơ bản; một số thuộc lớp trẻ được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, đồng thời đã và đang được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng theo một hệ thống chương trình bao gồm: lý luận chính trị (cử nhân, cao cấp, trung cấp), kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế (chủ yếu bồi dưỡng từ 1 tháng đến 3 tháng) và một số chương trình bổ trợ khác. Do vậy, trình độ của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt.
Một trong những nhiệm vụ trọng yếu của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Do đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng, hiểu được những đặc điểm tâm lý, tập quán và trình độ của đồng bào các dân tộc; nên họ rất có năng lực trong tập hợp, đoàn kết các dân tộc anh em sống trên địa bàn, biết tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc tuyệt đối tin tưởng và hăng hái, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách ở địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ người dân tộc thiểu số (kể cả cán bộ dân vận, cán bộ mặt trận và đoàn thể) có những hạn chế về năng lực
phục, nên đã nôn nóng, áp đặt mệnh lệnh và thiên về lựa chọn, xử lý bằng các biện pháp hành chính.
2.1.2.3. Về cơ cấu * Cơ cấu về độ tuổi
Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có sự kế tiếp nhau giữa 3 độ tuổi, cơ cấu độ tuổi cán bộ người dân tộc thiểu số tương đối hợp lý, đồng đều giữa các cấp, các ngành, giữa các dân tộc; Độ tuổi phản ánh đặc điểm của đội ngũ cán bộ là già hay trẻ qua đó nói lên khả năng năng động, sáng tạo cũng như kinh nghiệm. Qua khảo sát 200 cán bộ là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu cho thấy, tuổi của cán bộ dân tộc thiểu số tham gia trả lời câu hỏi tập trung cao nhất ở nhóm tuổi từ 31 đến 40 chiếm tới 60% trong tổng số. Cao thứ hai là đội ngũ cán bộ trẻ từ 20- 30 tuổi. Những con số này cũng cho thấy đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Lai Châu đang dần được trẻ hóa, bên cạnh những cán bộ có độ tuổi kinh nghiệm cao, tỉnh có lớp cán bộ trẻ là người dân tộc thiểu số trẻ tuổi, năng động, đầy hứa hẹn.
Bảng 2.4. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ thiểu số tỉnh Lai Châu (%)
Tỉnh 20-30 tuổi 31-40 tuổi Từ 41-
50
>50
Lai Châu 25.0 60.0 12.0 3.0
Chung 5 tỉnh 23.8 50,6 21.6 4.0
Nguồn: Kết quả khảo sát (2020)
* Cơ cấu về giới
Thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa VII về "Công tác cán bộ nữ trong tình hình mới" dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Lai Châu nói chung, cán bộ nữ người dân tộc thiểu số của tỉnh nói riêng có bước trưởng thành rõ rệt về số lượng và nâng dần về chất lượng công tác trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp. Chị em ngày càng có điều kiện phát triển tài năng, trí tuệ, tự khẳng định mình trên mọi lĩnh vực.
Hiện nay ở cấp cơ sở, tỷ lệ cán bộ nữ thuộc khối Đảng chiếm tỷ lệ rất thấp: 4,29%; tiếp đó đến chính quyền 6,82%; cao nhất là khối đoàn thể, nữ chiếm 22,16% . Điều đó cho thấy: chị em tham gia công tác ở cấp cơ sở tỷ lệ còn rất thấp.
Qua khảo sát thông tin về cơ cấu giới tính cho thấy có sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam và nữ. Cụ thể, đa số cán bộ DTTS là nam giới, chiếm đến 72,0% cao hơn so với tỷ lệ chung của 5 tỉnh Tây Bắc, và đội ngũ cán bộ người DTTS nữ giới chiếm rất ít, chỉ có 28%. Những con số này cũng phản ánh phần nào hiệu quả của công tác cán bộ nữ tại tỉnh Lai Châu còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.5. Cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ DTTS Lai Châu (%)
Tỉnh Giới tính
Tổng
Nam Nữ
Lai Châu 72.0 28.0 100.0
Chung 5 tỉnh 64.5 35,5 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát (2020)