tỉnh là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng và các ngành luôn quan tâm, chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng cả về số lượng và chất lượng. Một trong các chương trình trọng điểm Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đề ra là “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị”, Đại hội XII Đảng bộ tỉnh xác định “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh xác định “Chương trình nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở”; Tỉnh ủy đã ban hành các nghị quyết, đề án để tổ chức triển khai thực hiện toàn diện về công tác
Kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế, hướng dẫn cụ thể hóa các nghị quyết, quy định của Trung ương về công tác cán bộ(2), đảm bảo rõ trách nhiệm, thẩm quyền, quy trình, mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; các cấp ủy, cơ quan, đơn vị ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể hóa ở cấp mình.
2.2.2. Về công tác quy hoạch cán bộ
* Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác quy hoạch đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số
Căn cứ Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 và Kết luận số 24- KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; Nghị định số 97/2015/NĐ-CP, ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa thành Quy định số 03-QĐ/TU, ngày 26/12/2016 thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo; Hướng dẫn số 04- HD/BTCTU, ngày 08/3/2017 để triển khai, thực hiện công tác quy hoạch, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sau khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 11- NQ/TW “về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Quy định số 98- QĐ/TW, ngày 07/10/2019 của Bộ Chính trị quy định về luân chuyển cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành về luân chuyển cán bộ; Quy định số 08- QĐ/TU, ngày 23/5/2019 quy định về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công
(2) Quy định số 10-QĐi/TU, ngày 20/4/2018 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới
thiệu cán bộ ứng cử; Quy định số 07-QĐ/TU, ngày 06/3/2018 về luân chuyển cán bộ; Quy định số 16-QĐ/TU, ngày 01/4/2019 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý.Quy định số 22-QĐ/TU, ngày 22/11/2019 về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo,
chức, viên chức, sỹ quan khi được điều động, luân chuyển, biệt phái để thống nhất triển khai thực hiện, trên cơ sở đó các cấp ủy đảng ban hành kế hoạch, hướng dẫn cụ thể, tổ chức thực hiện, góp phần thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ tại địa phương mình.
Quy hoạch cán bộ được thực hiện đồng bộ, khoa học, nền nếp, thường xuyên, đảm bảo về số lượng, chất lượng quy hoạch được nâng lên. Cấp có thẩm quyền chỉ xem xét phê duyệt quy hoạch khi đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi, cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số phù hợp trong quy hoạch cấp ủy các cấp. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trong quy hoạch:
Cấp tỉnh: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 41,6%; Ban Thường vụ Tỉnh ủy người
48,1%; cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh 57,8%; trưởng, phó ngành cấp tỉnh 26,5%. Cấp huyện: Ban chấp hành 41%; Ban Thường vụ 38,6%; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện 34%. Cấp xã: Ban Chấp hành 73,5%; Ban Thường vụ 80,5%; cán bộ chủ chốt 82,5%; quy hoạch 1.204 lượt cán bộ chủ chốt cấp xã(3).
* Phổ biến, tuyên truyền công tác quy hoạch đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số
Căn cứ các văn bản của Trung ương về công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ, chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ, công chức nói chung và chủ trương về quy hoạch đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số nói riêng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện, đồng thời triển khai để các cấp ủy đảng xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức hội nghị quán triệt đến cán bộ, đảng viên về mục đích, ý nghĩa, nội dung công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số.
Nhìn chung, việc quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết, kế hoạch và hướng dẫn của Trung ương, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã được tỉnh và các đơn vị triển khai nghiêm túc. Qua học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện, nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên về quan điểm, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ; vị trí, vai trò công tác cán bộ được nâng lên, trên cơ sở đó triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ luôn bảo đảm sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị với công tác quy hoạch của cấp trên và là cơ sở để bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, đồng thời quan tâm chăm lo xây dựng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số được quy hoạch, luân chuyển học tập, rèn luyện, cống hiến, trưởng thành; phục vụ tốt công tác cán bộ trước mắt và tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho các nhiệm kỳ tiếp theo.
* Phân công, phối hợp thực hiện công tác quy hoạch đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số
Công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số cơ bản đã có sự liên thông giữa cấp trên và cấp dưới, nhất là cấp huyện với cấp xã, giữa các ngành, các lĩnh vực. Quy hoạch đảm bảo phương châm “mở” và “động”.
Quy trình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ được cấp ủy đảng lãnh đạo, triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng thẩm quyền; trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan, đơn vị đã có sự phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, đảm bảo số lượng cán bộ quy hoạch các cấp của các cơ quan, địa phương, đơn vị và đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn chức danh theo quy định, thực hiện nghiêm cơ cấu 3 độ tuổi trong quy hoạch cấp ủy và lãnh đạo, quản lý các cấp theo Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị, cơ bản đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ là người dân t ộc thiểu số; đa số cán bộ đưa vào quy hoạch có trình độ chuyên môn đại học, thạc sỹ và trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân.
* Duy trì thực hiện công tác quy hoạch đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số
Khi mới triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị về quy hoạch cán bộ, và chủ trương của tỉnh về ưu tiên trong quy hoạch đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số không ít cấp ủy, tổ chức đảng còn băn khoăn, do dự về tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch cán bộ. Một số ý kiến cho rằng, nếu công khai quy hoạch sẽ gây ra tình trạng đơn, thư nặc danh làm mất đoàn kết nội bộ, làm mất cán bộ hoặc quy hoạch cũng chỉ là hình thức; một số ý kiến khác lại cho rằng, quy hoạch cán bộ sẽ làm giảm sự phấn đấu của số đông cán bộ ngoài quy hoạch...Song, cùng với sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát của Trung ương, sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh nhất là những kết quả bước đầu của công tác quy hoạch trong những năm vừa qua đã khẳng định Nghị quyết của Trung ương và chủ trương của tỉnh về công tác quy hoạch đối với cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số là đúng đắn và cần thiết, đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần khắc phục tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ, nhất là các vị trí cơ cấu cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. Quy hoạch cán bộ được thực hiện đồng bộ, khoa học, có chất lượng, cấp có thẩm quyền chỉ xem xét phê duyệt quy hoạch khi đảm bảo tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số.
* Điều chỉnh thực hiện công tác quy hoạch đối với cán bộ, công chức
cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số
Hằng năm thực hiện nghiêm túc việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển. Quy hoạch cán bộ đã góp phần thực hiện đồng bộ hơn, chất lượng hơn các khâu trong công tác cán bộ, qua đó tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số trong công tác chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng các cấp, nhân sự đại biểu Quốc hội, nhân sự HĐND, UBND các
* Đôn đốc, theo dõi thực hiện công tác quy hoạch đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số
Ngoài ra, hàng năm Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng đều xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ nói chung và quy hoạch, luân chuyển cán bộ nói riêng. Tỉnh ủy thực hiện việc kiểm tra, giám sát thực hiện ở cấp dưới, đảm bảo công tác quy hoạch cán bộ đồng bộ từ dưới lên và tạo được nguồn cán bộ kế cận khá dồi dào, như mỗi chức danh cán bộ được quy hoạch từ 2 đến 3 người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở để xây dựng quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể ở các địa phương; bảo đảm tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ và cơ cấu 3 độ tuổi. Qua công tác kiểm tra, giám sát kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những cơ quan, đơn vị làm chưa tốt.
* Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện công tác quy hoạch đối
với cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số
Tỉnh Lai Châu xác định Quy hoạch cán bộ là khâu then chốt trong công tác cán bộ, được tỉnh tổ chức đảng lãnh đạo thực hiện bằng nghị quyết của cấp ủy và được sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cho từng giai đoạn, từng nhiệm kỳ để có cơ sở thực hiện tốt hơn trong nhiệm kỳ tiếp theo. Trong đó, vai trò của cấp ủy viên và cán bộ lãnh đạo các cấp hết sức quan trọng. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp các ngành, có tầm nhìn chiến lược, có quan điểm đúng đắn về công tác quy hoạch cán bộ nên trong quá trình quy hoạch, đào tạo thuận lợi và đạt kết quả tốt.
2.2.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
* Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số
Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là một trong những nội dung thiết yếu trong chiến lược đó.
Qua thống kê chưa đầy đủ, trong những năm gần đây các văn bản dành riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số gồm có:
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ những quan điểm cơ bản, mục tiêu cụ thể, những nhiệm vụ cấp bách và giải pháp chủ yếu về tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số - thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng ta đối với việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
Chính phủ đã có trên 28 văn bản (nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị và công văn) đôn đốc thực hiện chế độ chính sách trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
Các bộ ngành (gồm có giáo dục - đào tạo, tài chính) đã có hơn 20 quyết định, chỉ thị, thông tư dành riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số.
Bên cạnh các chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tỉnh Lai Châu cũng xây dựng các chính sách riêng phù hợp với điều kiện và thực tế đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số tại địa phương mình, cụ thể như sau: Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/10/2011 về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 15/3/2021 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt cấp xã giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2016 - 2020
Sau khi các Nghị quyết được ban hành, Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Kế hoạch số 58-KH/TU, ngày 10/7/2013; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1363/QĐ- UBND, ngày 26/10/2011 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
số 53-KH/TU ngày 23/9/2016 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020. Năm 2016 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 87, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện hằng năm. Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức đi học và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác ở địa phương(2). Hằng năm, căn cứ nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để các cấp, các ngành triển khai thực hiện.
Tổng quan, các kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số được ban hành đúng lúc, các khâu khá đồng bộ từ chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đến đôn đốc quá trình triển khai thực hiện; có quy định rõ ràng thời gian triển khai, hoàn thành; nguồn vật lực để tổ chức và các biện pháp khen thưởng, kỷ luật; phân công trách nhiệm, nhiệm vụ minh bạch đối với từng cơ quan... Qua đó, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số được triển khai hiệu quả hơn.
* Phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ,