2.7.1.1. đặc điểm
Máy toàn RTK KOLIDA K9 - T do Trung Quốc sản xuất, máy RTK KOLIDA K9 – T cho phép đo góc, đo cạnh, đo tọa độ các điểm và sử dụng các phần mềm được cài đặt trong máy để thực hiện một loạt những tiện ích của công tác đo đạc trắc địa.
- Trạm tĩnh cần cách điểm cần xác định tọa độ (trạm động) một đoạn nhỏ hơn 15 km.
- Máy sử dụng nguồn điện từ 10V 16V. - Trọng lượng máy 1,2 kg
2.7.1.2. chức năng
Bộ máy RTK gồm 01 máy tĩnh (BASE) đặt tại một chỗ gọi là điểm gốc(điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), thiết lập tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 về hệ tọa độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER) đặt tại nơi cần xác định tọa độ. Các máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh, chỉ máy tính có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu
cải chính giữa hệ tọa độ WGS-84 và hệ tọa độ VN-2000, các ROVER sẽ nhận lấy tín hiệu này và xây dựng tọa độ điểm cần thiết lập cho hệ VN-2000.
(Công ty CP phát triển công nghệ trắc địa Việt Nam, 2018)
Hình 2.27: Máy chủ phát tín hiệu cho các máy con(ROVER) 2.7.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi
Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy RTK KOLIDA K9 – T
- Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ : 17 - 09) nhằm lưu trữ các số liệu được đo. - Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chiều cao máy. - Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm đo, cân bằng máy, đo chiều cao máy. - Máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máySau mỗi lần bấm nút đo RTK.
- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.
2.7.3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã bằng công nghệ GNSS-RTK
Chọn thời điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, tiện lợi cho việc đặt máy. - Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định tọa độ (trạm động) nhỏ hơn 15 km.
- Khi xác định tọa độ cho các điểm chi tiết máy phải được cài đặt các tham số tính chuyển từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 về hệ tọa độ VN-2000
- Khu đo chi tiết áp dụng công nghệ RTK.
- Cho vào và lưu file làm kết quả đo trên máy tính.
QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS-RTK
Đánh giá, phân loại tài liệu
.
Bảng 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính
Bước 6: Kiểm tra
và nghiệm thu Bước 1: Xây dựng thiết kế kỹ thuật Bước 2: Công tác chuẩn bị Bước 3: Công tác ngoại nghiệp Bước 4: Biên tập tổng hợp
Xácđịnh ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất, mốc giới thửa đất
Xử lý số liệuđo đạc, biên tập theo điểmđo chi tiết
Biên tập gán nhãn thửa đất ( loại đất, chủ sử dụng, đối tượng sử dụng,..)
Tiến hành phân mảnh bản đồ theo các tỷ lệ, tiếp biên các mảnh tiếp giáp
Biên tập BĐĐC, hoàn thiện các tờđịa chính theo quy phạm
Bước 5: Hoàn
thiện bản đồ Bản đồ địa chính
Trích xuất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ theo quy định
Báo cáo thuyết minh
Nguồn dữ liệu do các cấp cung cấp Đánh giá, phân loại tài liệu
Thiết kế thư mục lưu trữ Các tệp chuẩn cho bản đồ
Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS- RTK
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Thực hiện sử dụng máy toàn đạc điện tử và phần mềm Microstation V8i,Gcadas đo vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính.
- Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học chỉnh lý tờ bản đồ số 90 trên địa xã Xuân Quang ,huyện Bảo Thắng,tỉnh Lào Cai.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: công ty TNHH VietMap.
Thời gian tiến hành: Từ 15/08/2020 đến ngày 15/12/2020
3.3.Hiện trạng sử dụng đất
- Hiện trạng quỹ đất
- Tình hình quản lý đất đai
3.4. Thành lập lưới khống chế đo vẽ 3.4.1. Công tác ngoại nghiệp 3.4.1. Công tác ngoại nghiệp
* Công tác chuẩn bị
- Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ. - Khảo sát thực địa khu đo.
- Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền. * Chôn mốc thông hướng.
* Đo vẽ các yếu tố cơ bản của lưới. - Đo cạnh.
- Đo góc.
3.4.2 Công tác nội nghiệp
* Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính. * Bình sai và vẽ lưới.
3.5.Thành lập bản đồ địa chính cấp xã từ số liệu đo
- Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation V8i và phần mềm Gcadas
- In và lưu trữ bản đồ.
3.6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thu thập số liệu: Tác giả tiến hành tìm kiếm tài liệu về các điểm độ cao hạng III, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, website online từ phòng tài nguyên và môi trường huyện Bảo Thắng.
+ Phương pháp đo đạc: Tiến hành sử dụng máy RTK KOLIDA K9 – T đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GPS với 3 lần lấy giá trị trung bình của kết quả đo.
+ Phương pháp xử lý số liệu:Sau khi đo vẽ lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa và phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường truyền, cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới.
+ Phương pháp bản đồ:Sử dụng phần mềm Microstation V8i và phần mềm Gcadasđể biên tập bản đồ địa chính, tiến hành chút số liệu đo RTK vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên:
4.1.1.1. Vị trí địa lý
- Xã Xuân Quang nằm ở phía Đông huyện Bảo Thắng, chạy dọc theo Quốc Lộ70 và Quốc Lộ 4E,là cầu nối giao thương quan trọng của các tỉnh phía Bắc với tỉnh Văn Nam – Trung Quốc. Xã Xuân Quang cóTổng diện tích tự nhiên của xã năm 2019 là: 5646.813 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 4257.383 ha; chiếm 88.038 % diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 1310.98 ha; chiếm 10.648 % diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng: 78.45 ha; chiếm 1.34 % diện tích tự nhiên.
Như vậy diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm tỷ lệ lớn 88.38 % diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1828,53 ha chiếm 30,612 % diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 3345,17 ha chiếm 56,017 % diện tích tự nhiên; Đất nuôi trồng thủy sản 84.16 ha chiếm 1.41%.
-Xã Xuân Quang giáp;
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Bắc Hà. + Phía Đông Nam giáp huyện Bảo Yên. + Phía Nam giáp xã Trì Quang.
+ Phía Tây Nam giáp thị trấn Phố Lu. + Phía Tây giáp xã Thái Niên.
+ Phía Tây Bắc giáp xã Phong Niên.
(baothang.laocai.gov.vn, 2020.) 4.1.1.2. Địa hình tự nhiên
Xã Xuân Quang nằm trong địa hình đồi núi bao quanh, chủ yếu là núi trung bình và núi cao, địa hình hiểm trở, nhiều các rãnh dốc. Vì vậy không xảy ra các hiện tượng ngập úng.Nước thoát một cách thuận lợi.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Xuân Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có 4 mùa trên một năm, có hai mùa thể hiện rõ rệt nhất trong năm.Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hè, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông.
- Chế độ nhiệt: 22 – 23oC là nhiệt độ trung bình của xã. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 5 oC.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.100 mm đến 1.800 mm. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mưa tập trung chủ yếu, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là vào mùa khô chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%.
4.1.1.4. Thủy văn
Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 140C - 200C trung bình nằm ở vùng thấp từ 220C – 270C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.600mm.
Sương: Sươngmù ở trên toàn tỉnhthường xuất hiện phổ biến,mức độ rất dày có ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.(baothang.laocai.gov.vn, 2020.)
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng dân số xã Xuân Quang huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai là 11899 người sống phân bố trong tổng 19 thôn là: Thôn Xuân Quang 2, Thôn Cóc Mằn, Thôn Cửa Cải, Thôn Nậm Cút, Thôn Nậm Dù, Thôn Cốc Pục, Thôn Na Ó, Thôn Trang Nùng, Thôn Tân Quang, Thôn Làng Lân, Thôn Hang Đá, Thôn Bắc Ngầm, Thôn Hốc Đá, Thôn Gốc Mít, Thôn Làng Gạo, Thôn Làng Bạc, Thôn Làng Bông, Thôn Làng My, Thôn Cốc Lầu. Số dân 11899 người, mật độ dân số đạt 204 người/km2.
4.1.2.2. Giao thông
Hệ thống giao thông: Giao thông xã Xuân Quang khá phát triển đã mở ra được các tuyến đường quan trọng như Quốc Lộ 70, Quốc Lộ 4E.
Hệ thống giao thông đã được nối liền tới các thôn bản, hầu như đã được bê tông hóa hoàn toàn giúp cho cuộc sống người dân đi lại dễ dàng hơn.
4.1.2.3. Kinh tế
Kinh tế: Cuộc sống người dân ở đã được cải thiện rất nhiều nhờ hệ thống giao thông thuận tiện nối liền với các xã, các tỉnh khác. Vì điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi lên ở đây chủ yếu là dựa vào trồng các cây gỗ như; Quế và Mỡ…, thu nhập khá cao đem lại cho người dân cuộc sống ổn định hơn.
4.1.2.4. Y tế - Giáo dục
- Y tế: Đảng và chính quyền địa phương đã quan tâm chú trọng đến sức khỏe người dân đồng bào, trạm y tế xã luôn luôn thường trực.
- Giáo dục: Trên địa bàn xã đã mở ra rất nhiều trường lớp từ mầm non đến tiểu học, trung học giúp cho việc học hành của các con em nhỏ dễ dàng trong việc đi học,tuyên truyền vận động hỗ trợ cho 1 số gia đình khó khăn để con em có thể đến trường học. (laocaitv.vn , 2019)
4.2. Công tác quản lý theo hiện trạng sử dụng đất
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai
- Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã giai đoạn 2015-2020.
- Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý.
-Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật.
4.2.3. Nhận xét về điều hiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.2.3.1 Những thuận lợi
- Trong thời gian thực tập dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của anh chị
cán bộ trong công ty, thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên nhất là thầy giáo
T.S Dương Hồng Việtđã giúp chúng em hoàn thành tốt công việc cũng như
nhiện vụ được giao trong thời gian ngắn ngủi của quá trình thực tập.
- Dưới sự tạo điều kiện thuận lợi từ lãnh đạo địa phương Xã Xuân Quang và người dân trong xã , đã giúp chúng em có thêm sức mạnh, niềm tin để hoàn thiện tốt công việc của mình.
-Trong quá trình thực tập chúng em được tiếp cận với các loại phần mền, máy móc, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn, được tập huấn sử dụng thành thạo. Quá trình đó đã củng cố những kiến thức cho bản thân chúng em, vững vàng hơn, tự tin hơn.
4.2.3.2 Những hạn chế
- Thời tiết đôi khi không ủng hộ khiến máy móc, trang thiết bị ẩm ướt, việc đo đạc cũng bị ảnh hưởng và gián đoạn do phải bảo trì máy.
- Khi đi nhận ranh giới đất, mốc giới thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân không đồng ý vớiranh giới đất và mốc giới thửa đất.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, do còn thiếu sót về kiến thức, kinh nghiện dường như chưa có, luôn làm cho chúng em lúng túng trong xử lý các vấn đề thực tế, và mất nhiều thời gian.
4.3. Công tác xây dựng bản đồ địa chính xã Xuân Quang
4.3.1. Tài liệu phục vụ cho công tác quản lí đất đai và xây dựng bản đồ địa chính
+ Bản đồ địa chính
+ Bản đồ Địa giới hành chính xã Xuân Quang.
- Xã Xuân Quang, được đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số, trên hệ tọa độ VN2000.
- Bản đồ địa chính đo vẽ mới được thành lập lưới khống chế đo vẽ, ở múi chiếu, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 và hệ tọa độ quốc gia hiện hành.
4.4. Thành lập lưới khống chế đo vẽ
4.4.1. Công tác ngoại ngiệp
Khảo sát khu đo
Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo đạc Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính.
Thiết kế sơ bộ lưới khống chế đo vẽ
Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xãXuân Quang. Từ các điểm địa chính trong địa bàn. Lưới khống chế đo vẽ được thống nhất thiết kế như sau:
Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính. Các điểm lưới khống chế đo vẽ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất.
Bảng 2.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính
ST
T Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật
1 Góc ngoặt của đường chuyền ≥ 300 (30 độ)
2 Số các cạnh trong đường chuyền ≤ 15
3
Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao
- Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút - Chu vi vòng khép ≤ 8 km ≤ 5 km ≤ 20 km 4
Chiều dài cạnh đường chuyền - Cạnh dài nhất
- Cạnh ngắn nhất
- Chiều dài trung bình một cạnh
≤ 1.400 m ≥ 200 m 500 - 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây
6
Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép)
n
5
giây
7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] ≤ 1:25000
(Nguồn: Bộ TN & MT 2014)
4.4.2. Công tác nội nghiệp
Khi đã hoàn thành xong công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas để thành lập bản đồ địa chính.
4.4.2.1. Công tác đo RTK GNNS đo động.
Lưới khống chế đo vẽ xã Xuân Quang được đo bằng công nghệ RTK GNNS đo động.
Bộ máy GPS gồm 01 máy tĩnh (BASE) đặt tại điểm gốc ( điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hang IV trong công trình), đã để tọa độ điểm gốc (VN- 2000), thực hiện đặt một hay nhiều máy động ROVER chỗ